2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Những dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.
Dữ liệu: Sử dụng báo cáo quyết toán hàng năm của huyện và của các đơn vị, các xã, thị trấn.
Cấp Tên tài liệu Ở đâu
Huyện Báo cáo quyết toán năm 2017, 2018, 2019
Phòng tài chính- Kế hoạch huyện Ngân Sơn Huyện
Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị sử dụng ngân sách
Các đơn vị, phòng ban của huyện Ngân Sơn
Huyện Báo cáo thu-chi từ KBNN Kho bạc nhà nước Ngân Sơn Xã Báo cáo quyết toán năm
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để đánh giá tình hình quản lý cngân sách nhà nước tại huyện Ngân Sơn, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi.
* Mục đích điều tra: Đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước
huyện Ngân Sơn giai đoạn 2017-2019.
* Cỡ mẫu điều tra:
Toàn bộ nhân viên tham gia quản lý ngân sách tại huyện Ngân Sơn - Đối với cán bộ quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm 14 người - Cán bộ kế toán tại 10 xã: Thượng Ân, Đức Vân, Bằng Vân, Vân Tùng, Thượng Quan, Thuần Mang, Nà Phặc, Hiệp Lực, Trung Hòa là 60 người
* Nội dung phiếu điều tra
Nội dung phiếu điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...
- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể liên quan tới thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước của Huyện.
Các câu hỏi trong phiếu điều tra được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ sau:
Điểm 1 2 3 4 5
Ý nghĩa Rất không
đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Từ kết quả phiếu hỏi, tác giả tính điểm trung bình để đánh giá thực trạng nghiên cứu. Gọi X là điểm trung bình (1≤X≤5), công thức tính điểm trung bình như sau:
XTB =Σ Xi*Ki /n Trong đó:
Xi là điểm ở mức độ i
Ki là số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n:là số người tham gia đánh giá
Mức độ đánh giá các câu hỏi trong phiếu điều tra được sử dụng theo thang đo Likert. Được diễn giải cụ thể trong phiếu điều tra theo Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thang đo Likert
Điểm Mức đánh giá Ý nghĩa
1 1,00 - 1,79 Kém
2 1,80 - 2,59 Trung bình
3 2,60 - 3,39 Khá
4 3,40 - 4,19 Tốt
5 4,20 – 5,00 Rất tốt
- Thời gian điều tra: Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020.