2. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Ngân Sơn là huyện có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao chiếm 61,83%, các hộ nghèo chủ yếu là các hộ sống tại khu vực nông thôn, đời sống của người dân khu vực nông thôn đặc biệt là người nghèo còn rất khó khăn, thiếu thốn về các nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống như: nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, dịch vụ tiếp cận thông tin. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, nên vấn đề giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động gặp nhiều khó khăn, nhất là việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Kết cấu hạ tầng các xã và thôn còn nhiều hạn chế, mức độ tiếp cận với các dịch vụ như chất lượng nhà ở, y tế còn nhiều khó khăn
Dân số khoảng 29.269 người với 7.251 hộ dân cư; có 6 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Mông, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 95%.Tổng số người trong tuổi lao động khoảng 19.500 người, chiếm 64% dân số, ngành
nghề và việc làm chính của huyện; hiện tại lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn khoảng 78%; tỷ lệ lao động Công nghiệp - xây dựng chiếm 1,13%; lao động trong khu vực, thương mại - dịch vụ chiếm 14,91%.Thu nhập bình quân đầu người 14,55triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 30%; Trình độ dân trí không đồng đều giữa vùng cao và vùng thấp, địa hình phức tạp chủ yếu là núi đá và đồi; phương thức sản xuất còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và khai thác tiềm năng nông nghiệp của huyện.
Về y tế, đến nay huyện Ngân Sơn có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và 10/10 xã, thị trấn có trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn tốt phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Về giáo dục và đào tạo: Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học, 14 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở, 18 trường mầm non.
Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông
* Những thuận lợi đối với công tác quản lý NSNN
- Kinh tế phát triển, do đó có điều kiện cải thiện nguồn thu ngân sách - Dân trí cao, mọi người dân hiểu được chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thuế đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên thuận lợi trong thu NSNN.
- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan tới lĩnh vực quản lý NS luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và hoàn thiện tăng dần qua các năm cả về số lượng và cả chất lượng.
* Những khó khăn đối với với công tác quản lý NSNN
-Việc quản lý thu NSNN còn gặp khó khăn do tính chất quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, việc kinh doanh buôn bán của các hộ nhỏ lẻ chưa ổn định, nề nếp. Một số hộ buôn bán chưa tự giác, cộng tác với cơ quan thuế trong việc kê
khai kinh doanh đưa vào sổ bộ thuế dẫn đến tình trạng còn thất thu thuế, nhất là ở các làng nghề.
- Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh. Tình trạng cho thuê đất của nhà nước diễn ra trên địa bàn lớn; việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai ở một số dự án không hiệu quả, đất đai bị bỏ trống, nhà ở xây dựng không có người ở gây lãng phí tiền của , thất thu NSNN.
Do yêu cầu phát triển nhanh, mạnh theo hướng văn minh, hiện đại đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi vốn NSNN trên địa bàn còn có hạn.
- Do trình độ của một số cán bộ làm công tác quản lý ngân sách còn hạn chế nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm kế toán của một số kế toán các xã nhiều tuổi đời công tác.
- Địa bàn huyện Ngân Sơn rộng với nhiều dân tộc cùng sinh sống, dẫn đến quá trình truyền đạt hướng dẫn người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ đóng thuế còn nhiều hạn chế.