Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực sinh học cho học sinh trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11, trung học phổ thông​ (Trang 54 - 57)

9. Cấu trúc luận văn nghiên cứu

2.2.2.Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực sinh học

học sinh

Dựa theo các nguyên tắc đã trình bày ở trên kết hợp với việc nghiên cứu quy trình thiết kế CH, BT của một số tác giả Đinh Quang Báo, Lê Đình Trung, Mai Văn

Hƣng, chúng tôi đề xuất quy trình thiết CH, BT nhằm phát triển NL sinh học cho HS nhƣ hình sau:

Hình 2.3. Quy trình thiết kế CH, BT phát triển NL sinh học

Ph ân tíc h các bƣ ớc tro ng qu y trì nh

Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung của chương, bài

Toàn bộ nội dung của môn học, của từng bài học đều có mối liên hệ lôgic với nhau. Phân tích lôgic nội dung là cơ sở quan trọng cho việc thiết kế và sử dụng CH, BT để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS.

Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học

Ở bƣớc này, GV cần xác định mục tiêu bài học là kiến thức, kĩ năng, thái độ và mục tiêu về NL sinh học cần đƣợc hình thành và xác định mức độ biểu hiện của NL sinh học phù hợp.

Việc xác định mục tiêu bài học là trả lời câu hỏi: Sau khi học xong một bài, một phần nào đó thì HS phải có đƣợc những kiến thức gì, những kỹ năng gì, hoặc đƣợc hình thành thái độ gì và với mức độ đạt đƣợc nhƣ thế nào.

Việc xác định mục tiêu NL sinh học chính là xác định rõ các NL thành phần cần hình thành cho HS trong bài học đó. Cần chỉ rõ trong mỗi bài học NL nhận thức

Bƣớc 1: Phân tích cấu trúc, nội dung của

chƣơng, bài, chủ đề

Bƣớc 2: Xác định mục tiêu bài học

Bƣớc 3: Xác định nội dung kiến thức có thể

mã hóa thành câu hỏi, bài tập

Bƣớc 4: Thu thập tƣ liệu để thiết kế hệ thống

câu hỏi, bài tập

Bƣớc 5: Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập phát

triển năng lực sinh học

sinh học, NL tìm hiểu thế giới sống và NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học là gì. Những NL thành phần này sẽ đƣợc biểu hiện thông qua nội dung học tập nào và ở mức độ thế nào là phù hợp với HS. Các mục tiêu về NL không độc lập với mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn cả ba yếu tố này đặt trong một bối cảnh cụ thể; cần chú ý đến mục tiêu về NL vận dụng, liên hệ thực tế và hình thành phẩm chất cho HS.

Bước 3: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi, bài tập

Sau khi GV phân tích cấu trúc nội dung bài học thì phải phân chia đƣợc nội dung cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị kiến thức, rồi đối chiếu với mục tiêu bài học, từ đó liệt kê những cái cần hỏi, chuẩn bị cho việc mã hóa thành CH, BT phù hợp. Ngoài ra, ngƣời GV cũng cần lƣu ý cập nhật, chính xác hóa lại những nội dung kiến thức mà sách Sinh học không có điều kiện trình bày đầy đủ.

Bước 4: Thu thập tư liệu để thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập

Số tài liệu thu thập đƣợc càng nhiều và càng đa đạng thì việc biên soạn càng nhanh chóng, có chất lƣợng và hiệu quả. Vì vậy, cần tổ chức sƣu tầm tƣ liệu một cách khoa học và có sự đầu tƣ về thời gian. Mỗi một nội dung thu thập đƣợc cần phải đƣợc kiểm tra lại trên phƣơng diện lí thuyết và thực tế, chuẩn hóa lại trƣớc khi sử dụng.

Trong chƣơng Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, các nội dung đề cập đến cơ thể thực vật và động vật nên chúng tôi kết hợp với việc thƣờng xuyên đọc các bài báo liên quan đến nông, lâm, ngƣ nghiệp, đặc biệt những ứng dụng công nghệ mới trên cây trồng, vật nuôi để năng cao năng suất và chất lƣợng, sau đó cố gắng suy ngẫm xem ứng dụng này đã dựa trên ảnh hƣởng hay tác động nào đến cây trồng, vật nuôi. Cố gắng đơn giản hóa nhất để mô tả về ứng dụng, từ nội dung của thông tin, xây dựng các CH, BT xoay quanh thông tin đó. Bên cạnh những thành tựu công nghệ mới, chúng tôi cũng tìm các thông tin về tác động xấu của các nhân tố môi trƣờng, của chính con ngƣời đến cây trồng, vật nuôi, con ngƣời, môi trƣờng để HS thấy đƣợc thực trạng sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng sống, ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững giúp các em nhận thức đƣợc vai trò trách nhiệm của bản

thân trong việc xây dựng, giữ gìn môi trƣờng chung và đề ra đƣợc các biện pháp bảo vệ môi trƣờng.

Bước 5: Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hình thành được năng lực sinh học

Diễn đạt khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành CH hoặc BT dựa trên yêu cầu cần đạt và biểu hiện của NL đã xác định ở bƣớc 2. Cần diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, ngắn gọn và súc tích để rèn luyện ngôn ngữ khoa học cho HS. Với các bài tập có nội dung liên quan đến thực tiễn, GV cần đặt CH, BT trong một bối cảnh cụ thể nhằm phát triển NL cho HS.

Các CH, BT đƣợc sắp xếp trên nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, theo một lôgic chặt chẽ, phù hợp với mục đích của lí luận dạy học. Chúng tôi đã soạn giáo án chi tiết trong đó thể hiện rất rõ trình tự sắp xếp các CH, BT ứng với mỗi đơn vị kiến thức cho từng bài học.

Bước 6: Thử nghiệm, đánh giá, điều chỉnh

Các CH, BT sau khi đƣợc thiết kế sẽ đƣợc thử nghiệm trên một nhóm học sinh để đảm bảo mức độ phù hợp và đƣợc đánh giá mức độ đáp ứng so với mục tiêu đề ra ban đầu. Căn cứ vào đó, ngƣời thiết kế sẽ có những chỉnh sửa hệ thống CH, BT cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm phát triển năng lực sinh học cho học sinh trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh học 11, trung học phổ thông​ (Trang 54 - 57)