Giao nhận hàng hóa sử dụng giấy gửi hàng đường biển

Một phần của tài liệu 893 vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế (Trang 34 - 36)

Việc sử dụng giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill) thì có thể khắc phục một số nhược điểm của vận đơn đường biển (B/L) như việc in ấn B/L gây mất thời gian, tốn kém. Ngoài ra vận đơn đường biển không thích hợp với các phương tiện truyền số liệu hiện đại, vì khi sử dụng B/L bắt buộc phải có chứng từ gốc (do đó, có

24

- Quy trình:

Sơ đồ 2.4. Quy trình giao nhận hàng hóa sử dụng giấy gửi hàng đường biển

(2) Phát hành SWB

—---► ◄---

(1) Giao hàng

Nhà xuất khẩu Hãng tàu (đầu xuất)

(3) Thông báo việc sử dụng

Nhà nhập khẩu Hãng tàu (đầu nhập

(5) Nhận hàng

◄--- -

(4) Xuất trình giấy tờ

---—►

Nguồn: Giáo trình vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương

(1) Nhà xuất khẩu giao hàng cho hàng tàu ở đầu xuất và yêu cầu họ phát hành giấy gửi hàng đường biển thay vì trọn bộ 3 bản B/L gốc.

(2) Hàng tàu sẽ trao lại giấy gửi hàng đường biển (SWB) cho người xuất khẩu. Người xuất khẩu chỉ cần gửi bản mềm SWB này kèm theo chứng từ lô hàng,

không nhất thiết phải gửi bản SWB gốc này.

(3) Hai bên hãng tàu sẽ nhanh chóng trao đổi về việc sử dụng SWB, lúc đó coi như lô hàng này đã được thả ra. Việc thả hàng này áp dụng theo sự tiến bộ của

khoa học-kĩ thuật, cụ thể là thông qua hệ thống điện tử nội bộ, giúp cho hai bên

hãng tàu nhanh chóng cập nhật thông tin, thả hàng nhanh chóng, kịp thời (4) Người nhập khẩu xuất trình Thông báo hàng đến và giấy giới thiệu công

ty cho hãng tàu đầu nhập

(5) Nếu người nhập khẩu xuất trình giấy tờ chứng minh người nhập khẩu là Consingee thì có thể nhận được hàng.

- Những lưu ý khi sử dụng giấy gửi hàng đường biển

Người xuất khẩu (1) Giao hàng cho hãng Hãng tàu đầu xuất 25

hoặc người nhập khẩu đã ứng trước một khoản tiền để làm tin.. .vì khi sử dụng SWB thì người nhận hàng chỉ cần xuất trình bản sao (bản copy) SWB cũng có thể nhận được

hàng hoá mà không cần xuất trình bản gốc như đối với lô hàng dùng B/L.

+ Cả hai bên muốn giảm chi phí, vì phí phát hành vận đơn đường biển (B/L) hoặc

phí surrendered B/L, telex release, chi phí gửi vận đơn đường biển thì cao hơn nhiều.

+ Người nhập khẩu không có nhu cầu bán lại lô hàng bởi SWB không có chức năng sở hữu hàng hóa

Bên cạnh đó, khi sử dụng SWB, có trường hợp người nhập khẩu là người thuê tàu, cho dù người xuất khẩu đã thỏa thuận với hãng tàu khi nào người xuất khẩu xác nhận mới được thả hàng và hãng tàu cũng đã đồng ý, nhưng nếu người nhập khẩu là người thuê tàu, họ có thể dùng sức ép này đề nghị hãng tàu thả hàng, làm theo đúng nguyên tắc của SWB thả hàng khi có đầy đủ giấy tờ chứng minh mình là người nhận hàng. Khi đó, người xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro là mặc dù chưa được thanh toán nhưng người nhập khẩu vẫn có thể nhận được hàng.

÷ Do đó, trong trường hợp sử dụng SWB, người xuất khẩu nên giành quyền thuê tàu để tiếng nói của người xuất khẩu đối với hãng tàu có trọng lượng hơn, tránh được rủi ro thả hàng khi chưa có sự chấp thuận của người xuất khẩu.

Giấy gửi hàng đường biển hầu như không được các ngân hàng chấp nhận là một chứng từ vận tải khi thanh toán bằng L/C. Vì SWB thường ghi đích danh người nhập khẩu là người nhận hàng, người nhập khẩu sẽ không cần sự xác nhận/ủy quyền của ngân hàng hay cũng không cần bộ chứng từ lô hàng mà ngân hàng đang giữ trong tay mà vẫn có thể nhận hàng. Do đó, muốn sử dụng SWB, trước khi mở L/C, các ngân hàng sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu kí quỹ 100% để tránh rủi ro này. Ngoài ra việc sử dụng SWB cũng có những bất lợi trong kinh doanh khi lô hàng không thể chuyển nhượng được bằng hình thức kí hậu.

Một phần của tài liệu 893 vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w