Mục tiêu, căn cứ, tài liệu sử dụng trong kiểm toán khoản mục nợphải thu

Một phần của tài liệu 583 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán an việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

thu khách hàng

1.2.1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và DN kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC là:

- Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp cho KTV đưa ra ý kiến về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng trên các khía cạnh trọng yếu hay không

SV: Vũ Thị Phương Lớp: K19KTB

Khóa luận tốt nghiệp 17 Học viện Ngân Hàng - Lập báo cáo kiểm toán về BCTC và trao đổi thông tin theo quy định của Chuẩn

mực Kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của KTV

Dựa trên cơ sở mục tiêu kiểm toán BCTC chung và đặc điểm của khoản mục này, mục tiêu của kiểm toán khoản mục NPTKH là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu và thông tin tài chính có liên quan được trình bày trên BCTC. Cụ thể là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm chứng minh cho các cơ sở dẫn liệu (CSDL) sau:

Bảng 1. 1. Nội dung mục tiêu kiểm toán cụ thể khoản mục nợ phải thu khách hàng

Hiện hữu Các khoản NPTKH đã ghi chép là có thực tại thời điểm lập BCTC

Quyền và

nghĩa vụ Các khoản NPTKH vào ngày lập báo cáo là thuộc quyền sở hữucủa đơn vị. Đầy đủ Tất cả các khoản NPTKH có thực, thuộc quyền sở hữu của đơn vị

thì đều được ghi chép và báo cáo. Đánh giá

Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được đánh giá, tính toán hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.

Chính xác Những khoản NPTKH được tính toán, tổng hợp số liệu chính xác, phù hợp giữa chi tiết của NPTKH với sổ cái.

Trình bày và

(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán - Đại học kinh tế thành phố Ho Chỉ Minh)

Với những sai sót thường gặp đã nêu trong phần trên, CSDL được KTV quan tâm nhất đối với khoản mục NPTKH là hiện hữu và đánh giá vì NPTKH là một tài sản có xu hướng bị khai tăng để làm đẹp BCĐKT và mức dự phòng nợ phải thu khó đòi

Khóa luận tốt nghiệp 18 Học viện Ngân Hàng

dựa vào ước tính chuyên môn và quan điểm của nhà quản lý nên có khả năng sai sót và khó kiểm tra.

1.2.1.2.Căn cứ, tài liệu sử dụng trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng

Để chứng minh cho các ý kiến của mình đưa ra về khoản mục NPTKH là có căn cứ KTV cần thu thập một số tài liệu sau:

Các TK kế toán liên quan đến chu trình bán hàng -thu tiền: TK 511, TK 131, TK 111, TK 112,...

Chứng từ, tài liệu liên quan đến kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền:

+ Các tài liệu ở bộ phận bán hàng: Biểu giá bán, biểu tỉ lệ chiết khấu, các đơn đặt hàng, hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, nhật ký bán hàng, báo cáo bán hàng cùng các phiếu xuất kho,...

+ Tài liệu ở bộ phận kế toán: Sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết, các hóa đơn bán hàng, các văn bản phê duyệt bán chịu, bảng kê đối chiếu, các chứng từ phê chuẩn xóa bỏ nợ phải thu không thu được, bảng kê trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng, báo cáo hàng tháng các nghiệp vụ bán hàng, phải thu và thu tiền,..

+ Tài liệu ở các bộ phận liên quan: Thẻ kho, biên bản giao nhận, nhật ký báo

vệ, các biên bản gia nhận sản phẩm hàng hóa,...

+ Các quy chế, quy định nội bộ của đơn vị liên quan đến việc ghi nhận khoản NPTKH, cũng như quy trình thanh toán của KH.

+ BCTC của DN, BCĐPS, BCĐKT, BCKQKD, thuyết minh BCTC, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Cùng các tài liệu liên quan khác.

Một phần của tài liệu 583 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán an việt,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w