Phương thức thanh toán Chuyển tiền

Một phần của tài liệu 893 vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế (Trang 41 - 72)

2.2.2.1. Quy trình luân chuyển vận đơn đường biển:

- Nhà xuất khẩu gửi hàng và gửi trực tiếp bộ chứng từ nhận hàng (bao gồm B/L) cho nhà nhập khẩu.

2.2.2.2. Thời điểm thanh toán và trường hợp áp dụng:

- Thời điểm thanh toán:

+ Chuyển tiền trả trước: một khoản tiền nhất định sẽ được nhà nhập khẩu chuyển cho nhà xuất khẩu trước khi giao hàng.

+ Chuyển tiền sau: nhà nhập khẩu sau khi nhận được hàng mới thực hiện thanh toán.

- Trường hợp áp dụng: phương thức này có nhiều sự tiện lợi trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và thường phù hợp với những hợp đồng ngoại thương

30

hoặc nhận được hàng nhưng chưa đủ số lượng, chất lượng kém, thậm chí là không nhận được hàng.

+ Chuyển tiền trả sau: khi hàng hóa đã được giao nhưng nhà nhập khẩu chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ (trong khi đã nhận được hàng) khiến cho nhà xuất khẩu không có đủ vốn quay vòng để tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Nhà nhập khẩu còn có thể lấy lí do hàng kém chất lượng để ép giá hoặc trì hoãn việc thanh toán. Ngoài ra, nếu hàng hóa đã đến cảng nhập nhưng người nhập khẩu không nhận hàng thì người xuất khẩu phải bán hàng hóa rẻ dọc đường cho một bên khác, hoặc phải chịu thêm chi phí để đưa hàng hóa trở lại cảng xuất.

2.2.2.3. Những lưu ý về vận đơn

- Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà ngân hàng chịu trách nhiệm chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi theo lệnh của người

trả tiền. Do đó, trách nhiệm của ngân hàng trong phương thức này là thực hiện

thanh toán để hưởng hoa hồng, họ không có trách nhiệm về việc kiểm tra

chứng từ

cũng như không có yêu cầu gì về chứng từ. Mọi yêu cầu về chứng từ trong phương

thức này phụ thuộc hoàn toàn vào người xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân

hàng chỉ

đứng ra là bên tư vấn việc sử dụng vận đơn nào sẽ giảm thiểu rủi ro cho bên

mà họ

phục vụ.

- Đối với Chuyển tiền trả trước: do nhà nhập khẩu đã chuyển toàn bộ tiền hàng hoặc một phần tiền hàng trước cho nhà xuất khẩu, nên yêu cầu về vận đơn

trong trường hợp này là không quá khắt khe, tương tự như thanh toán bằng phương

31

2.2.3. Phương thức thanh toán Nhờ thu trơn

Nhờ thu trơn là việc nhờ thu cho các chứng từ tài chính như hối phiếu, séc.. .không gồm các chứng từ thương mại.

2.2.3.1. Quy trình luân chuyển vận đơn đường biển

- Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã kí, người xuất khẩu tiến hành giao hàng và chuyển thẳng bộ chứng từ thương mại cho người nhập khẩu để nhận hàng.

2.2.3.2. Thời điểm thanh toán và trường hợp áp dụng

- Thời điểm thanh toán: ngay khi ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu kèm chỉ thị nhờ thu tới người nhập khẩu, người nhập khẩu phải có trách nhiệm thanh

toán hoặc kí chấp nhận lên hối phiếu. 2.2.3.3. Những lưu ý về vận đơn

- Người xuất khẩu nên để hàng hóa giao theo lệnh của mình, nhằm mục đích giữ quyền kiểm soát cho lô hàng đó, khi nhà nhập khẩu kí chấp nhận lên hối phiếu

hoặc thanh toán tiền hàng, nhà xuất khẩu chỉ cần kí hậu B/L chuyển nhượng quyền

sở hữu hàng hóa cho người nhập khẩu. Trong trường hợp hàng hóa đã đến, nhưng

người nhập khẩu không muốn nhận hàng, người xuất khẩu cũng có thể bán lô hàng

này và chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa cho một người khác. Để

phòng tránh

rủi ro cho người xuất khẩu, người xuất khẩu nên sử B/L đích danh, không nên sử

dụng Surrenderd B/L hay Seaway Bill. Nếu sử dụng Surrenedered B/L,

Seaway Bill

thì cần kiểm tra nhà xuất khẩu đã thanh toán tiền hàng chưa trước khi yêu cầu hãng

Ngân hàng nhờ Ngân hàng thu hộ --- --- --- 32

người mua. Thêm nữa, công ty EPE uỷ thác cho một công ty giao nhận vận tải tại Việt Nam có tên là TK thuê tàu chở hàng từ thành phố Hồ Chí Minh đến Sydney. Ngày 20/12/2006, hàng được bốc lên tàu tại thành phố Hồ Chí Minh, hãng tàu cấp vận đơn chủ cho công ty vận tải TK, trên cơ sở đó công ty vận tải TK cấp vận đơn thứ cấp (House B/L) cho công ty SH Việt Nam với tư cách là người giao hàng, vận đơn này ghi đích danh EPE là người nhận hàng ở cảng đến. Đến ngày 6/1/2007 hàng đến Sydney, ngày 14/1/2007, hãng tàu giao hàng cho đại lý bên đầu nhập của công ty TK, nhưng do EPE không đến nhận hàng, chi phí lưu kho, phạt lưu container lên tới 19.000 AUD. 3 tháng sau đó, EPE vẫn không đến kho ngoại quan của hải quan Sydney nhận hàng, trong khi đó công ty giao nhận vận tải TK cũng không thể cho hàng hoá quay trở lại Việt Nam theo yêu cầu của SH - người gửi hàng, bởi theo TK đây là vận đơn đích danh nên SH không thể ra lệnh chở hàng về Việt Nam.

Qua trường hợp đã phân tích ở trên, có thể thấy, người xuất khẩu nên để hàng hoá giao theo lệnh của mình, để có thể giữ quyền kiểm soát cho lô hàng, phòng trường hợp người nhập khẩu không muốn nhận hàng thì người xuất khẩu có thể bán lại lô hàng ngay tại nước nhập khẩu hay có thể ra lệnh cho hàng quay về nước xuất khẩu.

2.2.4. Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

- Nhờ thu kèm chứng từ là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo các chứng từ tài chính. Ở phương thức này, người xuất

khẩu đã giảm thiểu được rủi ro thông qua việc chuyển chứng từ cho ngân hàng.

Ngân hàng giúp nhà xuất khẩu không chỉ thu tiền mà còn chịu trách nhiệm về việc

khống chế bộ chứng từ, đến khi nào nhận được tiền hoặc có giấy hứa trả tiền, thư

cam kết.. .thì mới trao bộ chứng từ. 33

Sơ đồ 2.6. Quy trình luân chuyển vận đơn trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

(9) (3)

(4)

(7) (6)

(5)

Người xuất khẩu ”---(T)--- k

(2)

Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương

(1) Hai bên kí kết một hợp đồng mua bán, đồng ý sử dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”

(2) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu.

(3) Nhà xuất khẩu gửi tới ngân hàng nhờ thu đơn yêu cầu nhờ thu cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính (nếu có)). (4) Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi kèm bộ chứng từ tới Ngân

hàng thu hộ.

(5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ tới người nhập khẩu.

(6) Nhà nhập khẩu chấp hành Lệnh nhờ thu bằng những cách sau: + Thanh toán ngay

+ Chấp nhận hối phiếu

(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu.

(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền đã thu hộ, hoặc chuyển hối phiếu đã được kí chấp nhận, kì phiếu, hoặc giấy nhận nợ đã phát hành cho ngân hàng thu hộ.

34

(9) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hối phiếu đã được kí chấp nhận, hoặc giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.

2.2.4.2. Thời điểm thanh toán

- Thời điểm thanh toán: nhìn chung có 2 phương thức để trao chứng từ gồm: + D/P at sight: Thanh toán ngay khi nhìn thấy thì được trao chứng từ + D/A: Chấp nhận thanh toán thì được trao chứng từ

Nếu điều kiện D/P mà không nói rõ at sight hay X days after sight thì được hiểu là D/P at sight.

2.2.4.3. Những lưu ý khi sử dụng vận đơn

B/L nên được phát hành theo lệnh của ngân hàng thu hộ, khi nhà nhập khẩu chấp nhận/thanh toán hối phiếu thì ngân hàng thu hộ mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu. Cũng vì lí do này nên ngân hàng thu hộ muốn giảm rủi ro cho mình thì sẽ yêu cầu vận đơn phải chuyển nhượng được, vận đơn đã bốc hàng lên tàu...phòng trường hợp nhà nhập khẩu không muốn nhận hàng, ngân hàng có thể bán lại lô hàng cho một khách hàng mới.

2.2.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

2.2.5.1. Quy trình luân chuyển vận đơn đường biển

- Quy trình luân chuyển B/L:

Sơ đồ 2.7. Quy trình luân chuyển vận đơn đường biển trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (3) NHPH (6’) NHTB (8) (9) (2) Người nhập khẩu Í71 ---(1) (7’) , (6) ị I (4)

Người xuất khẩu

, (5) ,

35

(1) Hai bên kí kết một hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán là tín dụng chứng từ

(2) Căn cứ vào các quy định của hợp đồng, nhà nhập khẩu làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành (ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu) mở một L/C với

người thụ

hưởng là người xuất khẩu

(3) Nếu ngân hàng phát hành đồng ý mở L/C, ngân hàng sẽ thông báo cho ngân hàng thông báo rằng có một L/C đã được mở

(4) Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C (5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C

(6) (6’) Nhà xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng phát hành để được thanh toán.

(7) (7’) Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu xuất trình phù hợp theo yêu cầu của L/C thì ngân hàng tiến hành thanh toán, nếu không thì ngân hàng sẽ

trao lại bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

(8) Nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho ngân hàng phát hành (9) NHPH trao chứng từ cho nhà nhập khẩu

2.2.5.2. Thời điểm thanh toán

Ngay sau khi ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ phù hợp theo những quy định của L/C thì ngân hàng phát hành sẽ tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu. Ngay sau đó, nhà nhập khẩu muốn nhận được bộ chứng từ để đi nhận hàng thì phải thanh toán cho ngân hàng phát hành.

2.2.5.3. Những lưu ý khi sử dụng vận đơn

Trong thanh toán quốc tế, việc thanh toán được dựa trên cơ sở chứng từ, chứ không dựa vào hàng hóa. Nhà xuất khẩu có nhận được tiền hay không, nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào chứng từ có phù hợp với L/C hay không, bất kì một sai sót nhỏ trên vận đơn cũng có thể trở thành căn cứ để ngân hàng trì hoãn, từ chối thanh toán. Và mọi yếu tố không chính xác trên chứng từ đều phải được sửa chữa,

36

hay từ chối thanh toán dẫn tới rủi ro cho người xuất khẩu: ứ đọng vốn, biến động về tỷ giá gây khó khăn trong sản xuất.

Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, chứng từ luôn luôn được phát hành theo lệnh của ngân hàng phát hành, hay ngân hàng phát hành chính là chủ sở hữu của lô hàng đó. Để giảm rủi ro cho mình, ngân hàng phát hành sẽ yêu cầu vận đơn phải chuyển nhượng được, vận đơn đã bốc hàng lên tàu...phòng trường hợp nhà nhập khẩu không muốn nhận hàng, ngân hàng có thể bán lại lô hàng cho một khách hàng mới.

2.3. SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP VÀ KHIẾU NẠI

Tổn thất đối với hàng hóa là một điều không thể tránh khỏi khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong trường hợp này, vận đơn đường biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì nó là bằng chứng của việc giao nhận hàng hóa giữa người chuyên chở và người xuất khẩu. Ngoài ra, mặt sau của chứng từ này đã được in rất nhiều điều khoản iên quan đến trách nhiệm vận chuyển, do đó việc xác định xem ai là người phải bồi thường trong trường hợp tổn thất này cũng sẽ dễ dàng hơn.

2.3.1. Quy trình yêu cầu bồi thường cho hàng hóa bị tổn thất và mất mát tại cảng đích

2.3.1.1. Đối với hãng tàu

Người nhận hàng ngay khi phát hiện hàng hóa xảy ra tổn thất, mất mát thì phải gửi khiếu nại tổn thất ngay cho hãng tàu. Theo Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam năm 2015, trong trường hợp mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên ngoài, thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển về mất mát, hư hỏng chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày nhận hàng. Đối với các công ước quốc tế thì khoảng thời gian gửi thông báo khiếu nại sẽ khác nhau, theo Công ước Brussels 1924 thì thông báo phải gửi trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng, theo Công ước Hamburg thì phải gửi trong 15 ngày kể từ ngày giao hàng, Công ước Rotterdarm thì phải gửi trong 7 ngày kể từ ngày giao hàng.

37

nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hàng hóa bị hư hỏng. Ngoài ra, để chắc chắn rằng hàng hóa bị hư hỏng ngay khi nhận được hàng, người nhận hàng phải chụp lại hình ảnh hàng hóa bị tổn thất, hư hỏng (có xác nhận thời gian, địa điểm chụp hình) gửi cho hãng tàu.

Khi giám định viên đến giám định, họ sẽ xem xét hàng hóa được đóng gói, được xếp ra sao, container được xếp lên tàu như thế nào, container có chất lượng tốt không.. .để xác định xem lỗi hàng hóa bị hư hỏng thuộc về trách nhiệm của bên nào. Khi đã có kết quả từ giám định viên, người nhận hàng gửi văn bản đòi bồi thường cho hãng tàu. Văn bản này gồm có hóa đơn mua bán thể hiện trị giá của lô hàng, giấy tờ thể hiện quyền sở hữu, giấy giám định xem hàng hóa bị hư hỏng bao nhiêu phần trăm, đơn yêu cầu thiệt hại ghi rõ số tiền cần bồi thường với ghi chú rõ ràng nguyên nhân tại sao hàng hóa bị hư hỏng.

Sau khi hãng tàu nhận được đơn khiếu nại về tổn thất, hãng tàu sẽ liên hệ ngay với người chuyên chở vận chuyển lô hàng đó, ví dụ như thuyền trưởng, thuyền phó.để xác nhận xem hãng tàu có vận chuyển lô hàng này hay không và trên đường vận chuyển thì có gặp vấn đề gì ảnh hưởng tới lô hàng ở bên trong container hay không. Nếu tiếp đó, hãng tàu nhận được văn bản yêu cầu bồi thường, hãng tàu sẽ phải thông báo xem hãng tàu có chấp thuận văn bản này hay không. Nếu không thì phải chỉ rõ ra bằng chứng lỗi làm hư hỏng hàng hóa mà giám định viên đưa ra không phải lỗi của hãng tàu, còn có tiếp nhận văn bản yêu cầu đòi bồi thường thì văn bản này sẽ được hãng tàu xử lý trong khoảng thời gian từ 4 tuần đến 6 tuần theo quy định của pháp luật và mức độ thiệt hại của hàng hóa.

Theo công ước Brussels “Trong bất kỳ trường hợp nào, người chuyên chở và tàu cũng không chịu trách nhiệm về những mất mát hay hư hỏng của hàng hoá vượt qua số tiền 100 bảng Anh một kiện hay một đơn vị hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác, trừ khi người gửi hàng đã khai tính chất và trị giá hàng hoá trước khi xếp hàng xuống tàu và lời khai đó có ghi vào vận đơn. Lời khai, nếu có ghi vào vận đơn, sẽ là bằng chứng hiển nhiên nhưng không có tính chất ràng buộc và quyết định đối với người chuyên chở. Người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở và người gửi hàng, có thể thoả thuận với nhau một số tiền

Một phần của tài liệu 893 vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế (Trang 41 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w