3.2.1.1. Giải pháp vĩ mô
- Tích cự tham gia vào quy trình tự do thương mại toàn cầu, tham gia ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế để mở rộng quan hệ thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế
thông qua 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thương mại: Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại song phương, đa phương cũng như những cam kết trog
69
đã có nhũng sự thay đổi nhất định kể từ sau khi tham gia ký kết các hiệp định, cam kết, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng. Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thông qua việc học hỏi từ các quốc gia đối tác là vô cùng quan trọng trong thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là công việc vô cùng lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều ban ngành, lĩnh vực, đòi hỏi có sự đoàn kết, thống nhất, hợp tác cao. Bên cạnh việc hoàn thiện, hệ thống pháp luật cần được công khai, minh bạch hóa để thuận lợi cho các đối tượng trong việc sử dụng, tránh việc các luật “bất thành văn” gây can trở cho các nhà đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Với chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách ngoại hối, cần dần dần từng bước nới lỏng kiểm soát giúp cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chủ động và dễ dàng hơn.
về chính sách tiền tệ - tỷ giá: khi trị giá của đồng tiền hai nước là đồng Đôla Mỹ và Nhân dân tệ đang có những biến động mạnh mẽ theo hướng ngước nhau, chính phủ Việt Nam cần có sự lựa chọn đúng đắn về giữ sự ổn định cho đồng tiền, đưa ra các biện pháp về giá và chính sách thuế quan phù hợp với từng ngành hàng, tạo môi trường ổn định. Ôn định tỷ giá VNĐ là cần thiết, việc giảm giá đồng Việt Nam đồng nếu có nên chỉ ở mức độ thấp để có thể giảm tình trạng hàng hóa Trung Quốc được xuất khẩu ồ ạt sang Việt Nam do dư thừa và giảm sức ép cho các doanh nghiệp xuất khẩu do giá hàng hóa Việt Nam trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng hóa các nước.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau nhằm tư vấn, tháo gỡ những khó khăn hay giải quyết các tranh chấp xảy ra nhằm giảm thiểu những chi phí
phát sinh, những thiệt hại về uy tín và mối quan hệ hợp tác cho doanh nghiệp đôi bên.
- Tăng cường đầu tư đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam là quốc gia có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, việc phát triển nguồn lao
động sẽ
tạo điều kiện trực tiếp trong nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, gia tăng năng suất
lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Song song với đó cần kiên quyết đào thải những những cán bộ yếu kém, không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ. Trong quá
70
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới để đa dạng hóa danh mục sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiềm năng xuất
khẩu.
3.2.1.2. Giải pháp vi mô
- Theo sát diễn biến của cuộc chiến, xây dựng các kịch bản để chủ động đối phó với những nguy cơ và đón đầu những cơ hội. Để tận dụng được những cơ hội từ cuộc
chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc chính phủ nên khuyến cáo đến các doanh nghiệp để tìm hiểu kĩ lưỡng về thị trường Hoa Kỳ- nhu cầu, thị hiếu, văn hóa tiêu dùng
cũng như những quy định, tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu,... đặc biệt là về những hàng hóa trong danh mục đánh thuế của Hoa Kỳ với hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc để đa dạng hóa danh mục sản phẩm xuất khẩu tới thị trường này, đồng thời năm
bắt được những sản phẩm Trung Quốc có nguy cơ đẩy sang thị trường Việt Nam do “dư
thừa” để có những biện pháp, chính sách kiểm soát kịp thời, chủ động.
- Lựa chọn sản phẩm xuất khẩu phù hợp: Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu lên tới hơn 2.600 tỷ USD năm 2018 nên các nước trên thế giới
đều muốn tận dụng cơ hội này, thế chân các mặt hàng Trung Quốc tại Mỹ. Điều này tạo
ra sức ép cạnh tranh và những khó khăn vô cùng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam do quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ mới chỉ phát triển sâu sắc từ năm
2001. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt cần biết lựa chọn thị trường “ngách” để xuất khẩu do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt rất khó để có thể đối đầu trực diện với các doanh nghiệp rất mạnh trên thế giới.
- Việt Nam được biết đến là quốc gia gia công mặt hàng dệt may nhiều hơn là sản xuất mặt hàng này. Các doanh nghiệp Trung Quốc có thể đẩy các hợp đồng gia
71
gốc sản phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng nông - lâm - thủy sản. Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về những rào cản có thể gặp phải khi gia nhập thị trường Hoa Kỳ như từ ngày 1/1/2018, Hoa Kỳ sẽ áp dụng “Chương trình giám sát hải sản nhập khẩu” (SIMP), “Chống lại các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp” (IUU) và gian lận hải sản vào quốc gia này.
- Để giúp các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh với thực phẩm và nông sản xuất khẩu của Trung Quốc và Hoa Kỳ, chính phủ Việt Nam cần phải chủ động hơn trong việc
giúp các công ty trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn và
quảng bá thương hiệu chất lượng cao của Việt Nam, định hướng cho các doanh nghiệp
về mở rộng thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại nhất là với các nước Việt
Nam đã
ký kết Hiệp định thương mại tự do, đưa ra các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm
với hàng sản xuất nội địa khắt khe hơn để gia tăng tính cạnh tranh với hàng hóa nhập
khẩu.
- Đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với các dự án FDI, ngăn chặn các dự án có nguy cơ gây hại đến môi trường, nâng cao công tác giám sát, điều tra, xử lý nghiêm các
sai phạm vì ô nhiễm môi trường là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết, tác động trực
tiếp đến cuộc sống con người và có thể làm người dân có cái nhìn không thiện cảm đối
với các dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Trung Quốc.
- Trong ngắn hạn, để hạn chế việc hàng hóa Trung Quốc gán nhãn thành các sản phẩm của Việt Nam, Bộ Công thương phải nâng cao việc chủ động rà soát, kiểm tra thật
kỹ để phát hiện ra những hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, đặc biệt là những hàng
72