Thực trạng hoạt động của các công ty tài chính

Một phần của tài liệu 642 hoạt động của công ty tài chính tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)

2.2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn của công ty tài chính

Vốn được coi là tiềm lực quan trọng của công ty tài chính. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của các công ty tài chính vô cùng quan trọng và khó khăn. Với

nguồn vốn hạn hẹp trong nước và chi phí sử dụng vốn đắt đỏ khi vay vốn nước ngoài,

việc huy động vốn đang dần trở nên khó khăn và cạnh tranh hơn đối với các công ty tài chính.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các công ty tài chính là từ 210 - 230%. Có thể hiểu là, trong 10 đồng cho khách hàng

vay, công ty tài chính huy động được từ phương thức này chỉ khoảng 4 - 5 đồng. Chính vì khó khăn trong việc vay vốn theo phương thức trên, hiện nay, đa số các công ty tài chính đều lựa chọn phát hành chứng chỉ tiền gửi đang được xem là giải pháp huy động vốn hiệu quả nhất. Ngày 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 34/2013/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm các công ty tài chính, được phép phát hành các giấy tờ có giá, bao gồm chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn. Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối tượng mua giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.

Đối với việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, các công ty tài chính cần báo cáo số

lượng đã phát hành cho Ngân hàng Nhà nước, điều này không chỉ giúp công ty tài chính chủ động được về thời gian huy động vốn, mà đồng thời còn giúp giảm chi

Tiêu chí Nhóm Công ty Tài chính

Nhóm Ngân hàng Nhóm Công ty

Fintech

Biểu đồ 2: Tổng vốn điều lệ của các công ty tài chính giai đoạn 2013 - 6/2018 Đơn vị: tỷ đồng 20000 18000 16000 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn tổng hợp

Tận dụng kênh huy động vốn hiệu quả này, HD Saison đã phát hành chứng chỉ

tiền gửi cách đây vài năm, lãi suất dao động từ 9 - 10% tùy thuộc vào biến động của thị trường. Và trong thời gian tới, HD Saison tiếp tục coi phát hành chứng chỉ tiền gửi là kênh huy động vốn chủ chốt của mình. Đối với FE Credit, 14.000 tỷ đồng đã được huy động ngân hàngờ phát hành chứng chỉ tiền gửi, với lãi suất dao động từ 5,5

- 12%. Home Credit bắt đầu phát hành chứng chỉ tiền gửi vào năm 2014, tuy nhiên lại không ngân hàngận được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư. Phải đến năm 2016 khi công ty phát hành thêm một đợt chứng chỉ tiền gửi nữa, việc huy động vốn mới thực sự hiệu quả khi chứng chỉ tiền gửi của Home Credit chiếm đến 25% tổng nguồn

vốn huy động đầu vào của công ty.

Bên cạnh huy động vốn bên ngoài, thì việc các công ty tài chính hiện nay đều nhận được sự hậu thuẫn lớn từ phía ngân hàng mẹ. Cụ thể là hai công ty tài chính lớn

là FE Credit và HD Saison đều nhận nguồn vốn chủ yếu từ VP Bank và HD Bank. Trong khi đó, Home Credit lại nhận được nguồn vốn dồi dào đến từ nước ngoài. Có

2.2.2. Tình hình hoạt động sử dụng vốn của công ty tài chínha) Tình hình cạnh tranh trong thị trường tài chính tiêu dùng a) Tình hình cạnh tranh trong thị trường tài chính tiêu dùng

Hiện nay, có ba nhóm đối tượng tham gia thị trường tài chính tiêu dùng là nhóm ngân hàng, công ty tài chính và công ty Fintech. Sự ra nhập thị trường đông đảo từ các nhóm công ty tài chính và nhóm công ty Fintech khiến cho thị phần của nhóm ngân hàng giảm đáng kể, và các mảng cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính được ưa thích nhất trong cả ba nhóm trên thị trường hiện nay.

Đối tượng khách hàng Khách hàng bị giới hạn trong nhóm chuẩn: phải có lịch sử tín dụng tốt, không phát sinh nợ nhóm 2 trở lên; thu nhập bình quân từ 7 - 9 triệu đồng/tháng Khách hàng trong nhóm phi chuẩn: có thu nhập trung bình - thấp, khó chứng minh thu nhập. Đối tượng khách hàng này thường chưa có lịch sử tín dụng hoặc lịch sử tín dụng xấu, thường bị các ngân hàng bỏ qua. Khách hàng trực tuyến; có thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên Các sản phẩm Không có tài sản đảm bảo: tín chấp, thẻ tín dụng, thấu chi Có tài sản đảm bảo: Đầu tư nhà

Phần lớn là không có tài sản đảm bảo: Thẻ tín dụng; Cho vay tiền mặt; Mua đồ gia dụng, mua xe ô tô, y tế,...

Tất cả đều không có tài sản đảm bảo: Cho vay mua hàng tiêu dùng, vé máy bay, gói chăm sóc sức khỏe; Kết nối

đất, giáo dục, y tế, du lịch,...

vay ngang hàng trực tuyến (Peer to peer); Cho vay tiền mặt. Thủ tục vay Hồ sơ vay vốn cần 7 loại giấy tờ chứng minh. Thời gian xét duyệt kéo dài từ 2-7 ngày Hồ sơ vay vốn chỉ cần 2-4 loại giấy tờ chứng minh. Thậm chí có những công ty chấp nhận cho vay chỉ cần khách hàng có thẻ tín dụng của bất kì ngân hàng nào hoặc hợp đồng bảo hiêm. Thời gian xét duyệt nhanh chỉ từ 10-30 phút

Khách hàng chỉ cần cung cấp số điện thoại và thông tin người vay.

Hạn mức vay

Tối thiêu 10 triệu đồng

Thường từ 30 đến 70 triệu đồng cho các gói cho vay tiền mặt; dưới 30 triệu đồng đối với khoản vay trả góp

Theo nhu cầu của khách hàng

Thời hạn vay

Khoản vay có tài sản đảm bảo: thời hạn vay dài, đặc biệt có thê lên đến 20 năm đối với vay mua nhà

Thời hạn vay tối đa từ 18 - 48 tháng, tùy chính sách của công ty

Tùy thuộc vào chính sách của công ty, có thê lên đến 18 tháng hoặc chỉ trong 30 ngày.

Khoản vay không có tài sản đảm bảo: thời hạn vay ngắn hơn, chỉ từ 30-60 tháng Lãi suất cho vay

Mức lãi suất dao động từ 4,5- 30%/năm tùy theo gói sản phẩm của ngân hàng cung cấp

Lãi suất 0% từ 1-3 năm đầu tại một số dự án ngân hàng liên kết với chủ đầu tư

Mức lãi suất cao từ 13-70%/năm tùy sản phẩm. ví dụ FE Credit có mức lãi suất 14-30%, Home Credit 17- 90%.

Lãi suất 0% mua trả góp khi mua các sản phẩm mà công ty liên kết với các nhãn hàng 10,95%/ năm (DoctorDong) Lãi suất 0% mua trả góp khi mua các sản phẩm mà công ty liên kết với các nhãn hàng

Nguồn: Báo cáo thị trường tài chính tiêu dùng

Nhìn vào bảng so sánh trên có thể thấy rõ, công ty tài chính chiếm được nhiều sự lựa chọn của khách hàng hơn hẳn hai nhóm còn lại là nhờ rất nhiều yếu tố. Điển hình như với đối tượng cho vay, công ty tài chính hướng đến những khách hàng chưa có lịch sử tín dụng hoặc lịch sử tín dụng xấu, khó chứng minh được khả năng thanh toán nợ. Đây chính là nhóm khách hàng thường bị các ngân hàng bỏ qua do không đủ tiêu chuẩn cho vay, tuy nhiên với lượng lớn nhu cầu tiêu dùng lại xuất phát chủ yếu từ chính nhóm khách hàng này, dẫn đến nhóm ngân hàng mất đi một lượng lớn khách hàng vào tay các công ty tài chính. Các công ty Fintech lại chọn khách hàng mục tiêu vào các đối tượng vay trực tuyến, giải ngân vào tài khoản của khách hàng. về các gói sản phẩm, nhóm công ty tài chính và công ty Fintech tập trung cung cấp các gói cho vay tín chấp, đặc biệt đẩy mạnh cho vay tiền mặt và phát hành thẻ, trong khi nhóm ngân hàng vẫn có khá nhiều khoản vay thế chấp, khiến các khách hàng luôn e ngại khi có nhu cầu vay. Bên cạnh đó, thủ tục vay tại

các công ty tài chính nhanh hơn rất nhiều so với nhóm ngân hàng, chỉ từ 10-30 phút

là đã có thể được xét duyệt, trong khi ngân hàng cần đến 2-7 ngày. Tuy nhiên, với những ưu điểm cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn, đó chính là lãi suất. Lãi suất cho vay

của các công ty tài chính cũng lớn hơn rất nhiều so với nhóm ngân hàng và nhóm công ty Fintech. Trong khi ngân hàng cho vay với lãi suất chỉ từ 4,5% đến tối đa 30%, lãi suất của công ty Fintech như DoctorDong là 10,95%, thì công ty tài chính cho vay với mức lãi suất cao từ 13% đến mức 90%/năm. Diểm chung của ba nhóm công ty này là đều áp dụng mức lãi suất 0% khi mua các sản phẩm mà các nhóm này liên kết với các nhãn hàng. Có thể thấy rằng, hiện nay hình thức mua trả góp lãi suất 0% đang hiện diện ở hầu khắp các cửa hàng điện thoại, điện gia dụng. Dây không chỉ là cách thức giúp các nhóm công ty này có thể dễ dàng tiếp cận được khách hàng của mình hơn, mà đồng thời họ cũng có thể gia tăng doanh số cho vay thông qua cách tiếp cận này, và về phía khách hàng, họ cũng hoàn toàn cảm thấy hài lòng về giá trị của sản phẩm.

Nhìn chung, nhóm các công ty tài chính đem lại các dịch vụ cho vay tiêu dùng thuận tiện hơn, nhanh gọn hơn so với hai nhóm còn lại, dù có mức lãi suất cao

nhất trong ba nhóm. Tuy nhiên không vì thể mà hiệu quả hoạt động của các công ty tài chính giảm sút. Dứng trước sự phát triển mạnh mẽ của các công ty tài chính, nhóm ngân hàng cũng đang ra sức cố gắng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm lấy lại thị phần vốn có. Các công ty Fintech cũng đang cố gắng tận dụng lợi thế công nghệ của mình để có thể thâm nhập vào thị trường sâu hơn, cạnh tranh cùng với hai nhóm còn lại.

b) Thị phần của các công ty tài chính tiêu dùng

Trên thị trường hiện nay, tính đến 30/6/2018, có 18 công ty tài chính chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, trong đó có 4 công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, ngoài ra có 11 công ty này có dịch vụ cho vay tiêu dùng. Dù thị trường tài chính tiêu dùng luôn được đánh giá cao và tiềm năng, song vì những hạn chế cũng như những quy định của lĩnh vực này rất khắt khe,

tiêu dùng chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng cũng đang dần tăng lên nhanh chóng. Neu như năm 2013, thị phần của các công ty tài chính tiêu dùng chỉ chiếm 5% thì sau 2 năm, con số này đã tăng lên 12% (theo báo cáo của Lienvietpostbank).

Trong tổng số 11 công ty tài chính có dịch vụ cho vay tiêu dùng thì chỉ có 7 công ty tài chính hoạt động hiệu quả, trong đó phải kể đến ba công ty tài chính chiếm thị phần lớn đó là FE Credit, HomeCredit và HD Saison.

Biểu đồ 3: Thị phần cho vay tiêu dùng tại các Công ty Tài chính

Thị phần cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính

■FE Credit BHomeCredit BHD Saison BPrudential Finance B Khác

Nguồn tổng hợp

Một điểm đáng chú ý là những công ty hiện đang chiếm thị phần lớn đều nhận được sự hậu thuẫn từ các Ngân hàng Thương mại (FE Credit, HD Saison) hoặc là các công ty tài chính có 100% nguồn vốn nước ngoài (Home Credit, Prudential). FE Credit chiếm đến hơn 50% thị phần trên thị trường cho vay tiêu dùng và khó có công ty nào có thể vượt mặt được công ty này. Dù ra đời sau các công ty tài chính khác, chỉ có 2.000 điểm kinh doanh, vài trăm nghìn khách hàng, chỉ sau hơn 3 năm, đến nay công ty này đã có gần 9.000 điểm bán hàng, 5.500 đối tác ở khắp 63 tỉnh thành trong cả nước, hơn 6.600 nhân viên bán hàng trực tiếp và 3.500 cộng tác viên bán hàng tại nhà và hơn 500 nhân viên bán hàng qua điện thoại. Với số lượng khách hàng lên tới 6 triệu, đóng góp lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho công ty mẹ, FE Credit đang dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng. Tương tự như FE Credit, HD Saison cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ khi cũng đóng góp một khoản lợi nhuận không nhỏ cho công ty mẹ HDBank. HD

Saison cũng hợp tác với rất nhiều điểm bán xe máy, ô tô, điện thoại và thiết bị gia dụng,... để có thể tiếp cận một lượng lớn khách hàng, công ty còn được kỳ vọng sẽ mang về hàng nghìn tỷ đồng trong công ty mẹ và vượt mặt các đối thủ trong thời gian tới. Trong top 3 công ty tài chính lớn, HomeCredit là công ty tài chính có nguồn vốn 100% từ nước ngoài. Sau chín năm hoạt động, công ty này đã xây dựng được mạng lưới giao dịch gần 9.000 điểm giới thiệu dịch vụ tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Với hơn 11.000 nhân viên trên khắp cả nước, Home Credit đang phục vụ 7 triệu khách hàng với ba sản phẩm chính, đó là cho vay trả góp xe gắn máy; cho vay trả góp hàng điện máy gia dụng, điện tử, cho vay tiền mặt. Tuy nhiên, đứng trước thị phần ngày càng lớn mạnh từ hai công ty trên và sức ép từ các công ty tài chính khác mới ra nhập thị trường khiến cho thị phần của HomeCredit đang dần bị thu hẹp.

Thị trường tài chính tiêu dùng vẫn đang trên đà phát triển. Xu hướng mua lại và sáp nhập khiến thị trường tín dụng tiêu dùng cũng ngày càng cạnh tranh hơn và nguồn vốn cũng dồi dào hơn. Cụ thể, tháng 9/2017, Shinsei Bank (Nhật Bản) đã mua

lại 49% vốn công ty tài chính MB Credit từ Ngân hàng Quân đội, và sau đó hoạt động dưới tên MB Shinsei. Tiếp đến tháng 1/2018, tập đoàn tài chính Hàn Quốc Shinhan đã thỏa thuận mua lại toàn bộ Công ty Tài chính Prudential Việt Nam. Trong

vòng một năm qua, 3 trong 18 công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép đã thay đổi chủ sở hữu, hai trong số đó rơi vào tay nhà đầu tư Hàn Quốc. Điển hình như Lotte Card Company - công ty thẻ tín dụng thuộc tập đoàn Lotte đã nhận toàn bộ số vốn góp của ngân hàng Techcombank tại công ty tài chính Techcom Finance. Việc nhiều công ty đa quốc gia lớn bước vào thị trường cho vay tiêu dùng sẽ kéo theo giảm chi phí vốn. Huy động vốn từ các tổ chức tài chính là việc quan trọng đối với các công ty tài chính tiêu dùng vì họ không thể tiếp cận với tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng bán lẻ. Nhận thức được điều này, FE Credit đã huy động vốn từ nước ngoài, cụ thể là khoản vay 100 triệu USD từ Ngân hàng Deutsche Bank (theo trang Thời báo). Và vào đầu năm 2018, công ty này nhận thêm khoản vay 50 triệu USD từ

Tên công ty Lãi suất

nhà cung cấp dịch vụ tài chính cũng ngày một gia tăng. Với sự thâm nhập của các yếu tố nước ngoài, có thể nói đây vừa là cơ hội cũng như là thách thức đối với các công ty tài chính nội địa. Những thách thức mà công ty tài chính nội địa phải đối mặt

là sự cạnh tranh về nền tảng công nghệ thông tin, quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ,...

Tuy nhiên, với nguồn vốn dồi dào từ nước ngoài, đây cũng là cơ hội thuận lợi giúp các công ty tài chính nội địa có thể tạo động lực để thúc đầy phát triển thị trường tài chính tiêu dùng mạnh mẽ hơn.

c) Dư nợ của các công ty tài chính

Dư nợ là một trong những yếu tố phản ánh khả năng hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính. Cả ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng đang khai thác thị trường có tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 4,03 tỉ đô la Mỹ trong năm 2017, theo số liệu từ công ty tài chính Prudential Việt

Một phần của tài liệu 642 hoạt động của công ty tài chính tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w