- CP NVLTT: Doanh nghiệp cần theo dõi và hạch toán phần phế liệu dư thừa
như sau:
+ Khi có phế liệu, kế toán tiến hành ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ Nợ TK 152
Có TK 621
+ Sau đó, khi Công ty bán phế liệu thì mới phản ánh số tiền bán phế liệu và các chi phí liên quan
Nợ TK 112 Có TK 711
- CP NCTT: Công ty nên áp dụng hình thức trả lưong theo khối lượng công
việc hoàn thành đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Công thức tính lưong theo khối lượng công việc hoàn thành được tính như sau:
∑ L = D ×∑ DT
Li = ∑ C × K × Ci
∑ Ki × Ci
Trongđó: ∑ L : là tổng lưong phân xưởng trong tháng
∑ DT: là khối lượng công việc hoàn thành trong tháng
Li : là lưong của công nhân i
Ki : là hệ số công lao động của công nhân i
Ci : là số công trong tháng của công nhân i
D : là đon giá tiền lưong trong một kg nguyên liệu chính kết cấu vào
giá thành sản phẩm.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như chấp hành theo đúng chế độ hiện hành, Công ty nên trích trước tiền lưong nghỉ phép cho công nhân. Bên
cạnh đó, Công ty nên chú trọng đến các hình thức thưởng phạt, động viên kịp thời đối với công nhân viên.
- Với các CP sử dụng chung: Kế toán công ty cần quy định với nhân viên kinh
tế của các tổ, các đội nếu HHDV mua ngoài có giá trị trên 100.000 đồng thì phải có hóa đơn. Còn với HHDV có giá trị dưới 100.000 đồng thì phải có giấy biên nhận hoặc hóa đơn bán lẻ có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
- về thiệt hại CPSX: Thiệt hại trong sản xuất là điều không tránh khỏi trong
hoạt động SXKD. Để quản lý chặt chẽ khoản CP này các nhà quản lý phải phát hiện được nguyên nhân chính gây ra thiệt hại trong sản xuất và xác định mức độ thiệt hại để đưa ra các giải pháp khắc phục làm giảm khoản thiệt hại trong sản xuất để tăng lợi nhuận và cần phải tính toán chính xác khoản phí này để hạch toán vào giá thành SP. Hiện nay, khoản chênh lệch giữa thiệt hại thực tế và CP thiệt hại định mức của được trừ vào lợi nhuận của Công ty. Với các khoản thiệt hại do chủ quan của con người, Công ty cần gắn trách nhiệm cho công nhân viên để họ thận trọng hơn trong khi làm việc và nếu làm hỏng sẽ phải bồi thường. Với những thiệt hại do khách quan gây ra Công ty nên có biện pháp khắc phục và tính toán khoản phí này vào giá thành SP.
- Về dự phòng phải trả: Đối với CP bảo hành, công ty phải lập dự phòng trên
TK 352 “Dự phòng phải trả” và phản ánh vào TK 6415 “Chi phí bảo hành” Nợ TK 6415
Có TK 352
- Về tổ chức công tác kế toán: Để thuận lợi cho công tác kế toán thì bộ máy kế
toán nên nhất quán việc kế toán do một nhân viên kế toán sẽ tránh được phiền hà rắc rối. Và thủ quỹ cũng phải là người không nên kiêm nhiệm một công việc nào khác. Điều này sẽ tránh được việc tham ô, biển thủ tiền kết cấu với bộ phận kế toán khác.
Công ty nên trang bị phần mềm kế toán máy cho phòng kế toán để tổ chức một số phần hành kế toán,có thể kể đến Misa - phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao nhưng sẽ tránh được
một số sai sót mà kế toán thủ công không thể tránh khỏi, hiệu quả công việc sẽ cao hơn và nhất quán trong công tác tổ chức hạch toán kế toán.