2.1.2.1. Lịch sử moi quan hệ
Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc vẫn luôn là chủ đề nóng trong hơn 4.000 năm lịch sử phát triển của Việt Nam, cho dù thời đại nào hay chế độ nào, vấn đề này đều mang tính thời sự. Do đặc điểm vị trí địa lý là 2 nước láng giềng, có chung biên giới, có sự gắn bó trong quá trình phát triển lâu dài cũng như trải qua các cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia khiến cho mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội ngày 19/11/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tóm gọn mối quan hệ Việt Trung trong 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Thủ tướng cho biết “đối với Trung Quốc và các nước, chúng ta thực hiện đường lối kiên trì, nhất quán của Đảng và Nhà nước là độc lập tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội nhập hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, thực hiên các cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, vì lợi ích quốc gia dân tộc, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, đóng góp cho hòa bình hữu nghị độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng, mưa nắng bão lũ vẫn là láng giềng, nên chúng ta mong muốn hai nước luôn chân thành hợp tác để gìn giữ hòa bình ổn định, hợp tác cùng
có lợi, cùng thịnh vượng” (Vnexpress).
Năm 1966, khi mối quan hệ Trung Quốc-Liên Xô có những bất đồng, mâu thuẫn,
42
với 2 nước để tranh thủ nhận được sự viện trợ từ cả hai phía để tiến hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon sang thăm Trung Quốc, hai nước ký Tuyên bố
chung Thượng Hải nhằm liên minh chống lại Liên Xô. Việc này đã làm rạn nứt mối quan hệ Việt Trung , khiến Việt Nam xích lại gần Liên Xô. Trong khi, tình hình giữa Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc ở phía nam vẫn còn nhiều căng thẳng do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời tìm cách đồng hóa người Hoa ở đây với quy mô lớn và bất đồng quan điểm giữa 2 quốc gia trong cách thức kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Trung Quốc muốn Việt Nam thực hiến chiến tranh du kích nhỏ lẻ trong khi Việt Nam muốn tổng tiến công để sớm thống nhất đất nứơc, thì cuộc chiến Hoàng Sa nổ ra 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm đảo Hoàng Sa từ lực lượng Hải quân Việt Nam. Hành đông này của Trung Quốc bị nhiều
ngừơi Việt Nam xem là hành động xâm lăng và cho đến bây giờ vẫn là khúc mắc lớn trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công và giành thắng lợi vẻ vang tại miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước. Mối quan hệ hai nước Việt Trung càng gia tăng căng thẳng, một mặt do Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết trong khi mối quan hệ Liên Xô - Trung Quốc vẫn không ngừng leo thang những mâu thuẫn. Mặt khác,
do quân đội Việt Nam lật đổ chính quyền Khmer Đỏ của Campuchia đang được Trung Quốc trợ giúp toàn diện và tiến hành quấy phá biên giới phía nam Việt Nam khiến Trung
Quốc càng thù địch Việt Nam hơn.
Cao trào của mâu thuẫn trong mối quan hệ Việt Trung là khi Trung Quốc tiến quân đánh Việt Nam trên toàn tuyến biên giới 2 quốc gia ngày 17/2. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh bùng nổ. Thứ nhất, do căng thẳng kéo dài giữa 2 quốc gia gây thiệt hại lớn về kinh tế. Thứ hai, Trung Quốc muốn buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, lúc bấy giờ hiện đang là đồng minh của Trung Quốc. Thứ 3, Trung Quốc muốn chứng minh cho Việt Nam thấy rằng khi có chiến tranh Liên Xô cũng sẽ không trực tiếp tham chiến để bảo vệ đồng minh - Việt Nam nhằm chia rẽ mối quan hệ Việt-
43
chiến kéo dài gần 1 tháng, đến 16/3, sau khi Trung Quốc đã chiếm được Cao Bằng, Lạng
Sơn, Lào Cai và một số thị trấn vùng biên giới nhưng vẫn thất bại trong việc buộc quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia.
Năm 1988, là năm xảy ra sự kiện đẫm máu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa Việt Nam được gọi là sự kiện “CQ-88” (Chủ quyền - 88) gây ra nhiều thiệt hại về người và kinh tế cho cả 2 bên. Hải Quân Việt Nam bị mất 3 tàu vận tải, 64 thủy binh thiệt mạng, về phía Trung Quốc cũng thương vong 24 thủy binh.
Đến 1989 khi quân Việt Nam rút khỏi Campuchia, mối quan hệ Việt Trung mới được xoa dịu hơn tạo cơ sở cho Hội nghị Thành Đô diễn ra vào ngày 3,4/9/1990, hai bên ký kết “Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước”. Đến 7/11/1991, “Hiệp định thương mại Trung - Việt” và “Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước” được ký thành công tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bac Kinh.
Những năm đầu thế kỉ 21, sau khi bình thường hóa quan hệ, quan hệ Việt Trung ngày càng phát triển trên hầu hết các lĩnh vực nhất là kinh tế và chính trị mặc dù vẫn còn có những tranh chấp trên khu vực biển đông (vấn đề phân chia biên giới trên biển - đường lưỡi bò, và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng liên tục từ mức hơn 30 triệu USD năm 1991 lên tới 93,8 tỷ USD năm 2017 (tăng gấp hơn 3000 lần). Hiện tại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu số 1 sang Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 84,02 tỷ USD năm 2018 (Trademap) chiếm gần 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với các mặt hàng chủ yếu gồm: máy móc thiết bị, sản phẩm từ hóa chất, thiết bị vận tải, linh kiện điện tử, điện thoại, sắt và thép, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, phụ kiện ngành dệt may, da giày, phân bón, vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng; và là quốc
gia đứng đầu về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam với kim ngạch 64,09 tỷ USD (Trademap) với các mặt hàng chủ yếu như dầu thô, than đá và một số mặt hàng nông sản nhiệt đới. Thời gian này, 2 nứơc đã tiến hành ký kết 2 hiệp định: “Hiệp định Biên giới trên bộ Việt Trung”, “Hiệp định phân định Vịnh Bac Bộ”.
Thương mại song phương liên tục phát triển nhưng cũng đi cùng với mất cân bằng trong cán cân thương mại. Việt Nam vẫn đang nỗ lực trong gia tăng xuất khẩu
44
sự thay đổi lớn do các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam chưa đủ sức để cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Sau tất cả, Trung Quốc vẫn luôn là bạn lớn và lâu năm của Việt Nam do lợi thế về khoảng vị trí địa lý và đặc điểm của thị trường Trung Quốc cung cấp đa dạng các loại
sản phẩm với nhiều mẫu mã chủng loại, giá cả lại có phần “mềm” hơn giá hàng hóa giống hết hoặc tương tự nhập khẩu, thậm chí rẻ hơn giá của sản phẩm nội địa do đó các mặt hàng Trung Quốc ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng tại thị trường hơn 97 triệu người. Đây cũng là thị trường có dân số lớn nhất trên thế giới, là thị trường tiêu
thụ lớn do đó Việt Nam nên chú trọng hơn về tăng cường hợp tác thương mại giữa 2 nước. Mối quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng được củng cố và phát triển mang lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên.
2.1.2.2. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Trung Hoa
Các Hiệp định được ký kết nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và thúc đẩy hợp tác thương mại giữa 2 nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, có dựa vào đặc điểm và tình hình phát triển của mỗi nước.
a, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Hoa - Ngày ký kết: 07/11/1991
- Nơi ký kết: Điếu Ngư Đài, Bac Kinh
- Thời hạn hiệu lực: 3 năm kể từ ngày ký kết. Trong vòng 3 tháng trứơc khi hết hiệu lực nếu không bên nào đề nghị chấm dứt bằng văn bản thì hiệu lực của
Hiệp định
sẽ được tự động kéo dài thêm 1 năm và sẽ tiếp tục được gia hạn theo thể thức này.
Hiệp định quy định cụ thể về quan hệ thương mại Việt Trung qua 11 Điều, trong đó: “Hai Bên ký kết căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mỗi nước tích cực thúc đẩy sự phát triển lâu dài, liên tục và ổn định của quan hệ thương mại hai nước Việt - Trung” (Điều 1), “Hai Bên dành cho nhau đãi ngộ tối huệ quốc trong việc đánh thuế hải quan hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu, cũng như trong việc giải quyết các thủ tục quy chế về quản lý hải quan; đãi ngộ này không liên quan tới các ưu đãi và lợi ích mà mỗi nước đã và sẽ dành cho các đối tượng thương mại đặc thù của mình” (Điều 2), “Thương mại giữa hai nước tiến hành trên cơ sở các hợp đồng ký kết giữa các công ty ngoại thương
45
cho nhau trong các hoạt động xúc tiến mậu dịch như hội chợ thương mại, triển lãm thương mại, v.v... mà các cơ quan hữu quan của nước kia tổ chức tại nước mình” (Điều 7),.
b, Hiệp định Việt Nam Trung Hoa về quá cảnh hàng hóa - Ngày ký kết: 09/04/1994
- Nơi ký kết: Hà Nội
- Thời hạn hiệu lực: 3 năm kể từ ngày ký kết. Trong vòng 3 tháng trứơc khi Hiệp định hết hiệu lực nếu không bên nào đề nghị chấm dứt Hiệp định bằng văn bản
thì hiệu
lực của nó sẽ được tự động kéo dài thêm 1 năm và sẽ tiếp tục được gia hạn theo
thể thức
này (Điều 11).
Hiệp định quy định “Chính phủ Cộng hoà XHCN nhân dân Việt Nam đồng ý cho
hàng hoá của cộng hoà nhân dân Trung Hoa gửi đi nước thứ 3 và hàng hoá của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa đưa về từ nước thứ 3 qua lãnh thổ Cộng hòa XHCN Việt Nam. Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đồng ý cho hàng hoá của Cộng hoà XHCN Việt Nam gửi đi nước thứ 3 và hàng hoá của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đưa về từ nước thứ 3 qua lãnh thổ cộng hoà nhân dân Trung Hoa” (Điều 1), “Hai bên ký
kết cho phép hàng hoá được qua cảnh lãnh thổ của nước mình trừ nhưng hàng hoá cấm nhập khẩu, hàng hoá cấm xuất khẩu theo quy định của từng nước” (Điều 2). Bên cạnh đó, việc qúa cảnh hàng hóa phải tuân thủ một số quy định như: Việc quá cảnh phải được
sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền nước quá cảnh hàng hóa, tuân thủ những quy định về pháp luật hải quan, số lượng hàng hóa vào đúng bằng số lựơng hàng hóa ra (để tránh việc hàng hóa được đưa vào tiêu thụ trong nội địa vì hàng quá cảnh không bị đánh
thuế nhập khẩu), hàng quá cảnh phải được vận chuyển theo đúng tuyến đường, đúng cửa khẩu và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan,...
46
Hiệp định đựơc ký kết nhằm đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng
hai quốc gia, đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, mục đích cuối cùng là thúc đẩy hợp tác thương mại song phương nhằm mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
“Hai bên ký kết uỷ quyền cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu Nhà nước Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chịu trách nhiệm tổ chức, điều phối, giám sát việc thi hành Hiệp định” (Điều 2).
Hiệp định cũng quy định rõ, khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 2 nước tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thì chỉ những mặt hàng có giấy chứng nhận chất lượng hoặc tem dấu kiểm nghiệm do cơ quan có thẩm quyền cấp thì mới được phép
xuất/nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, uy tín, thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó còn có quy định về việc giữ bí mật về thông tin thu nhận được đối với các cơ quan kiểm tra, cơ quan giám định, phòng thử nghiệm.
d, Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Ngày ký kết: 19/10/1998
- Nơi ký kết: Bắc Kinh
- Thời hạn hiệu lực: Hiệp định có hiệu lực 3 năm kể từ ngày ký kết. Trong vòng 3 tháng trước khi Hiệp định kết thúc nếu không bên nào thông báo cho bên kia
bằng văn
bản về việc kết thúc của hiệp định thì nó sẽ được tự động được tự động gia hạn
thêm 3
năm.
Nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước và gia tăng thương mại vùng biên giới, 2 nước đã tiến hành ký kết hiệp định trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Hiệp định thông qua 13 Điều gồm một số nội dung như “Mua bán hàng hóa ở vùng biên giới nêu trong Hiệp định này là hoạt động mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ở vùng biên giới theo quy định của mỗi bên và của cư dân biên giới, thông qua các cửa khẩu biên giới trên bộ, chợ biên giới được hai bên thỏa
thuận nhất trí mở tại sáu tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu của Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc” (Điều 1),
47
ích người tiêu dùng, bảo hộ sản xuất, chống hàng giả, hàng kém phẩm chất, đồng thời giao quyền cho các tổ chức giám định hàng hóa của mỗi bên tiến hành giám định chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong mua bán ở vùng biên giới và cấp giấy chứng nhận
giám định hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng mua bán của hai bên” (Điều 6). Hiệp định cũng quy định về việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản, theo đó nếu
1 bên muốn sửa đổi thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia và thời gian để quốc gia đối tác chấp nhận sửa đổi là trong vòng 3 tháng, và phải trả lời bằng văn bản. Sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 2 bên quy định.
e, Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung - Ngày ký kết: 12/09/2016
- Nơi ký kết: Bắc Kinh
- Thời hạn hiệu lực: 3 năm kể từ ngày ký kết. Trong vòng 3 tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực nếu không bên nào đề nghị chấm dứt bằng văn bản thì hiệu lực
của nó
sẽ được tự động kéo dài thêm 03 năm và sẽ được gia hạn theo quy định này. Trong
trường hợp Hiệp định đã kết thúc thì các điều khoản đã thỏa thuận vẫn sẽ có
hiệu lực
đến khi hoàn thiện các điều khoản đó.
Thông qua Hiệp định, 2 bên đã thỏa thuận 16 điều về hoạt động thương mại của các doanh nghiệp, thương nhân và cư dân biên giới được tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vựa biên giới 2 nước và theo quy định của pháp luật mỗi bên quy định, “Hai
Bên ký kết đồng ý hoạt động thương mại biên giới do các cơ quan biên phòng, hải quan,
kiểm nghiệm kiểm dịch, giao thông vận tải, thương mại và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật mỗi nước quản lý hiệu quả theo chuyên ngành, cùng duy trì trật tự thương mại biên giới lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi và phát triển bền vững” (Khoản
1, Điều 4), “Khu (điểm) chợ biên giới được thiết lập theo thỏa thuận của chính quyền