9. Cấu trúc luận văn nghiên cứu
1.3.1. Mục đích điều tra
- Chỉ rõ thực trạng việc thiết kế CH, BT của GV Sinh học THPT hiện nay. - Chỉ rõ việc sử dụng CH, BT của GV Sinh học THPT khi dạy học để phát triển NL sinh học cho HS.
- Chỉ rõ, đánh giá đƣợc NL sinh học của HS khi học Sinh học ở trƣờng THPT.
1.3.2. Địa bàn và đối tượng nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Trƣờng THPT Tống Văn Trân, THPT Mỹ Tho, THPT Đại An, THPT Trần Quốc Tuấn thuộc tỉnh Nam Định.
- Đối tƣợng nghiên cứu: GV dạy Sinh học ở một số trƣờng THPT Tống Văn Trân, THPT Mỹ Tho, THPT Đại An, THPT Trần Quốc Tuấn…thuộc tỉnh Nam Định và HS trƣờng THPT Tống Văn Trân.
Các GV tham gia khảo sát bằng Google form gồm 49 GV, thu thập ý kiến trong vòng 1 tuần từ ngày 25/03/2020 đến ngày 01/04/2020.
HS tham gia khảo sát trƣớc thực nghiệm là 147 HS của trƣờng THPT Tống Văn Trân, Ý Yên, Nam Định từ ngày 30/05/2020 đến 15/05/2020 Google form. Sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát 82 HS lớp 11A2 và 11A4 của trƣờng THPT Tống Văn Trân từ ngày 10/9/2020 đến ngày 25/9/2020.
1.3.3. Nội dung điều tra
Đối với GV:
- Sự quan tâm của GV và tính cần thiết phải phát triển NL sinh học cho HS. - Tình hình thiết kế và sử dụng CH, BT nhằm phát triển NL sinh học cho HS THPT.
- Những khó khăn gặp phải khi GV tự xây dựng các CH, BT Sinh học.
- Những biện pháp mà GV đã thực hiện để có thể phát triển đƣợc NL sinh học cho HS.
Đối với HS:
- Đánh giá NL sinh học của HS THPT.
1.3.4. Các bước tiến hành điều tra
- Xây dựng nội dung phiếu điều tra, phiếu khảo sát. - Phát phiếu điều tra, thu thập kết quả và tổng hợp. - Xử lí thông tin và các số liệu thu đƣợc.
Nội dung các phiếu điều tra đƣợc liệt kê ở phụ lục số 01.
1.3.5. Phân tích kết quả điều tra
Kết quả điều tra nhƣ sau: Đối với GV:
Về mức độ quan tâm của GV đến việc hình thành và phát triển NL sinh học cho HS.
Hình 1.4. Biểu đồ biểu thị mức độ quan tâm của GV đến việc cần hình thành và phát triển NL sinh học cho HS
Qua biểu đồ này cho thấy có tới 93,87% GV đã rất quan tâm và có quan tâm đến việc cần hình thành và phát triển NL sinh học cho HS trong quá trình dạy học. Có 6,12% GV còn ít quan tâm đến vấn đề này. Số GV không quan tâm là 0%. Có thể thấy GV môn Sinh học thƣờng xuyên cập nhật học hỏi để đáp ứng với những vấn đề đổi mới của Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.
Hình 1.5. Biểu đồ biểu thị tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển NL sinh học
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% GV đều cho rằng NL sinh học là rất cần thiết (75,5%) và cần thiết (24,5%) cho HS.
Khi đƣợc hỏi về những biện pháp có thể phát triển đƣợc NL sinh học cho HS thì các GV đều đƣa ra biện pháp sử dụng các CH, BT trong số các biện pháp đề xuất. Khi đƣợc hỏi về tầm quan trọng của việc sử dụng CH, BT trong dạy học để phát triển NL sinh học cho HS thì có 85,71% GV khẳng định rằng CH, BT trong dạy học Sinh học có vai trò rất quan trọng; 12,24% GV cho rằng việc sử dụng CH, BT là quan trọng.
Hình 1.6. Biểu đồ biểu thị tầm quan trọng của CH, BT trong dạy học phát triển NL sinh học
Hình 1.7. Biểu đồ đánh giá số lượng, chất lượng của các CH, BT trong sách Sinh học THPT tới việc phát triển NL sinh học
Tuy trong sách Sinh học THPT cũng đã có các CH, BT lệnh sau mỗi mục của bài, sau mỗi bài học, ở cuối của mỗi chƣơng nhƣng 93,88% GV khẳng định rằng việc sử dụng các CH, BT trong sách trình bày là chƣa đủ để phát triển tốt đƣợc
NL sinh học cho HS. Số GV cho rằng các CH, BT trong sách đủ để phát triển đƣợc NL sinh học chiếm tỉ lệ nhỏ 6,12%.
Do nhận thức đƣợc tầm quan trọng của CH, BT trong dạy học và tính cấp thiết phải bổ sung, xây dựng thêm các CH, BT trong dạy học nên có tới 42,9% GV đã thƣờng xuyên tự thiết kế hệ thống CH, BT để dạy học, tổ chức hoạt động học tập cho HS; 53,1% GV thỉnh thoảng làm việc này, chỉ có 4% GV hiếm khi tự xây dựng CH, BT. Nhƣ vậy, các GV tham gia khảo sát đều ít hay nhiều tự thiết kế các CH, BT để dạy học.
Hình 1.8. Biểu đồ đánh giá mức độ GV tự thiết kế các CH, BT
Đánh giá tình hình thiết kế, sử dụng CH, BT của GV từ góc nhìn của HS, chúng tôi đã tiến hành phiếu hỏi lấy ý kiến từ 147 HS lớp 11 năm học 2020-2021 của trƣờng THPT Tống Văn Trân.
Nguồn CH, BT mà GV sử dụng trong quá trình dạy học nhƣ thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.3. Đánh giá tình hình sử dụng các CH, BT trong sách Sinh học và các CH, BT ngoài sách Sinh học Stt Nguồn Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không bao giờ
SL % SL % SL % SL %
1 CH, BT có trong sách 110 74,83 31 20,08 6 4,08 0 0 2 CH, BT ngoài sách 46 31,23 88 59,86 11 7,84 2 1,36
Bảng trên cho thấy có 110/148 (chiếm 74,83%) GV đều thƣờng xuyên sử dụng các CT, BT trong sách giáo khoa đã trình bày. Ngoài nguồn trong sách giáo khoa có nhiều GV cũng thƣờng xuyên (31,23%) hoặc thỉnh thoảng (59,86%) có sử dụng thêm các CH, BT ngoài sách. Có thể thấy GV nhận thức rõ đƣợc vai trò của việc sử dụng CH, BT trong dạy học.
Điều đáng để chúng ta bàn thêm là có tới hơn một nửa (57,1%) GV chỉ thỉnh thoảng và hiếm khi tự thiết kế CH, BT trong dạy học. Nhìn từ phía đánh giá của HS cho thấy có 88/147 ý kiến của cho rằng GV của mình chỉ thỉnh thoảng nêu ra các CH, BT ngoài sách, 12/147 ý kiến nêu GV của mình hiếm khi sử dụng CH, BT ngoài sách và 2 ý kiến nêu GV chỉ sử dụng các CH, BT trong sách giáo khoa Sinh học để dạy học. Vậy những khó khăn nào mà GV đã gặp phải khi thiết kế CH, BT phát triển NL sinh học cho HS.
Hình 1.9. Biểu đồ những khó khăn khi GV tự thiết kế CH, BT phát triển NL sinh học
Có tới 39/49 (81,3%) GV cho rằng việc xây dựng CH, BT mất rất nhiều thời gian của họ. Đây là khó khăn chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Cùng với đó là các lí do nhƣ họ không có nguồn tài liệu tham khảo (chiếm 43,8%), họ chƣa hiểu rõ về NL sinh học (chiếm 29,2%), các ý kiến khác (10,4%). Qua đây có thể thấy nhiều rào cản về thời gian, về tài liệu, về hiểu biết của GV về NL sinh học…đã tác động tới GV làm cho họ chƣa tự xây dựng đƣợc hệ thống CH, BT để phát triển NL sinh học. Chỉ có một số ít GV (8,3%) nhận định rằng họ không gặp khó khăn nào cả.
Hình 1.10. Biểu đồ biểu thị khả năng của GV trong việc xác định các NL thành phần của NL sinh học mà CH, BT biểu đạt
Khi sử dụng các CH, BT trong dạy học thì có tới 69,4% GV xác định đƣợc là CH, BT ấy sẽ phát triển đƣợc NL thành phần nào của NL sinh học, có 30,6% GV có xác định đƣợc nhƣng lại không chắc chắn, có lẽ kết quả này cũng phù hợp vì theo điều tra ở câu hỏi số 6 thì có 29,2% GV (gần tƣơng đƣơng với kết quả của câu hỏi số 7) còn chƣa hiểu rõ ràng về NL sinh học.
Trong quá trình dạy học, khi xây dựng đƣợc hệ thống CH, BT có 59,2% GV sắp xếp các CH, BT để sử dụng chúng tƣơng ứng với từng hoạt động học nhƣ CH, BT nào dùng phần khởi động hay dùng phần hình thành kiến thức, củng cố hay vận dụng, tìm tòi và mở rộng. 32,7% GV thỉnh thoảng mới sắp xếp và 8,2% GV hiếm khi làm việc này. Có lẽ những GV này đã sử dụng các câu lệnh, các CH, BT theo đúng trình tự trong sách Sinh học đã nêu ra.
Hình 1.11. Biểu đồ biểu thị tình hình sắp xếp các CH, BT phù hợp với tiến trình dạy học
Qua việc điều tra về mức độ quan tâm tới việc phát triển NL sinh học cho HS và tình hình sử dụng CH, BT và nhận thức về vai trò của CH, BT cho thấy: Các GV đều quan tâm đến việc hình thành NL sinh học cho HS đánh giá cao tính cần thiết của việc hình thành NL sinh học. Các GV cũng đều đánh giá cao vai trò của CH, BT trong các khâu của tiến trình dạy học, xác định đƣợc loại CH, BT phù hợp để phát triển NL sinh học. Tuy nhiên, các GV đều gặp khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng các CH, BT để dạy học Sinh học, chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống CH, BT…
Tóm lại, qua kết quả điều tra về tình hình thiết kế và sử dụng CH, BT của GV chúng tôi có một số nhận xét nhƣ sau:
GV chƣa chú ý nhiều đến việc thiết kế và sử dụng CH, BT để phát triển NL sinh học cho HS trong dạy học, chƣa có ý thức sử dụng CH, BT phù hợp với các hoạt động học tập của HS.
Nhiều GV còn chƣa hiểu rõ về NL sinh học do Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Sinh học đề ra. GV chƣa xác định rõ đƣợc CH đang dùng sẽ phát huy đƣợc NL thành phần nào của NL sinh học.
Nhiều GV còn ngại khó, sợ mất thời gian trong việc thiết kế CH, BT phát triển NL sinh học.
Đối với HS:
Khi đánh giá NL sinh học của HS, chúng tôi tiến hành điều tra 3 thành phần NL sinh học gồm: NL nhận thức sinh học, NL tìm hiểu thế giới sống, NL vận dụng kiến thức kĩ năng đã học với các chỉ số hành vi. Kết quả khảo sát với 147 HS trong bảng 1.4 (Phụ lục 02).
Đối với NL nhận thức sinh học đƣợc biểu hiện ở các chỉ số 1, 2 và 3. Kết quả cho thấy có 40,1% HS nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu đƣợc các khái niệm, quy luật, quá trình sống và sau đó trình bày đƣợc tri thức sinh học bằng ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ…; 43,5% HS thỉnh thoảng đạt đƣợc biểu hiện của chỉ số 1; 15,6% HS hiếm khi có biểu hiện của chỉ số 1 và 0,68% HS không đạt đƣợc chỉ số này. Có thể thấy lƣợng HS thƣờng xuyên biểu hiện nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu
đƣợc các khái niệm, quy luật, quá trình sống và sau đó trình bày đƣợc tri thức sinh học bằng ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ…còn chƣa cao (dƣới 50%), số HS thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ có chỉ số 1 chiếm tỉ lệ gần 60%. Khi xem xét ở chỉ số 2 chúng tôi nhận thấy có 36,05% HS thƣờng xuyên phân loại đƣợc đối tƣợng, hiện tƣợng sống, phân tích đƣợc đặc điểm của đối tƣợng, so sánh đƣợc các đối tƣợng, khái niệm, các cơ chế, quá trình sống; 46,26% HS thỉnh thoảng có chỉ số 2; 17,01% HS hiếm khi thấy mình có biểu hiện này và 0,68% HS không bao giờ có biểu hiện này. Nhƣ vậy khoảng hơn 1/3 số HS đƣợc điều tra thƣờng xuyên có biểu hiện của chỉ số 2; gần 2/3 số HS còn lại thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc họ không bao giờ có biểu hiện của chỉ số 2.
Ở chỉ số 3 với biểu hiện là: thƣờng nhận ra và chỉnh sửa đƣợc những điểm sai; đƣa ra đƣợc những nhận định có tính phê phán liên quan tới CH, BT trong thảo luận thì tỉ lệ HS thƣờng xuyên đạt đƣợc chỉ số này chiếm 17,01%; tỉ lệ HS thỉnh thoảng có biểu hiện này đạt 51,70%; tỉ lệ HS hiếm khi thấy có biểu hiện này là 25,85% và tỉ lệ HS không bao giờ có biểu hiện này chiếm 5,44%.
Ba chỉ số trên đây trình bày theo mức độ tăng dần về NL nhận thức sinh học, xét theo chiều dọc từ chỉ số 1 đến chỉ số 3 thì tỉ lệ HS thƣờng xuyên đạt đƣợc mức độ cao về thành phần NL thứ nhất của NL sinh học lại giảm đi, tỉ lệ HS thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ đạt đƣợc mức cao lại tăng dần lên. Qua đó có thể thấy rằng dù GV trong quá trình dạy học đã sử dụng các CH, BT trong sách giáo khoa và các CH, BT mà GV tự thiết kế hay sƣu tầm đƣợc chƣa phát triển tốt đƣợc NL nhận thức sinh học cho HS.
Đối với NL tìm hiểu thế giới sống, chúng tôi đã xem xét ở 2 chỉ số. Theo kết quả điều tra chỉ số 4 cho thấy 14,29% HS thƣờng xuyên đặt ra đƣợc CH nảy sinh khi học; 46,94% HS thỉnh thoảng có biểu hiện; 30,61% HS hiếm khi có biểu hiện và 8,16% HS không bao giờ tự đặt ra đƣợc CH. Nhƣ vậy, có một tỉ lệ rất thấp HS đƣa ra những thắc mắc, những nghi vấn, những dấu hỏi khi thực hiện tìm hiểu tri thức liên quan nảy sinh trong giờ học Sinh học. Nguyên nhân có thể do phƣơng pháp học thụ động từ phía HS, quen với cách học thầy giảng trò nghe, thầy thông báo trò tiếp nhận, chƣa tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu tri thức. Ở chỉ số 5, tỉ lệ HS
thƣờng xuyên có biểu hiện là 12,93%; tỉ lệ HS thỉnh thoảng đạt chỉ số 5 là 31,29%; tỉ lệ HS hiếm khi có biểu hiện là 39,46% và tỉ lệ HS không bao giờ có chỉ số 5 là 16,33%. Kết quả này phản ánh rõ hơn nữa cách học thụ động từ phía HS, các em tiếp nhận một chiều những nội dung mà GV phản ảnh tới mình, không chịu khó tìm tòi, kiểm chứng lại nguồn tri thức.
Đối với thành phần NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, chúng tôi nghiên cứu ở chỉ số 6 và chỉ số 7. Kết quả thu đƣợc của chỉ số 6 nhƣ sau: tỉ lệ HS thƣờng xuyên biểu hiện là 20,41%; số HS thỉnh thoảng có biểu hiện chiếm 46,94%; số HS hiếm có biểu hiện là 29,93% và tỉ lệ HS không bao giờ có biểu hiện là 2,72%. Tỉ lệ HS thƣờng xuyên biết vận dụng kiến thức Sinh học là thấp, số HS thỉnh thoảng biết vận dụng kiến thức ở mức cao nhất nhƣng cũng chƣa vƣợt quá 50%, số HS hiếm khi có biểu hiện còn cao hơn số HS có biểu hiện thƣờng xuyên. Nghiên cứu chỉ số 7, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau: tỉ lệ HS thƣờng xuyên có biểu hiện chỉ số 7 là 22,45%; số HS thỉnh thoảng có biểu hiện chiếm 46,94%; số HS hiếm khi có biểu hiện là 25,17%, và tỉ lệ HS không bao giờ có biểu hiện là 5,44%. Nhƣ vậy, chỉ hơn 1/5 số HS trong khảo sát thấy đƣợc ý nghĩa của kiến thức sinh học, biết vận dụng tri thức ấy để bảo vệ bản thân, gia đình, cộng đồng cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng sống.
Để khẳng định chắc chắn về NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, chúng tôi còn cho HS tham gia khảo sát trả lời câu hỏi tự luận nhƣ sau: ―Em hãy đƣa ra một ví dụ về một tình huống em đã vận dụng kiến thức Sinh học đã học để giải quyết một vấn đề có thực trong cuộc sống?‖. Kết quả thu đƣợc chỉ có 26/147 (17,68%) HS nêu ra ý kiến trả lời. Trong số các ví dụ mà HS nêu ra cũng có những ví dụ nêu đúng đƣợc tình huống là vận dụng kiến thức Sinh học để giải quyết, có những ví dụ nêu ra rất sơ sài chƣa thể hiện đƣợc sự hiểu biết thực sự của HS, bên cạnh đó một số ví vụ còn chƣa phải là sự vận dụng của kiến thức sinh học. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học môn Sinh học của HS còn thấp.
Để xác định lí do tại sao việc sử dụng CH, BT của GV để phát triển NL sinh