Xây dựng tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực sinh học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực sinh học cho học sinh trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11, trung học phổ thông​ (Trang 78)

9. Cấu trúc luận văn nghiên cứu

2.4. Xây dựng tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực sinh học của học sinh

Trong dạy học phát triển NL, xây dựng tiêu chí đánh giá NL là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Khi xây dựng tiêu chí và công cụ đánh giá NL sinh học cho HS, chúng tôi đã dựa vào tài liệu Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Sinh học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 12/2018 và đề xuất ra bảng công cụ đánh giá NL sinh học của HS nhƣ sau:

Bảng 2.2. Bảng mô tả các tiêu chí NL thành phần của NL sinh học và mức độ đạt được NL sinh học của HS

NL thành

phần Nội dung tiêu chí

Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Không bao giờ NL nhận thức sinh học TC.1.1. Em nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu đƣợc các khái niệm, quy luật, quá trình sống và sau đó trình bày đƣợc tri thức sinh học bằng ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ…

TC.1.2. Em phân loại đƣợc đối tƣợng, hiện tƣợng sống, phân tích đƣợc đặc điểm của đối tƣợng, so sánh đƣợc các đối tƣợng, khái niệm, các cơ chế, quá trình sống. TC.1.3. Em thƣờng nhận ra và chỉnh sửa đƣợc những điểm sai;

đƣa ra đƣợc những nhận định có tính phê phán liên quan tới câu hỏi, bài tập trong thảo luận.

NL tìm hiểu thế giới sống

TC.2.1. Khi học môn Sinh học, em đặt ra đƣợc câu hỏi để tìm hiểu tri thức liên quan nảy sinh trong khi học.

TC.2.2. Em lập kế hoạch để làm thực nghiệm kiểm chứng, điều tra và sử dụng đƣợc ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình, kết quả nghiên cứu và bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình NL vận dụng kiến thức, năng đã học TC.3.1. Khi gặp những hiện tƣợng thƣờng gặp trong tự nhiên và trong đời sống em biết vận dụng kiến thức Sinh học và các môn học khác để giải thích và đánh giá đƣợc

TC.3.2. Em có thể đề xuất, thực hiện đƣợc một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng này, chúng tôi đã phân tích mục tiêu, nội dung chƣơng Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, đƣa ra một số nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống CH, BT để phát triển NL sinh học cho học sinh THPT kèm theo các ví dụ minh họa. Áp dụng quy trình đó, chúng tôi đã thiết kế hệ thống CH, BT nhằm phát triển NL sinh học cho HS khi dạy học nội dung này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đề xuất quy trình sử dụng CH, BT cho HS THPT để hƣớng dẫn GV sử dụng hợp lí hệ thống CH, BT này. Chúng tôi đã xây dựng tiêu chí đánh giá NL sinh học cho HS với đầy đủ 3 NL thành phần kèm theo các biểu hiện cụ thể.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

- Triển khai sử dụng hệ thống CH, BT đã thiết kế trong thực tiễn dạy học để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài nêu ra.

- Tiến hành phân tích định tính và định lƣợng để đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả hệ thống CH, BT đã thiết kế nhằm phát triển NL sinh học cho HS THPT đồng thời qua đó điều chỉnh bổ sung chỉnh sửa để hệ thống CH, BT hoàn thiện hơn.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Để đạt đƣợc mục đích TN, chúng tôi đã thực hiện các nhiệm vụ của TN sƣ phạm nhƣ:

- Đối chiếu, so sánh và lựa chọn địa bàn, đối tƣợng để tổ chức TN sƣ phạm. Đối tƣợng thực nghiệm chia thành hai nhóm: nhóm TN và nhóm ĐC. Hai nhóm này đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên với số lƣợng và trình độ phát triển ngang nhau.

- Chọn nội dung TN sƣ phạm và thiết kế kế hoạch bài dạy TN sử dụng các CH, BT đã thiết kế.

- Thiết kế phiếu điều tra và tiến hành lấy ý kiến đóng góp của GV về hệ thống CH, BT mà chúng tôi đã xây dựng.

- Tiến hành TN sƣ phạm, dạy học các bài đã thiết kế, tiến hành kiểm tra đánh giá sau giờ dạy.

- Thu thập các thông tin định tính, định lƣợng sau đó xử lí các kết quả bài kiểm tra các và bảng tự đánh giá mức độ đạt đƣợc của HS ở từng tiêu chí trong mỗi NL thành phần của NL sinh học.

- Thiết kế công cụ đánh giá NL sinh học cho HS THPT.

- Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học trên Excel để xử lí kết quả TN sƣ phạm. Xử lí các kết quả TN, phân tích, nhận xét và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng CH, BT phát triển NL sinh học.

3.2. Đối tƣợng và nội dung thực nghiệm sƣ phạm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Đối tƣợng đƣợc chọn là HS lớp 11A2 và 11A4, trong đó lớp 11A2 đƣợc chọn là lớp TN, lớp 11A4 là lớp ĐC. Hai lớp này có chất lƣợng (qua kết quả học tập về học lực và bài kiểm tra đầu vào) và số lƣợng HS tƣơng đƣơng nhau.

Bảng 3.1. Đối tượng và địa bàn TN sư phạm

Trƣờng THPT Lớp Sĩ số GV dạy môn Sinh

Tống Văn Trân TN 11A2 41 Nguyễn Thị Hiền

ĐC 11A4 41 Đinh Thị Nhuận

3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

GV tổ chức dạy TN sƣ phạm trên 2 kế hoạch bài dạy: Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây

Bài 15: Tiêu hóa ở động vật

3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

- Gặp gỡ trao đổi với GV dạy học lớp 11A4 về nội dung, phƣơng pháp, quy trình, hình thức kiểm tra, đánh giá HS.

- Tiến hành TN theo kế hoạch đã đề ra.

Thu thập hồ sơ TN thông qua bài kiểm tra và phiếu khảo sát NL sinh học. - Phân tích kết quả, so sánh kết quả bài kiểm tra thu thập đƣợc giữa 2 lớp 11A2 và 11A4.

3.4. Tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi, tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống CH, BT đã thiết kế để phát triển NL sinh học cho HS THPT. Chúng tôi tiến hành TN sƣ phạm nhƣ sau:

- Đối với lớp ĐC: GV tiến hành dạy bình thƣờng theo giáo án của họ chỉ sử dụng các CH, BT trong sách giáo khoa, bài dạy theo phân phối chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với lớp TN: GV cũng tiến hành dạy bình thƣờng theo phân phối chƣơng trình kết hợp sử dụng hệ thống CH, BT phát triển NL sinh học đã biên soạn và đề xuất.

Chúng tôi đã TN sƣ phạm bài 2 và bài 15 (giáo án TN ở phụ lục 04) và tiến hành 2 bài kiểm tra, mỗi bài 15 phút tƣơng ứng với các bài dạy TN sƣ phạm. Nội dung đề kiểm tra bao gồm các CH, BT giúp kiểm tra đƣợc NL sinh học nhƣ sau:

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 NL sinh học tƣơng ứng

Câu 1. Xác định các câu dẫn sau đây là đúng (Đ)/

sai (S) rồi đánh dấu vào ô tƣơng ứng sau đó hãy sửa lại chỗ sai cho đúng.

Câu dẫn Đ S Sửa sai thành đúng Nƣớc đƣợc đẩy từ mạch

rây của rễ lên mạch rây của thân

Lực quan trọng nhất thúc đẩy dòng mạch gỗ ở các loài cây là lực đẩy của rễ (áp suất rễ)

Câu 2. Để chứng minh vai trò của dòng mạch rây

trong vận chuyển các chất hữu cơ . Em có thể làm thí nghiệm nhƣ thế nào?

Câu 3: Đôi khi ngƣời trồng táo ở Nhật Bản tạo một vết cắt hình xoắn ốc không gây hại (không gây chết) xung quanh vỏ cây táo dự định sẽ loại bỏ sau mùa sinh trƣởng. Cách làm này lại khiến cho quả táo ngọt hơn. Tại sao?

NL nhận thức sinh học Biểu hiện: Nhận ra và chỉnh sửa đƣợc điểm sai

NL tìm hiểu thế giới sống Biểu hiện: Lập đƣợc kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu

NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Biểu hiện: Giải thích đƣợc hiện tƣợng thƣờng gặp trong đời sống

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 NL sinh học tƣơng ứng

Câu 1. Chọn phƣơng án trả lời đúng trong câu sau:

Tiêu hóa là quá trình

A. biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ cho cơ

thể hấp thụ.

- Năng lực nhận thức sinh học Biểu hiện:

B. tạo ra các chất dinh dƣỡng và năng lƣợng cho

cơ thể hấp thụ và sử dụng.

C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dƣỡng và

tạo ra năng lƣợng cung cấp cho cơ thể.

D. biến đổi các chất dinh dƣỡng trong thức ăn

thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ đƣợc.

Câu 2.Xác định các câu dẫn sau đây là đúng (Đ)/ sai (S) rồi đánh dấu vào ô tƣơng ứng sau đó hãy sửa lại chỗ sai cho đúng.

Các câu dẫn Đ S Sửa sai thành đúng

1. Quá trình biến đổi hóa học xảy ra ở miệng, thực quản, dạ dày và cả ruột non

2. Quá trình biến đổi cơ học là quá trình thức ăn đƣợc biến đổi nhờ các enzim tiêu hóa

Câu 3. Vì sao trong dạ dày cơ (mề) gà thƣờng có

các hạt sỏi? Nêu tác dụng của những hạt sỏi ý.

Câu 4. Hãy đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe

đƣờng tiêu hóa.

Chỉnh sửa đƣợc điểm sai

- NL tìm hiểu thế giới sống Biểu hiện: nghiên cứu tài liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu. - NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Biểu hiện: có hành vi bảo vệ sức khỏe đƣờng tiêu hóa. Qua phân tích hai bài kiểm tra cho thấy, cả 2 bài đều có các CH biểu thị các NL thành phần của NL sinh học: NL nhận thức, tìm hiểu và vận dụng kiến thức sinh học của HS đƣợc đánh giá qua phân tích số liệu thống kê kết quả hai bài kiểm tra của HS.

Ngoài ra, NL sinh học của HS còn đƣợc đánh giá thông qua phiếu tự đánh giá của HS với các tiêu chí chúng tôi xây dựng ở chƣơng 2 (Phụ lục 05).

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả định tính

Chúng tôi nhận thấy, ở lớp TN 11A2 mức độ nắm chắc nội dung kiến thức, biết phát hiện những điểm sai trong nội dung các câu dẫn và khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hóa cao hơn lớp ĐC 11A4.

Đối với lớp TN 11A2, chúng tôi đã tiến hành sử dụng hệ thống CH, BT đã xây dựng và nhận thấy rằng HS rất hào hứng với nội dung CH, BT đã đƣợc sử dụng, HS học tập rất sôi nổi và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó tăng thêm niềm tin và hứng thú với môn Sinh học. Các em hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao thông qua các CH, BT ở nhà và lên lớp các em trao đổi, thảo luận với nhau các vấn đề chƣa hiểu còn tồn đọng. HS đƣợc trải nghiệm và tự khám phá kiến thức nên các em rất chủ động trong việc tự làm chủ đƣợc kiến thức và rất mạnh dạn phát biểu đƣa ra ý kiến của mình. Lớp học có bầu không khí sôi nổi hơn đồng thời thái độ học tập của HS tích cực và chủ động lĩnh hội kiến thức hơn so với lớp ĐC. Dƣới đây là hình ảnh minh họa hoạt động học tập tích cực của HS lớp TN 11A2 trong các giờ học:

Hình 3.1. Hình ảnh các hoạt động học tập của HS ở lớp TN (lớp 11A2)

Các nhóm tích cực thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập

Học sinh thuyết trình bài làm trong nhóm trước khi trình bày trước lớp

Học sinh tự tin trình bày sản phẩm của

nhóm trước cả lớp Sản phẩm hoạt động nhóm của HS

Đối với lớp ĐC không khí học tập trầm hơn, mức độ tiếp thu kiến thức còn phụ thuộc nhiều vào GV, HS còn thụ động và một số em chƣa thực sự hứng thú với bài học. Các hoạt động dạy học mà GV tổ chức HS chƣa thực sự tích cực tham gia và việc trả lời các câu hỏi vẫn chủ yếu phụ thuộc nhiều vào sách vở mà ít có tƣ liệu thêm để liên hệ với thực tiễn. Vì vậy, nhiều HS không thấy đƣợc ý nghĩa của việc tiếp thu kiến thức sinh học, dẫn đến tâm lí chán học, học đối phó trong giờ.

3.5.2. Kết quả định lượng

a. Kết quả thăm dò ý kiến nhận xét của GVvề sự phù hợp của hệ thống CH, BT mà chúng tôi xây dựng nhằm phát triển NL sinh học cho HS THPT.

Chúng tôi đã thăm dò 10 GV có chuyên môn tốt ở các trƣờng THPT của huyện Ý Yên qua phiếu thăm dò chúng tôi tổng hợp các ý kiến nhƣ bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò ý kiến của GV về hệ thống CH, BT

Stt Đặc điểm của hệ thống CH, BT Đồng ý Cần điều chỉnh một số CH, BT

Không đồng ý

1 Đảm bảo tính khoa học, chính xác 9/10 ý kiến 1/10 ý kiến 0

2 Đảm bảo tính đa dạng 10/10 0 0

3 Phù hợp với chƣơng trình THPT 10/10 0 0

4 Có khả năng phát triển NL sinh học 10/10 0 0

- Hệ thống CH, BT đảm bảo tính khoa học: 90% ý kiến đồng ý, có 10% ý kiến của GV cho rằng cần điều chỉnh một số CH, BT để đảm bảo diễn đạt theo đúng văn phong khoa học, rõ ràng, ngắn ngọn. Chúng tôi đã tiếp thu ý kiến nhận xét và có những sửa đổi theo góp ý của các GV để hệ thống CH, BT xây dựng đƣợc hoàn thiện hơn.

- Hệ thống CH, BT đảm bảo tính đa dạng: 100% ý kiến đồng ý.

- Hệ thống CH, BT phù hợp với chƣơng trình THPT: 100% ý kiến đồng ý. - Sử dụng hệ thống CH, BT đã xây dựng có khả năng phát triển NL sinh học của HS: 100% đồng ý.

Nhƣ vậy, với các đánh giá của 10 GV Sinh học có thể thấy hệ thống CH, BT mà chúng tôi xây dựng đã đảm bảo và phù hợp để phát triển NL sinh học cho HS THPT.

b. Thông qua kết quả bài kiểm tra của HS

Kết quả 2 bài kiểm tra của HS đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 3.3. Thống kê kết quả bài kiểm tra số 1

Bảng 3.4. Phân phối tần số và tần suất tích lũy bài kiểm tra số 1

Điểm Xi

Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống

TN 11A2 ĐC 11A4 TN 11A2 ĐC 11A4 TN 11A2 ĐC 11A4

2 0 0 0 0 0 0 3 0 1 0 2,44 0 2,44 4 1 2 2,44 4,88 2,44 7,32 5 5 8 12,20 19,51 14,63 26,83 6 7 10 17,07 24,39 31,71 51,22 7 11 8 26,83 19,51 58,54 70,73 8 8 7 19,51 17,07 78,05 87,80 9 6 3 14,63 7,32 92,68 95,12 10 3 2 7,32 4,88 100 100 Tổng 41 41 100 100

Hình 3.2. Đường tích lũy biểu diễn kết quả bài kiểm tra số 1

Trƣờng Lớp Số học sinh đạt điểm Xi Trung bình 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tống Văn Trân TN 11A2 0 0 0 0 1 5 7 11 8 6 3 7,15 ĐC 11A4 0 0 0 1 2 8 10 8 7 3 2 6,50

Bảng 3.5. Thống kê điểm bài kiểm tra số 2

Trƣờng Lớp Số học sinh đạt điểm Xi Trung

bình 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tống Văn Trân TN11A2 0 0 0 0 1 3 7 10 9 7 4 7,40 ĐC11A4 0 0 0 1 3 10 12 7 4 4 0 6,13

Bảng 3.6. Phân phối tần số và tần suất tích lũy bài kiểm tra số 2

Điểm Xi

Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống

TN 11A2 ĐC 11A4 TN 11A2 ĐC 11A4 TN 11A2 ĐC 11A4

2 0 0 0 0 0 0 3 0 1 0 2,44 0 2,44 4 1 3 2,44 7,32 2,44 9,76 5 3 10 7,32 24,39 9,76 34,15 6 7 12 17,07 29,27 26,83 63,41 7 10 7 24,39 17,07 51,22 80,49 8 9 4 21,95 9,76 73,17 90,24 9 7 4 17,07 9,76 90,24 100 10 4 0 9,76 0 100 100 Tổng 41 41 100 100

Hình 3.3. Đường tích lũy biểu diễn kết quả bài kiểm tra số 2

Từ kết quả của hai bài kiểm tra thống kê phân loại đƣợc kết quả học tập nhƣ sau:

Bảng 3.7. Phân loại kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra

Lần kiểm tra Lớp Xếp loại Yếu, Kém (3, 4) Trung bình (5, 6) Khá (7, 8)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực sinh học cho học sinh trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11, trung học phổ thông​ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)