- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh xuất khẩu.
- Doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu, nắm bắt các thông tin về các thị trường nhập khẩu, danh mục hàng hóa bị áp thuế bởi hai quốc gia để có thể tranh thủ tận dụng
được những lỗ trống trong thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc, tận dụng tối đa những
cơ hội gia tăng thị phần xuất khẩu của mình.
- Đầu tư công nghệ: Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc công
nghệ, quy trình sản xuất, chủ động trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị máy móc công
suất lớn, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp hóa quá trình
vận hành và giao thương để đáp ứng những đơn hàng lớn hơn từ phía Mỹ hoặc Trung
Quốc khi chuyển hướng đầu tư hoặc chuyển đơn đặt hàng sang Việt Nam. Đẩy mạnh
hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ
cao nhằm theo kịp với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0. Trong thời đại cách mạng
công nghệ để có thể trụ vững hay mở rộng thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp Việt
cần hiểu rõ và nắm bắt những xu hướng tưng lai. Công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp Việt
Nam kết nối với khoa học công nghệ mới vô cùng nhanh chóng. Những việc làm này
cần được tiến hành một cách khẩn trương và hiệu quả trong bối cảnh doanh nghiệp các
73
- Năng suất lao động của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực còn chưa cao. Theo Tổng cục thống kê năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7%
của Singapore, 17,6% của Malaysia, 36,5% của Thái Lan, 42,3% của Indonesia, 56,7%
của Philipines và 87,4% của Lào. Do dó, các doanh nghiệp cần có những biện pháp, kế
hoạch cụ thể, đào tạo chất lượng lao động, cải thiện quá trình kiểm soát để thúc đẩy sản
xuất, nâng cao năng suất lao động, gia tăng sức cạnh tranh vói các đối thủ trong khu vực, nhằm đáp ứng được những đơn hàng lớn từ đối tác Hoa Kỳ
- Trong Báo cáo về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trên “Vietnamfinance.vn” đã đưa ra, trong một số ngành xuất khẩu, nguồn
cung nguyên liệu nội địa mới chỉ đáp ứng được khoảng 10-20% nhu cầu sản xuất của
các doanh nghiệp và với ngành công nghiệp phụ trợ vẫn còn nhiều hạn chế: 1.800 doanh
nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện nhưng chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia
được vào mạng lưới cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia. Để phát triển xuất
khẩu, sự
phát triển trong nguồn cung là vô cùng quan trọng, tạo bước đệm, nền tảng để hàng hóa
Việt bước một chân vào thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm linh
phụ kiện cần nâng cao chất lượng, thỏa mãn các tiêu chuẩn kĩ thuật trong nước và quốc
tế nhằm đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ trong xuất khẩu.
- Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cạnh tranh thương hiệu, chủ động lập ra các kế hoạch phòng ngừa rủi ro.
74
KẾT LUẬN
Đề tài đã đưa ra, phân tích, đánh giá mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia, các hiệp định thương mại được ký kết, nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến và các tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với 2 quốc gia, với kinh tế thế giới cũng như với nền kinh tế Việt Nam theo một số ngành hàng chủ yếu.
Xung đột thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc nổ ra tạo ra những biến động lớn với nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể là Việt Nam với vị thế là một nước đang phát triển, kinh tế là yếu tố mũi nhọn được chú trọng. Cùng với những diễn biến của cuộc chiến, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu Việt Nam cần nắm rõ tình hình, xây dựng kế hoạch, chiến lược nhằm tận dụng những cơ hội để tăng cường xuất khẩu, gia tăng thị phần, dự trữ ngoại hối của quốc gia, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI một cách hiệu quả để tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân. Bên cạnh đó, phải chủ động xây dựng những chính sách, phương án đối phó với việc hàng Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt vào trường nội địa, đội lốt hàng Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, nếu với mức dộ lớn có thể dẫn đến việc hàng hóa Việt xuất sang Hoa Kỳ cũng sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao như hàng xuất xứ Trung Quốc như một sự trừng phạt thương mại.
Đây là một đề tài rộng và hàm chứa nhiều vấn đề phức tạp, vì vậy khóa luận sẽ không tránh khỏi một số hạn chế trong nghiên cứu như chưa có nhiều nghiên cứu định lượng trong quá trình phân tích, đánh giá những tác động của xung đột thương mại với nền kinh tế thế giới cũng như với Việt Nam, chưa bao quát được hoàn toàn những ảnh hưởng của cuộc chiến với từng ngành hàng xuất khẩu.
Cuối cùng, tác giả xin một lần nữa gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô, đặc biệt là giảng viên TS. Bùi Thị Hằng Phương vì những hướng dẫn, góp ý hết sức quý báu trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
Vũ Diệp (2018), “Đồng nhân dân tệ giảm giá đang khiến Mỹ lo lang”, VnEconomy.
Trần Thị Quỳnh Hoa, “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những tác động”, Trung tâm WTO.
Khải Huyền (2018), “Nông sản Việt “lo sốt vó” trước cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ”, Dân Việt.
Nguyên Nga (2018), “Tránh bị tổn thương từ cuộc chiến thương mại”, Thanh Niên.
Lạc Phong (2018), “Thận trọng với hàng hóa đội lốt made in Việt Nam”, Sài Gòn Giải Phóng.
Lê Quốc Phương (2018), “Chiến tranh thương mại Mỹ Trung, nguyên nhân và phương thức các nước áp dụng”, Tạp chí tài chính.
Trần Trọng Tân (2010), “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, Tạp chí mặt trận, (số 86).
Trần Văn Thọ (2015), “Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển”, Tạp chỉ thời đại, (số 33).
Hoàng Kim Thu, Đào Hoàng Tuấn (2018), “Việt Nam trong vòng xoáy chiến tranh thương mại Mỹ Trung”, Nghiên cứu kinh tế, Tr.74- 85.
Bảo Vy (2018), “Chiến tranh thương mại lan rộng, mặt hàng nào sang Mỹ có thể là đối tượng bị gia tăng rào cản?”, Bảo mới.
Tổng cục thống kê, 28/12/2018
Vnexpress, Thủ tướng: “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là vừa hợp tác vừa đấu tranh” Trung tâm WTO, “Hiệp Định Về Quan Hệ Thương Mại Giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ”
B. Tiếng Anh
Chuin-Wei Yap, Scott Patterson and Bob Tita, “U.S. Accuses Chinese Firms of Rerouting Goods to Disguise Their Origin”, Wall Street Journal, 10 April 2018
Chuin-Wei Yap, Scott Patterson and Bob Tita, “U.S. Accuses Chinese Firms of Rerouting Goods to Disguise Their Origin”, Wall Street Journal, 10 April 2018
Daniel Ten Kate, John Boudreau, and Nguyen Dieu Tu Uyen, “Vietnam's Communist Free Traders See Positives in Trump Tariffs”, Bloomberg, 12 September 2018
76
McBride, J. (2017). “The US Trade Deficit: How Much Does it Mat-ter?” Council on Foreign Relations, 17 October
Steven Lee Myers, “Why China is Confident it Can Beat Trump in a Trade War”, The New York Times, April 5, 2018
C. Website https://www.gso.gov.vn http://www.sggp.org.vn http://mattran.org.vn https://danso.org/viet-nam http://www.trungtamwto.vn https://thanhnien.vn https://www.bloomberg.com https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/ https://www.cfr.org https://www.trademap.org
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc với Việt Nam GĐ 2009-2018
Years
Viet Nam
Nguồn: Trademap truy cập T4/2019
Phụ lục 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ GĐ 2009 - 2018 tăng trưởng liên tục (Đv: Nghìn USD)
Nguồn: Trademap truy cập T4/2019
Phụ lục 3: Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2018
Ex po rte d val ue, US D tho us an d
UnitedStatesofAmenca Japan HongKonglChina Germany UnitedArabEmirates
Countries
I I Exported value in 2017, USD thousand