Giao nhận hàng hóa sử dụng bảo lãnh nhận hàng

Một phần của tài liệu 893 vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế (Trang 30 - 33)

Bảo lãnh nhận hàng là dịch vụ thường được phát hành kèm với Thư tín dụng, giúp nâng cao mức độ tin cậy, uy tín của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể nhận được hàng hóa trước khi nhận được bộ chứng từ vận chuyển.

20

- Quy trình:

Sơ đồ 2.2. Quy trình giao nhận hàng hóa sử dụng bảo lãnh nhận hàng

Nguồn: Tổng hợp quy trình từ Bank of China

Mô tả:

(1) Nhà xuất khẩu giao hàng cho người chuyên chở và nhận được B/L

(2) Nhà xuất khẩu gửi bộ chứng từ hàng hóa trong đó bao gồm B/L cho ngân hàng của nhà xuất khẩu

(3) Ngân hàng xuất khẩu chuyển bộ chứng từ sang cho ngân hàng nhập khẩu trong khi hàng hóa đã cập cảng đến (hàng hóa đến trước, chứng từ đến sau) (4) Nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu bảo lãnh nhận hàng gửi đến ngân hàng

21

(5) Sau khi kiểm tra, Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chấp nhận bảo lãnh nhận hàng, và người nhập khẩu gửi đơn này cho người chuyên chở

(6) Nhà nhập khẩu nhận hàng hóa từ người chuyên chở. Khi chứng từ đến, nhà nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu để đổi lại bộ chứng từ. Và giao lại bộ chứng từ cho người chuyên chở để nhận lại bão lãnh nhận

hàng trước đó đã gửi, người chuyên chở đồng thời gửi lại bảo lãnh nhận hàng này

cho ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu

- Những lưu ý khi sử dụng bảo lãnh nhận hàng

Để ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng thì nhà nhập khẩu cần thỏa mãn ba điều kiện:

+ Chỉ áp dụng cho phương thức thanh toán L/C bởi chỉ ngân hàng phát hành mới có quyền bảo lãnh nhận hàng.

+ Bên nhà nhập khẩu phải đảm bảo rằng chấp nhận mọi sai biệt của bộ chứng từ

xuất trình theo L/C (nếu có) và không vì bất kì lí do nào mà từ chối thanh toán. + L/C cũng phải quy định 3 bản gốc vận đơn đường biển phải gửi tới NHPH. Ngoài ra, để phòng ngừa rủi ro khi ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng cho người nhập khẩu và thanh toán cho người xuất khẩu nhưng không thu hồi đủ trọn bộ B/L gốc, và đã có một người khác nắm giữ B/L gốc xuất trình đòi hàng hoá từ người chuyên chở, trường hợp này ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi người nhập khẩu không nhận được lô hàng đã mua, do đó để phòng ngừa rủi ro này ngân hàng cần lưu ý chỉ phát hành bảo lãnh nhận hàng khi B/L được kí phát theo lệnh của chính ngân hàng và người nhập khẩu phải làm thủ tục thanh toán đầy đủ cho lô hàng.

- Tình huống thực tiễn:

NMI (Việt Nam) ký hợp đồng mua bán với một công ty thương mại của Ản Độ (FZE India) , hàng là hạt bi (steel ball) , đóng trong 04 cont 40’ HQ. Điều kiện giao hàng: C&F Hồ Chí Minh. Nhà sản xuất, đồng thời cũng là shipper, là một nhà máy ở China , hàng sẽ đi trực tiếp từ cảng Shanghai, China đến Hồ Chí Minh, như vậy đồng nghĩa công ty FZE chỉ là một công ty mua đi bán lại. Hợp đồng mua bán quy định thanh toán bằng L/C. Bên NMI Việt Nam tiến hành mở L/C tại ngân hàng

22

lý của FWD vận chuyển lô hàng này cho bên bán) phát thông báo hàng đến, hàng đã cập cảng Hồ Chí Minh. Lô hàng được 14 ngày DEM (Miễn phí lưu Cont 14 ngày) tại cảng. Tuy nhiên đến 01/05, bên công ty Ản Độ vẫn chưa xuất trình được bộ chứng từ theo yêu cầu L/C cho ngân hàng do chưa chuẩn bị được đầy đủ bộ chứng từ, cụ thể là chưa chuẩn bị được vận đơn đường biển gốc và giấy chứng nhận xuất xứ. Điều này dẫn tới bên NMI của Việt Nam không thể nhận hàng hoá khi chưa có bộ chứng từ. Và để tránh chi phí lưu container quá lớn, khi chưa có vận đơn gốc được ký hậu, NMI Việt Nam yêu cầu nhận hàng bằng bảo lãnh nhận hàng.

Một phần của tài liệu 893 vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w