Hàng tiêu dùng và nông sản

Một phần của tài liệu 084 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 77)

Việt Nam được biết đến là quốc gia có ngành may mặc phát triển mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng may mặc năm 2017 lên đến 42,32 tỷ USD trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam lên đến 17,92 tỷ USD chiếm 42,34%.

Biểu đồ 2.1: Top 5 quốc gia nhập khẩu sản phẩm May mặc từ Việt Nam giai đoạn 2013-2017

Nguồn: Trademap truy cập T4/2019

Ngành dệt may và da giày được dự báo là được hưởng lợi nhiều nhất từ ảnh hưởng của xung đột thương mại Mỹ Trung do hai yếu tố: thứ nhất, khi đồng NDT bị mất giá sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn tương đối, giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, da giày Việt Nam nhập khẩu được nguồn nguyên vật liệu giá rẻ; thứ hai, khi Hoa Kỳ đánh thuế cao vào các mặt hàng dệt may, da giày từ Trung Quốc

sẽ khiến mặt hàng này mất đi lợi thế cạnh tranh tại thị trường nội địa Mỹ với hàng hóa tương tự nhập khẩu từ các quốc gia khác do giá nhập khẩu tăng, nếu chất lượng hàng hóa là tương đồng, người tiêu dùng đương nhiên sẽ lựa chọn những sản phẩm có giá cả thấp hơn dù ít hay nhiều từ đó làm gia tăng lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu; thứ ba, do đây là mặt hàng xuất khẩu có truyền thống của Việt Nam. Tuy

61

nhiên, vấn đề này cũng đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, gia tăng năng suất lao động nhằm đáp ứng các đơn hàng lớn từ thị trường Hoa Kỳ.

Với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, năm 2017 Việt nam xuất khẩu 2,46 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ chiếm 0,16 tỷ USD trong khi đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Trung Quốc lên tới 14,89 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu thu được từ thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc là thị trường Hoa Kỳ đạt 3,89 tỷ USD. Khi thuế nhập khẩu vào thị trường này gia tăng, các nhà sản xuất sẽ tìm đến những quốc gia thay thế để sản xuất hàng hóa mở ra cơ hội nhận thêm được các đơn hàng hoặc thiết lập các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại đây.

Một rủi ro khác đối với Việt Nam là hàng tiêu dùng và nông sản của Hoa Kỳ và Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại sẽ đổ vào Việt Nam để thay thế. Một ví dụ là thịt lợn Mỹ, với việc Trung Quốc áp thuế bổ sung 25%, mức thuế đánh vào thịt lợn Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên 71%. Với mức thuế cao như vậy, rất khó để thịt lợn Mỹ có thể tăng thị phần tại Trung Quốc và Việt Nam trở thành một sự thay thế ấp dẫn cho các sản phẩm này. Giá thịt lợn tại Việt Nam vào khoảng 48.000 đến 50.000 đồng/kg, trong khi giá thịt lợn Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam chỉ hơn 1,5 USD/kg, tương đương chỉ khoảng 35.000 đồng mỗi kg. Do đó, thịt lợn Mỹ sẽ có lợi thế so sánh lớn về giá trên thị trường nội địa Việt Nam. Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia súc ở khu vực Đông Nam Bộ, cho biết “thịt Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng gần 50% trong nửa đầu năm 2018” (Khải Huyền, 2018). Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu hướng ưa thích thịt tươi sống hơn thịt nhập khẩu đông lạnh. Bên cạnh đó, khi nhập khẩu thịt lợn từ Hoa Kỳ giảm, Trung Quốc sẽ tìm đến các nhà cung ứng khác, tuy nhiên Việt Nam hiện chưa xuất khẩu chính ngạch được mặt hàng thịt lợn sang Trung Quốc do đó sẽ không có tác động lớn, khó được hưởng lợi trong gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Kịch bản tương tự có thể xảy ra với các sản phẩm nông nghiệp khác của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Khi bị đánh thuế nhập khẩu cao các nhà xuất khẩu trái cây của Mỹ có thể cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm. Các mặt hàng trái cây nhập khẩu có ưu thế về mặt chất lượng, sạch, ít các chất bảo quản, các loại thuốc nên thường có mức giá khá cao trong khi tại Việt Nam các sản phẩm trái cây được

62

cung cấp rất nhiều và đa dạng. Do đó trái cây nhập khẩu chỉ chủ yếu phục vụ cho một số phân khúc khách hàng cụ thể.

Với mặt hàng bông, năm 2018, Việt Nam nhập khẩu hơn 5,09 tỷ USD bông trong đó hai thị trường xuất khẩu bông vào Việt Nam lớn nhất là Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu 2,01 tỷ USD và Mỹ với 1,19 tỷ USD chiếm gần 2/3 tổng kim ngạch nhập khẩu bông vào Việt Nam. Khi thuế suất 2 bên đánh vào bông nhâp khẩu tăng cao nhiều khả năng Hoa Kỳ sẽ lựa chọn Việt Nam là “điểm trung chuyển, xuất khẩu bông vào Việt Nam rồi từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhằm tránh thuế.

Một phần của tài liệu 084 chiến tranh thương mại hoa kỳ trung quốc cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w