Có 2 trường hợp sử dụng vận đơn xuất trình tại cảng đi như sau: 26
người xuất khẩu chưa hoàn thành các chứng từ khác của lô hàng nên chưa gửi được B/L cho người nhập khẩu. Trong trường hợp này, người xuất khẩu phải đề nghị hãng tàu “surrender” B/L gốc đó (theo lệnh của nhà nhập khẩu). Sau khi hãng tàu bên đầu xuất “surrender” B/L gốc đó, nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng mà không cần phải có B/L gốc.
TH2: Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu lường trước được khả năng hàng hóa đến
trước, chứng từ đến sau nên ngay từ đầu đã sử dụng vận đơn xuất trình tại cảng đi - Quy trình:
Đối với TH1:
____________________________ (2) Phát hành B/L ——T——--- --- (4) Thông báo thả hàng Người nhập khẩu (6) Nhận hàng Hãng tàu đầu nhập --- --- --- (5) Xuất trình giấy tờ
Nguồn: VINATRAIN
(1) Hãng tàu đầu xuất nhận được hàng của người xuất khẩu
(2) Hãng tàu phát hành B/L gốc cho người xuất khẩu để chứng minh đã nhận hàng với số lượng như đã liệt kê trong B/L gốc
27
(3) Hàng đã đến cảng nhập nhưng chứng từ chưa đến. Khi đó, người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu mang B/L gốc đến hãng tàu đầu xuất để thực hiện
surrender
(4) Hai bên hãng tàu trao đổi, khi nào bên hãng tàu đầu xuất xác nhận thì hãng tàu đầu nhập thả hàng cho người nhập khẩu. Tiếp đó, hàng tàu đầu xuất sẽ
đóng dầu mộc đỏ chữ “Surrender” lên B/L gốc, và gửi bản scaned này cho người
xuất khẩu. Bản scaned được người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu để chứng
minh mình đã release hàng.
(5) Người nhập khẩu xuất trình giấy tờ liên quan để chứng minh mình là người nhận hàng như thông báo hàng đến và giấy giới thiệu công ty là có thể nhận
được hàng (6) (không cần bản scaned). Đối với TH2:
Quy trình thực hiện như trường hợp 1, chỉ khác là ở trường hợp 2, cả hai bên đều chủ động trong việc xác định sẽ sử dụng vận đơn xuất trình tại cảng đi, nên người xuất khẩu không cần cầm vận đơn B/L đến hãng tàu để thực hiện surrender. - Những lưu ý khi sử dụng vận đơn xuất trình tại cảng đi
Vận đơn xuất trình tại cảng đi được sử dụng trong trường hợp: + Hai bên muốn giảm thiểu chi phí, không cần phát hành B/L gốc
+ Nhà nhập khẩu không có nhu cầu bán lại lô hàng vì surrendered B/L không thể chuyển nhượng được
+ Người nhập khẩu và người xuất khẩu có quan hệ gần gũi như cùng thuộc một tập đoàn hoặc là khách hàng đã làm ăn lâu dài
Đối với trường hợp 1 (hàng hóa đến trước, chứng từ đến sau) có thể làm chi phí tăng lên, do người xuất khẩu, người nhập khẩu phải trả 2 lần lệ phí cho hãng
28
Khi dùng Surrendered B/L, hãng tàu sẽ thả hàng khi nào có lệnh của người xuất khẩu. Tuy nhiên, một số hãng tàu có thể thông đồng với người nhập khẩu để nhận hàng, bất chấp có lệnh thả hàng của người xuất khẩu hay chưa. Do đó, người xuất khẩu nên giành quyền thuê tàu là tốt nhất. Trước khi thả hàng, người xuất khẩu phải kiểm tra việc thanh toán của người nhập khẩu. Và người nhập khẩu cũng cần kiểm tra việc thanh toán của mình đã hoàn thành chưa, tránh trường hợp hàng đến rồi, nhưng thanh toán chưa đủ nên người xuất khẩu không thả hàng. Khi đó lỗi thuộc về người nhập khẩu, để nhận được lô hàng này, ngoài thanh toán tiền hàng, người nhập khẩu còn mất thêm chi phí lưu công tại bãi của cảng.