9. Cấu trúc luận văn nghiên cứu
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi, bài tập
Khi xác định các nguyên tắc thiết kế CH, BT trong dạy học Sinh học, ngoài việc quán triệt những nguyên tắc chung thuộc lĩnh vực lí luận dạy học thì còn phải xem xét đến tính đặc thù của môn học và cả cách tiếp cận hợp lí nhất khi nghiên cứu nội dung môn học đó.
Khi xây dựng hệ thống CH, BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trong dạy học chƣơng Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng – Sinh học 11, THPT, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Bám sát mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học là đƣợc hiểu là đích và yêu cầu cần phải đạt đƣợc của quá trình dạy học. Mục tiêu dạy học cần phải đạt đƣợc bao gồm NL chung và NL sinh học. Cụ thể là sau mỗi bài học của Chƣơng Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, HS phải có sự chuyển biến, tiến bộ về kiến thức, về kĩ năng, hành động trí tuệ, hoạt động thực hành, về thái độ và hành vi đối với bảo vệ, chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trƣờng sống cũng nhƣ bảo vệ sức khỏe đƣờng hô hấp, tiêu hóa, hệ tuần hoàn, gan, thận …của bản thân.
Để có đƣợc các CH, BT tốt, ngƣời GV cần định rõ các mục tiêu dạy học và xây dựng các CH, BT gắn chặt với mục tiêu này.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo phát huy tính tích cực của HS
Trong bối cảnh kiến thức khoa học bùng nổ nhƣ hiện nay, giải pháp ―tăng khối lƣợng kiến thức bằng phƣơng pháp nhồi nhét‖, học thuộc lòng không còn phù hợp và sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho nhiều thế hệ. Vì vậy, việc dạy học không dừng lại ở việc dạy kiến thức trong sách vở mà quan trọng hơn là dạy phƣơng pháp để HS tự chiếm lĩnh kiến thức, bồi dƣỡng NL tự học, tự nghiên cứu suốt đời. GV phải dạy cho HS phƣơng pháp học. Cho nên, phƣơng pháp dạy học của GV cần phát huy tối đa tính tích cực của HS để tạo dựng nên những con ngƣời mới thích nghi với sự biến đổi của xã hội và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc ta trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Để phát huy đƣợc tính tích cực của HS thì CH, BT phải đảm bảo tính vừa sức, tính kế thừa và phát triển phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của đa số HS nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo; bên cạnh đó phải có những CH, BT mang tính chất phân hóa nhằm đánh giá chính xác, khách quan NL học tập của từng cá nhân HS.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính chính xác, khoa học về nội dung
CH, BT dùng để mã hóa nội dung dạy học, cần đƣợc xây dựng đảm bảo tính chính xác, khoa học. Đây chính là một điều kiện để các CH, BT đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học.
Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng là một trong những đặc trƣng sống quan trong nhất của sinh vật. Mỗi hệ thống sống dù ở cấp độ nào cũng đều phải có đặc trƣng này. Các CH, BT đƣợc xây dựng và sử dụng trong dạy học Chƣơng Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng không đƣợc phép chỉ dừng lại việc xem xét các biểu hiện rời rạc, bề ngoài của đối tƣợng thực vật hay động vật mà cần phải xây dựng đƣợc những CH, BT giúp HS tìm tòi, phát hiện đƣợc dấu hiệu bản chất, mối liên quan mật thiết giữa các kiến thức và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào đời sống.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo nguyên tắc hệ thống
Nội dung khoa học trong môn học là đối tƣợng trực tiếp của hoạt động nhận thức của HS. Nội dung này luôn đƣợc biên soạn một cách hệ thống, lôgic và phản ánh khách quan về đối tƣợng. CH, BT với tƣ cách là công cụ hoạt động của HS khi xây dựng phải quán triệt tính hệ thống, phải đƣợc sắp xếp và sử dụng cũng phải theo một hệ thống cho từng nội dung giáo khoa, cho một bài, cho một chƣơng, một phần và cả chƣơng trình phân môn và môn học để đảm bảo rằng kiến thức mà HS tiếp thu đƣợc phải theo đúng tính hệ thống của tri thức. Vì vậy, cần phải sắp xếp các CH, BT từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tƣợng, có tính kế thừa và phát triển giúp ngƣời học nhận thức khách quan về sự vật, hiện tƣợng.
Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính thực tiễn
Việc xây dựng các CH, BT để tổ chức dạy học các kiến thức Chƣơng Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng cần phải gắn liền với cơ thể thực vật và động vật, với việc bảo vệ động thực vật, bảo vệ chính sức khỏe của bản thân HS đồng thời gắn liền với sản xuất Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp, tăng năng suất và bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững. Từ đó, HS nhận thức đƣợc ý nghĩa to lớn của tri thức mình đang khám phá và khơi dậy đƣợc hứng thú học tập của HS. Nguyên tắc này dựa trên nguyên lí nhƣ ― Lí luận gắn với thực tiễn‖; ―Học đi đôi với hành‖.