Đánh giá hoạt động của các công ty tài chính

Một phần của tài liệu 642 hoạt động của công ty tài chính tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 55)

a) Thành tựu

* Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của công ty tài chính hiện nay đang rất khó khăn nhưng

cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Cụ thể là đối với việc phát hành chứng chỉ

tiền gửi, các công ty tài chính vừa có thể huy động được vốn một cách an toàn và linh hoạt, giúp tăng nguồn cung và gia tăng tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp, từ đó giúp việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trên thị trường sơ cấp của công ty tài chính thuận

lợi và hiệu quả hơn.

Mặc dù mới được cho phép phát hành chứng chỉ tiền gửi trong 5 năm trở lại đây,

các công ty tài chính đã huy động được nguồn vốn đáng kể. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguồn vốn của công ty tài chính đã tăng lên đến 23 nghìn tỷ đồng nhờ vào hoạt động phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nửa đầu năm 2018. Việc nguồn vốn dồi dào giúp các công ty tài chính ít bị chịu ảnh

hiệu quả hơn cho các thành viên trong Tập đoàn và mở rộng, phục vụ tổ chức, cá nhân khác. Nhìn chung, mặc dù thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đang từng bước phát triển, không thể phủ nhận rằng nhờ các công ty tài chính mà thị trường cho vay tiêu

dùng trở nên sôi động hơn rất nhiều. Cụ thể là mức tăng trưởng bình quân của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong 7 năm qua đạt xấp xỉ 20%/năm; dư nợ cho vay tiêu dùng hiện đạt khoảng 6% GDP và theo dự kiến, năm 2020 con số này sẽ tăng lên đến 10%.

Thứ nhất phải kể đến đó chính là nhờ sự phát triển của các công ty tài chính, tổng

dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng lên một cách đáng kể và nhanh chóng. Nhờ những đặc

tính ưu việt của các sản phẩm mà các công ty tài chính cung cấp, khách hàng đã tìm đến

những khoản vay tiêu dùng nhiều hơn. Việc này không chỉ giúp người dân hiểu rõ hơn về dịch vụ tài chính cá nhân, giúp khách hàng nhận thức về các khoản vay, mà đồng thời

còn đẩy lùi tín dụng phi chính thức (hay còn gọi là tín dụng đen) - nguyên nhân dẫn đến

mất trật tự và an sinh xã hội, một vấn nạn nhức nhối mà Ngân hàng Nhà nước muốn đầy

lùi.

Thứ hai, nhờ hoạt động cho vay tiêu dùng đa dạng của các công ty tài chính sẽ

góp phần làm gia tăng chi tiêu và mua sắm cho người dân, từ đó kích thích sản xuất,

đặt các nhà sản xuất vào một môi trường đầy cạnh tranh, từ đó giúp thúc đẩy cả nền kinh tế cùng phát triển. Điển hình như trên thị trường hiện nay, để thu hút và tiếp cận

được nhiều khách hàng hơn, các công ty tài chính đã tích cực hợp tác các nhãn hàng đồ thiết bị gia dụng cũng như các hãng bán đồ công nghệ, cùng đưa ra những chính sách lãi suất 0%, không chỉ giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng mà còn kích thu nhu cầu mua sắm, từ đó thúc đẩy sức mua của khách hàng tăng nhanh và phát triển nền kinh tế nói chung.

b) Hạn chế

các chứng chỉ tiền gửi tăng lên đáng kể trong khi cầu thị trường thì không thay đổi, dẫn đến kém hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của công ty tài chính.

Thêm vào đó, các công ty tài chính tìm đến các nguồn vốn nước ngoài với chi

phí cao cũng là một hạn chế. Hiện nay, nhu cầu vốn tăng khiến các công ty tài chính

không thể phụ thuộc quá nhiều vào kênh phát hành chứng chỉ tiền gửi, mà còn cần đến những nguồn vốn nước ngoài với chi phí đắt đỏ như chi phí hoán đổi tiền tệ, phòng ngừa

rủi ro tỷ giá, dẫn đến chi phí đầu vào của công ty tài chính tăng lên đáng kể, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.

* Hoạt động sử dụng vốn - cho vay tiêu dùng

Bên cạnh những ưu điểm mà dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính

đem lại, song hoạt động này cũng tồn tại rất nhiều hạn chế.

Thứ nhất, lãi suất cao là hạn chế lớn nhất và cũng là trở ngại lớn nhất đối với

khách hàng. Không thể phủ nhận rằng với các sản phẩm dịch vụ cho vay không cần tài sản đảm bảo, thời hạn giải ngân nhanh và thủ tục không rườm rà đều là nhưng điểm cộng lớn. Nhưng cũng chính vì thế mà hệ lụy kéo theo là lãi suất cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng thương mại, bởi các khách hàng của công ty tài chính thường là khách

hàng phi chuẩn có rủi ro cao, thường bị các ngân hàng bỏ qua. Lãi suất cao thường dao động từ 20-50%/năm, khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn khi trả nợ.

Thứ hai, công tác quản trị rủi ro các khoản vay nợ chưa thực sự hiệu quả. Các công ty tài chính hiện nay hầu hết chỉ tập trung vào công tác cho vay, quảng bá các sản phẩm và tiện ích khi vay, muốn tăng dư nợ cho vay nhanh nên tập trung vào việc khai thác, tiếp cận và thu hút khách hàng, mà lại bỏ qua hoặc lơ là trong các khâu thẩm định khách hàng có đảm bảo thanh toán nợ hay không. Trên thực tế, để có thể thu hút được lượng lớn khách hàng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của đối tượng khách hàng phi chuẩn, thủ tục phải nhanh và đơn giản. Khác với các ngân hàng thương mại thường yêu cầu các chứng từ chứng minh quan trọng như mục đích sử dụng vốn hay chứng minh thu nhập, công ty tài chính tiêu dùng lại chỉ yêu cầu giấy tờ cơ bản như chứng minh thư hay bằng lái xe. Do đó, khách hàng có nhu cầu chi tiêu sẽ có xu hướng

thu hồi được từ kì trước. Việc này khiến hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty giảm sút, kéo theo tăng trưởng tín dụng giảm.

Thứ ba, khó khăn trong việc thu hồi nợ dẫn đến tỉ lệ nợ xấu tăng cao. Việc tỉ lệ

nợ xấu tăng không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty, hoạt động tín dụng mà có thể ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế. Hiện nay, nhiều công ty dùng nhiều hình thức đòi nợ qua người thân, khiến các khách hàng cảm thấy không hề hài lòng, dẫn đến những khiếu nại và kiện tụng, khiến khách hàng có cái nhìn thiếu thiện cảm với các công ty tài chính. Để giải quyết tình trạng này thì Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra yêu cầu đối với các công ty tài chính, đề nghị có những biện pháp thu hồi nợ đúng đắn, tránh để xảy ra những hiểu lầm và khiếu nại từ khách hàng, đồng thời đưa ra những hạn mức tín dụng để các công ty có thể tập trung xử lí các khoản nợ xấu.

Cuối cùng, việc khuôn khổ pháp lý chưa chặt chẽ cũng là một trong những khó

khăn mà công ty tài chính phải đối mặt. Hiện nay, hệ thống pháp lý của hoạt động tín dụng tiêu dùng cho công ty tài chính chưa cụ thể rõ ràng, phù hợp với lĩnh vực cho vay tiêu dùng tín chấp. Ngân hàng Nhà nước chỉ đưa ra những khuyến cáo và yêu cầu xử lý khi có tình huống phát sinh mà chưa có hành lang cũng như khuôn khổ pháp lý chặt chẽ

riêng biệt nào cho tài chính tiêu dùng.

c) Nguyên nhân

Một trong những khó khăn mà các công ty tài chính tiêu dùng gặp phải đó là

việc tiếp cận nguồn vốn. Theo quy định, các công ty tài chính không được huy động

vốn từ người dân, mà chỉ có thể vay vốn từ các tổ chức tài chính khác hoặc vay vốn nước ngoài. Phương pháp phát hành chứng chỉ tiền gửi đang là phương pháp hiệu quả nhất song vẫn không đủ để có thể thúc đẩy hoạt động của công ty tài chính. Những công ty tài chính chiếm thị phần lớn trên thị trường hiện nay chủ yếu được hậu thuẫn nhờ các ngân hàng thương mại hoặc nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến 30/6/2018, tổng vốn điều lệ của các công ty tài chính tại Việt Nam mới đạt 18.068 tỷ đồng. Nguồn vốn hạn hẹp, hơn nữa các nguồn đi vay từ các tổ chức nước ngoài lại có lãi suất cao, nguồn vốn trong nước đang dần hạn chế, trong khi đó chi phí hoạt động cũng đang tăng cao cũng khiến cho bài toán trở nên khó khăn hơn cho các công ty tài chính.

Khó khăn tiếp theo là các công ty tài chính đang phải đối mặt đó là rủi ro từ

khách hàng. Điểm mạnh và cũng là đặc thù của tín dụng tiêu dùng là thủ tục nhanh

chóng và hồ sơ vay vốn đơn giản, đòi hỏi công ty phải có hệ thống tiếp nhận và quy trình xét duyệt trực tuyến. Tuy nhiên trên thực tế, các công ty tài chính lại không có cơ sở dữ liệu chính thống nào có thể hỗ trợ đối chiếu những thông tin mà khách hàng cung cấp là chính xác, thiếu những hệ thống dữ liệu giúp thu thập thông tin cũng như đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng tốt hơn. Từ đó, việc các công ty tài chính tốn nhiều thời gian và công sức để thẩm định khách hàng sau khi vay vốn khiến gia tăng chi phí hoạt động mà hiệu quả hoạt động lại chưa cao.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khóc liệt trên thị trường ngày nay cũng là một khó khăn mà công ty tài chính đang loay hoay tìm cách giải quyết. Thị trường tài chính tiêu dùng không chỉ có sự tham gia của các công ty tài chính, mà còn nhóm các ngân hàng và các công ty Fintech. Đứng trước sự gia nhập thị trường của nhiều công ty mới, các ngân hàng cũng đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, thực hiện những chính sách cải tiến để hỗ trợ và giúp khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính tốt hơn. Các công ty Fintech lại có lợi thế cực lớn về phía công nghệ, có tiềm năng phát triển rất lớn trong thời gian tới. Do vậy, các công ty tài chính đứng trước các đối thủ mạnh lại cần phải tăng cường hoạt động hiệu quả hơn nữa để duy trì thị phần trên thị trường.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, việc các khách hàng hiểu lầm và không

hiểu rõ về các dịch vụ tài chính tiêu dùng mà công ty tài chính cung cấp cũng là một

khó khăn khác. Do trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều công ty tín dụng phi chính thức có hình thức đòi nợ giống “xã hội đen”, lãi suất cho vay quá cao, khiến khách hàng mất niềm tin và không dám tiếp cận các công ty tài chính. Hoặc các công ty tài chính khi gặp những món nợ khó đòi cũng tìm mọi cách, kể cả tìm đến người thân bạn bè của khách hàng để thu hồi nợ, khiến các công ty tài chính mang tiếng xấu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này, nội dung chủ yếu nói về thực trạng hoạt động của công ty tài chính tại Việt Nam. Với quy mô thị trường tiêu dùng tiềm năng, tuy nhiên hoạt động cho vay tiêu dùng lại chưa được khai thác hiệu quả. Đây cũng được coi là cơ hội cho các nhà đầu tư mở rộng lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại thị trường tiềm năng này.

Về thực trạng huy động vốn của các công ty tài chính hiện nay, nhờ công cụ phát hành chứng chỉ tiền gửi mà các công ty tài chính có thể huy động vốn một cách an toàn và linh hoạt hơn.

Về thực trạng cho vay tiêu dùng hiện nay, trên thị trường hiện nay có sự tham gia của 3 nhóm là ngân hàng, công ty tài chính và công ty Fintech, trong đó nhóm các công ty tài chính đem lại các dịch vụ cho vay tiêu dùng thuận tiện hơn, nhanh gọn hơn so với hai nhóm còn lại, dù có mức lãi suất cao nhất trong ba nhóm.

Về phần đánh giá hoạt động huy động vốn, mặc dù kênh phát hành chứng chỉ tiền gửi nhận được những tín hiệu tích cực, song vẫn tồn tại những hạn chế. Về phần đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng, dựa vào thực trạng nêu trên, khóa luận đã đưa ra những đánh giá cho hoạt động của công ty tài chính. Hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính có những ưu điểm và hạn chế nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Khách quan mà nói, các công ty đang gặp phải khá nhiều khó khăn và cần đến những giải pháp kịp thời.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY

TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu 642 hoạt động của công ty tài chính tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w