SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG GIAO NHẬN HÀNG

Một phần của tài liệu 893 vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế (Trang 29 - 30)

HÀNG HÓA

2.1.1. Giao nhận hàng hóa bằng vận đơn đường biển gốc

- Quy trình:

Sơ đồ 2.1. Quy trình giao nhận hàng hóa bằng vận đơn đường biển gốc

Nguồn: Xử lý vấn đề hàng hóa đến trước chứng từ đến sau trong giao nhận hàng hóa

(1) Người gửi hàng (người xuất khẩu) giao hàng hóa cho người chuyên chở, người chuyên chở cấp cho người xuất khẩu một vận đơn đường biển, chứng minh

người chuyên chở đã nhận được hàng theo đúng số lượng, tên hàng hóa và

thông tin

đã được thể hiện trong vận đơn

(2) Người gửi hàng thông báo cho người nhận hàng (người nhập khẩu) là đã giao hàng cho người chuyên chở và yêu cầu người nhận hàng muốn nhận

được hàng

(lấy được bộ chứng từ trong đó bao gồm vận đơn đường biển) thì phải thanh toán/chấp nhận thanh toán cho họ hoặc cho ngân hàng nhận ủy thác. Khi người

19

- Những lưu ý khi sử dụng B/L trong giao nhận hàng hóa bằng vận đơn đường biển gốc

+ Do quãng đường vận chuyển hàng hóa ngắn nên hàng hóa đã đến cảng nhưng chứng từ lại chưa được chuyển tới nước nhập khẩu dẫn tới tình trạng bên nhập khẩu đang cần hàng nhưng lại không có chứng từ để nhận hay phát sinh thêm chi phí lưu kho bãi.

+ Chữ in mặt sau của B/L chỉ khoảng 0,3mm để phòng tránh việc làm giả, do đó việc in ấn một vận đơn đường biển gốc sẽ mất nhiều thời gian, chi phí đắt hơn các loại vận đơn khác như seaway bill, surrendered bill...

+ Việc sử dụng B/L có thể gặp rủi ro bởi lẽ hành trình vận chuyển trên đường biển là khá dài, có thể chịu tác động của khí hậu, thời tiết, cướp biển.. .dẫn đến trường hợp đánh mất vận đơn đường biển gốc.

+ Ngoài ra, khi đối tác nhập khẩu là một bên uy tín, thường xuyên giao dịch thì việc sử dụng vận đơn đường biển cũng gặp trở ngại vì đôi khi rơi vào trường hợp hàng hóa đến trước, chứng từ đến sau, tốn thêm chi phí lưu kho hàng hóa cho cả hai bên.

Do đó, có thể thay thế vận đơn đường biển bằng seaway bill hoặc là bảo lãnh nhận hàng, vận đơn nộp tại cảng bốc hàng.. .Bởi lẽ chỉ có vận đơn đường biển gốc mới có chức năng sở hữu hàng hóa, còn khi sử dụng seaway bill thì cho phép người nhập khẩu có thể nhận hàng hóa ở cảng đến mà không cần B/L gốc, chỉ cần giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, giấy giới thiệu của tổ chức, công ty.. .chứng minh mình chính là người nhận hàng là có thể nhận được hàng hóa.

Một phần của tài liệu 893 vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w