Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu 636 hoàn thiện tổ chức chu trình doanh thu trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng và thiết bị công nghệ việt lâm (Trang 47 - 49)

2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là yếu tố cốt lõi quyết định khả năng hoạt động của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, để thực hiện được mục tiêu hoạt động hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần phải thiết kế cơ cấu bộ máy quản lý một cách phù hợp.

Hiểu được tầm quan trong này, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và Thiết bị công nghệ Việt Lâm đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến. Đây là mô hình tổ chức quản lý mà trong đó nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định và giám sát trực tiếp cấp dưới và ngược lại, mỗi cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và phải chịu trách nhiệm trước 1 cấp trên. Mối quan hệ làm việc giữa các thành viên của bộ máy tổ chức được thực hiện trực tuyến, người thực thi chỉ nhận lệnh từ một người phụ trách. Vì vậy, nhà quản trị sẽ trực tiếp ra quyết định với cấp dưới và nhận báo cáo từ phía họ.

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của CTCP Việt Lâm. Mô tả chức năng, đặc điểm của các bộ phận:

của công ty gồm 4 thành viên góp vốn. Trong đó, Tổng giám đốc có cổ phần cao nhất chiếm 62%.

• Tổng giám đốc: Đây là người điều hành bộ máy hoạt động của công ty, được ủy thác là người đại diện hợp pháp. Tổng giám đốc có trách nhiệm quản lý tất cả các bộ phận, phòng ban và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh theo đúng những chiến lược mà Hội đồng quản trị đã nhất trí đề ra.

• Phó tổng giám đốc: Đây là người thực hiện theo dõi, giám sát cách thức thực hiện công tác nghiệp vụ của đơn vị, thực hiện công việc theo sự ủy quyền của cấp trên. Công ty hiện nay có 2 Phó tổng giám đốc làm việc.

• Bộ phận kế toán: Đây là phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện các công việc kế toán theo luật định như: Lập báo cáo tài chính; lập báo cáo thuế; thay mặt công ty làm việc với cơ quan thuế; kế toán ngân hàng; theo dõi tình hình công nợ; thực hiện thanh toán; hạch toán chi phí, xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Cùng với đó là nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các chính sách của công ty.

• Bộ phận kho: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi hàng tồn kho hiện tại của công ty, dự đoán nhu cầu trong tương lai, dựa trên dữ liệu được thống kê để điều chỉnh lượng hàng hóa cần đặt. Đồng thời cần phối hợp với các hãng vận chuyển để việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện một cách tối ưu, đàm phán ở mức giá có lợi nhất cho công ty.

• Bộ phận kinh doanh: Đây là bộ phận thực hiện các kế hoạch kinh doanh và hợp đồng đã được phê duyệt theo đúng nội dung luật pháp Việt Nam. Thực hiện các giao dịch mua bán với các khách hàng và nhà cung cấp.

• Bộ phận nhân sự: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo ứng viên mới, đánh giá hiệu quả, thúc đẩy nhân viên, truyền thông nội bộ những vấn đề liên quan đến an toàn lao động và hơn thế nữa. Ngoài ra, bộ phận nhân sự còn phụ trách chăm lo đời sống công sở cho các nhân viên, đưa ra các quyết định liên quan đến phúc lợi của người lao động.

• Bộ phận kỹ thuật: Đây là bộ phận phụ trách về vấn đề kỹ thuật cho các sản phẩm của công ty.

Nhìn chung, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và Thiết bị công nghệ Việt Lâm có bộ máy quản lý với đầy đủ các phòng ban chuyên môn để thực hiện các

nhiệm vụ riêng biệt. Công ty đã lập riêng một bộ phận kỹ thuật cho thấy công ty đã chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín trên thị trường.

Một phần của tài liệu 636 hoàn thiện tổ chức chu trình doanh thu trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng và thiết bị công nghệ việt lâm (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w