Kiến nghị chung cho hoạt động của công ty tài chính

Một phần của tài liệu 642 hoạt động của công ty tài chính tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 67)

Trên đây là những giải pháp mà các công ty tài chính nên áp dụng trong thời gian tới để có thể sớm cải thiện hoạt động tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn bên ngoài mà các công ty tài chính cần đến các cơ quan quản lý Nhà

nước cũng như Ngân hàng Nhà nước để đưa ra những biện pháp xử lý và hướng giải quyết kịp thời.

a) Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, đưa ra một khuôn khổ pháp lý phù hợp và chặt chẽ. Từ khi thị

trường cho vay tiêu dùng phát triển mạnh mẽ, Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra một khuôn khổ pháp lý cụ thể nào cho các công ty tài chính. Thời gian gần đây, do thấy những bất cập và hạn chế trên thị trường này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 43/2016/TT-NHNN về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính. Cụ thể, thông tư này đã đề cập đến những quy định mới liên quan đến quy đổi lãi suất theo năm, thời gian gọi điện nhắc nợ đối với khách hàng, đơn giản hóa về hồ sơ vay vốn,... Theo đó, từ ngày 15/3/2017, các công ty tài chính phải ban hành quy định về mức lãi suất cho vay cao nhất, thấp nhất đối với từng sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng để có thể áp dụng thống nhất và minh bạch, sau đó sẽ gửi cho Ngân hàng Nhà nước để kiểm tra và giám sát.

Cũng trong Thông tư số 43 quy định “Công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu

dùng được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm hỗ trợ hoạt động khác tại điểm giới thiệu dịch vụ”. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp với hình thức cho vay trả góp khi các công ty tài chính tiêu dùng hợp tác các địa điểm bán hàng hóa dịch vụ, đại lý. Trên thực tế, hình thức cho vay tiền mặt cũng rất phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ vào thói quen chi tiêu tiền mặt để tiêu dùng đối với đại đa số người dân. Do vậy, thông tư này

chỉ đưa ra quy định đối với một hình thức cho vay mà không đưa ra quy định nào về hình thức cho vay tiền mặt.

liệu khách hàng lớn nhất và được các công ty tài chính sử dụng rộng rãi nhất là Trung

tâm Thông tin Tín dụng CIC trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, việc cập nhập thông tin trên trang web CIC còn khá chậm, trong khi thị trường cho vay tiêu dùng lại luôn thay đổi và phát triển nhanh, đòi hỏi thông tin của khách hàng phải được cập nhật chính xác và kịp thời, để các công ty tài chính có thể nhanh chóng tra cứu và sử dụng thông tin, gia tăng năng suất hoạt động cũng như đẩy nhanh thời gian

làm thủ tục cho vay cho khách hàng và vẫn đảm bảo hiệu quả quản trị rủi ro.

Thứ ba, tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay tiêu dùng. Chỉ với

một số thông tư như hiện nay chưa đủ để tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các công ty tài chính phát triển trên thị trường tín dụng tiêu dùng. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, nếu như không có sự quản lý chặt chẽ và những biện pháp giám sát nghiêm ngặt thì thị trường tài chính tiêu dụng tại Việt Nam có thể sẽ gặp những khủng hoảng tương tự như các nước trên thế giới ( Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,...)

Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra hành lang pháp lý cụ thể và phù hợp với công ty tài chính để vừa đảm bảo quản trị rủi ro, đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu hoạt động trên thị trường. Sở dĩ là bởi công ty tài chính khó có thể áp dụng những quy định như ngân hàng, nếu không sẽ khó có thể đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng của đại đa số người dân.

b) Đối với Chính phủ

Thứ nhất, bên cạnh những biện pháp mà các Ngân hàng Nhà nước đưa ra,

Chính phủ cũng cần đảm bảo một môi trường kinh tế chính trị xã hội ổn định và an

toàn, tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức

sốngxcủa dân cư, tăng khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng, thúc đẩy mạnh

mẽ nhu cầu về hàng hoá và tiêu dùng. Chính phủ cũng cần chỉ đạo sớm hoàn thiện Chiến lược Quốc gia về phát triển tài chính toàn diện, nhằm đồng bộ hóa kế hoạch và giải pháp tăng khả năng tiếp cận tài chính của người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, mở rộng các kênh tiếp cận nguồn vốn để hoạt đồng cho vay tiêu dùng

của các công ty tài chính diễn ra suôn sẻ hơn. Hiện nay, thị trường tài chính tiêu

dùng đang vẫn còn hạn chế bởi nhiều yếu tố, đặc biệt và việc tiếp cận nguồn vốn. Do

đó, Chính phủ cần mở rộng kiểm soát vĩ mô, kích thích tăng mạnh khả năng tài chính,

tích cực tìm kiếm các đối tác nước ngoài nhằm tiếp cận được nguồn vốn dồi dào hơn.

Thông qua việc mở rộng thị trường tài chính tiêu dùng với các đối tác nước ngoài, các công ty tài chính có thể huy động vốn hiệu quả hơn thông qua kênh phát hành cổ

phiếu, giúp làm tăng giá trị cổ phiếu, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

“Thứ tư, cần xây dựng và đầu tư vào một cơ sở có thể xử lý nợ xấu trong trường hợp khẩn cấp. Tình trạng nợ xấu tại các công ty tài chính đang dần trở nên

nghiêm trọng, nếu không có những biện pháp kịp thời có thể ảnh hưởng đến không chỉ thị trường tài chính tiêu dùng mà còn toàn nền kinh tế. Hiện nay, VAMC là công ty thu mua nợ quốc gia (viết tắt của từ “Vietnam Asset Management Company”), trực thuộc Chính phủ nhưng sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay, công ty này chỉ chịu trách nhiệm xử lý nợ xấu của các ngân hàng, còn các công ty tài chính thì lại không có cơ quan nào hỗ trợ để giải quyết nợ xấu. Chính phủ cần xây dựng các chính sách hợp lí, nhằm thúc đẩy VAMC phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn, là phương thức đảm bảo khi có khủng hoảng từ nợ xấu xảy ra thì sẽ không để cả nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cuối cùng, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thực hiện

Đề án phát triển và quản trị rủi ro tài chính tiêu dùng hoạt động lành mạnh và an toàn. Theo đó, các cơ quan cần chú trọng kiểm soát và đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 này sẽ đề cập đến xu hướng phát triền của thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, từ đó đề nghị những biện pháp và kiến nghị phù hợp. Có thể nói, thị trường tài chính tiêu dùng đầy tiềm năng này vẫn là miếng bánh hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới, các công ty tài chính sẽ lấy việc phát triển công nghệ, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng. Đây là xu hướng tất yếu theo kinh nghiệm của các nước đi trước, và cũng rất phù hợp với thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam hiện nay.

Để giải quyết những khó khăn và hạn chế mà các công ty tài chính đang gặp phải, một số biện pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty tài chính.

Một số kiến nghị đưa ra cho Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ nhằm tạo ra một môi trường chính trị - kinh tế xã hội lành mạnh, nhằm tạo một thị trường mở đầy tiềm năng, giúp khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ cho vay tiêu dùng của công ty tài chính nhiều hơn.

KẾT LUẬN

Nen kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập với các nền kinh tế khác trên toàn thế giới. Cùng với đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng, là điều kiện thuận lợi cho dịch vụ tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính phát triển.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cũng như thu thập và phân tích thông tin, khóa luận đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:

V Nghiên cứu các lý luận cơ bản về công ty tài chính, hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, cụ thể là cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính gồm những đặc điểm, phân loại và vai trò quan trọng của cho vay tiêu dùng;

V Đưa ra những xu hướng phát triển cho vay tiêu dùng trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn mà các nước đã áp dụng thành công. Những kinh nghiệm này hoàn toàn có thể áp dụng tại thị trường Việt Nam;

V Nêu rõ được thực trạng hoạt động của công ty tài chính hiện nay, từ đó đưa ra những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó;

V Đưa ra những định hướng cũng như dự báo những xu hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm đưa ra những biện pháp và kiến nghị có tính thực tiễn cao vừa khắc phục được những tồn tại vừa đưa ra định hướng phát triển đúng đắn và lâu dài cho lĩnh vực các công ty tài chính.

Thông qua những nội dung được nghiên cứu trong khóa luận này, em hy vọng rằng các biện pháp và kiến nghị đề ra sẽ sớm được áp dụng rộng rãi trên thị trường, để giúp hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Thị Gấm, 2018, Phát triển bền vững công ty tài chính trong

ngân hàng thương mại Việt Nam.

2. Ông Võ Minh, Giám đôc NHNN Chi nhánh Đà Nằng, 2018, Thúc đẩy thị

trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh góp phần mở rộng tài chính toàn diện và thu hẹp tín dụng phi chính thức.

3. TS. Phạm Thu Thủy, Trưởng Bộ môn Kinh doanh Ngân hàng, Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, 2018, Phân khúc thị trường và định vị:

Giải pháp phát triển bền vững cho các công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam

4. FE Credit, 2016, Xu hướng tiêu dùng: Chi tiêu mạnh, available at

https://fecredit.com.vn/xu-huong-tieu-dung-chi-tieu-manh/

5. Nielsen Việt Nam, available at https://www.nielsen.com/vn/vi.html

6. Dương Thùy, Diễn đàn doanh nghiệp, 2017, Nợ xấu ở FECredit có đáng

lo? Available at http://enternews.vn/no-xau-o-fe-credit-co-dang-lo- 120838.html

7. Consumer Lending, Euromonitor International, Available at

https://www.euromonitor.com/consumer-

lending?PageCode=88759&CountryCode=null&IndustryCode=null&Co ntentType=null&ReportType=null&SortBy=1&PageNumber=0&PageSi ze=20&PageType=2

8. Thanh Thủy, 2017, Từ khủng hoảng thẻ tín dụng tại Hàn Quốc đến bài

toán phát triển cho vay tiêu dùng bền vững, Available at http://ndh.vn/tu- khung-hoang-the-tin-dung-tai-han-quoc-den-bai-toan-phat-trien-cho-vay- tieu-dung-ben-vung-20170712092427623p4c149.news

Một phần của tài liệu 642 hoạt động của công ty tài chính tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w