Vì các nước trên thế giới đã trải qua những vấn đề cũng như những cuộc khủng hoảng từ hoạt động cho vay tiêu dùng, do đó, họ đã để lại ngân hàngững bài học quý giá mà Việt Nam - một thị trường tiềm năng nhưng vẫn còn mới cần học hỏi.
Điển hình như bài học kinh nghiệm cũng như kết quả tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của Hàn Quốc có ý nghĩa nghiên cứu và thực tiễn rất sâu sắc đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là đối với 3 khuyến nghị quan trọng mà KAMCO khi xử lý nợ xấu, gồm: sự đồng thuận của toàn dân và quyết tâm cao của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; pháp luật trao quyền đủ mạnh cho các cơ quan, đơn vị thực thi; và cuối cùng là hành động nhanh chóng và kịp thời.
Tình trạng nợ xấu là một điều tất yếu không thể tránh khỏi trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Malaysia lại giảm nguy cơ gia tăng nợ xấu bằng cách ra quy định hạn mức tín dụng không được quá hai lần thu nhập hằng tháng của chủ thẻ với
mục đích nhằm đảm bảo được tính thanh khoản của các khoản nợ. Mặt khác, Brunei
quy định tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng của mỗi các nhân không được quá 60% thu nhập hằng năm, đồng thời yêu cầu các khách hàng phải trung thực khi khai
Lãi suất quá cao là một trong những vẫn đề mà các quốc gia nói chung và các công ty tài chính nói riêng đang cố gắng tìm cách giải quyết. Tại các quốc gia như Anh, Úc, Ngân hàng Trung ương không tham gia quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng mà chủ yếu là thị trường điều tiết theo thị trường. Các chính quyền và cơ quan chuyên trách về giám sát tài chính, thương mại hoặc bảo vệ người tiêu dùng sẽ tham gia quản lí thị trường này. Việc lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính cũng cao hơn rất nhiều so với của ngân hàng, do vậy khiến nhiều khách hàng bức xúc. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ra biện pháp đó là hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính vào lãi suất, cụ thể đó là để lãi suất theo chế độ thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay. Nếu có kiểm soát thì Ngân hàng Trung ương chỉ kiểm soát đối với những phân khúc có ít ảnh hưởng. Thêm vào đó, việc tăng cường các quy định cũng như chính sách về minh bạch hóa thông tin, nhấn mạnh vào trách nhiệm của các công ty tài chính và khách hàng đồng thời tạo môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi là những giải pháp mà chính phủ đặc biệt chú trọng. Chính phủ các nước này cũng thường tập trung kiểm soát hình thức cho vay tiêu dùng hơn các hình thức cho vay khác. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng, hiện nay có ba tiêu chí phổ biến và dễ thấy nhất đó là tổng dư nợ, nợ xấu và lãi suất.
Trên đây đều là những bài học thực tiễn và Việt Nam có thể áp dụng để có thể phát triển thị trường Việt Nam một cách bền vững và mạnh mẽ hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương đầu tiên của khóa luận “Hoạt động của công ty tài chính - Thực trạng và giải pháp” đã đề cập đến tình hình nghiên cứu về đề tài này, cùng với những khái niệm cơ bản về công ty tài chính và hoạt động huy động và sử dụng vốn. Đề tài khóa luận iiHoat động của công ty tài chính - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam” là một đề tài tương đối mới, tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay
tiêu dùng và huy động vốn tại công ty tài chính tại Việt Nam hiện nay, khắc phục những nhược điềm và tồn tại của các chuyên đề và đề tài đã được làm trước đây.
Trong chương 1, khóa luận đã nêu được định nghĩa, đặc điểm và cách thức hoạt động của công ty tài chính, đồng thời đưa ra những cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, cụ thể là cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính cũng như vai trò quan trọng mà hoạt động này đem lại. Một số tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng là dư nợ, nợ xấu và lãi suất, và khả năng đáp ứng nhu cầu huy động vốn đã được làm rõ.
Trên thế giới, thị trường tín dụng đã phát triển rất mạnh mẽ, và luôn coi khoa học công nghệ là cốt lõi của biến đổi nền kinh tế. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường này thì những cuộc khủng hoảng cũng như vấn đề hạn chế xoay quanh thị trường này cũng làm các nước trên thế giới đang phải đương đầu tìm giải pháp. Những bài học đắt giá của các nước trên thế giới về cách điều tiết và quản lí thị trường cũng như xử lí nhanh gọn, chặt chẽ các vấn đề phát sinh mà Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM