Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu 612 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn grant thornton thực hiện (Trang 41)

Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán và các cấp lãnh đạo của công ty kiểm toán sẽ tiến hành tổng hợp các kết quả, đánh giá lại sai sót, lập và phát hành báo cáo kiểm toán, đồng thời soát xét và đánh giá lại chất lượng

của cuộc kiểm toán đã thực hiện.

Việc soát xét các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên cần được thực hiện một chặt chẽ. Cơ chế kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán cần được xây dựng dựa

theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 - Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Đây chính là một trong số những nhân tố đảm bảo cho thành công của cuộc kiểm toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Nội dung chương 1 được chia làm hai phần cụ thể như sau:

Phần 1, em tập trung vào các lý thuyết về TSCĐ để đưa ra những đặc điểm tính chất về khoản mục TSCĐ trên BCTC. Thông qua đó, em đưa ra những hạch toán về một

số trường hợp kế toán phát sinh điển hình liên quan đến tài sản cố định trong một năm tài chính. Ngoài ra, em cũng dựa vào thông tư 200 và thông tư 45 để đưa ra cách xác định về nguyên giá và bản chất của TSCĐ.

Phần 2, em đi vào quy trình kiểm toán BCTC khoản mục TSCĐ nói chung đối với các doanh nghiệp. Đây là tiền đề để đi vào phân tích chi tiết quy trình này tại Công ty TNHH Grant Thornton với ví dụ minh họa cụ thể tại chương 2.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GRANT THORNTON THỰC HIỆN

Trong khoảng thời gian thực tập do học viện quy định, em đã có cơ hội thử sức với kì thi tuyển dụng thực tập sinh do Grant Thornton (GT) tổ chức. Mỗi công ty kiểm toán có một thế mạnh riêng, một nét cuốn hút riêng và kì thi tuyển dụng tại mỗi công ty cũng có sự phong phú riêng mang đậm bản chất của công ty. Bản thân em đã có cơ hội thực tập và làm việc trong ba tháng tại GT và em đã có những trải nghiệm nghề nghiệp thực tế đầu tiên gắn liền với kiến thức bản thân được đào tạo tại Học viện. Chính cơ hội thực tập này đã thôi thúc em thực hiện khóa luận của bản thân. Dưới đây, em sẽ đưa ra những thông tin cơ bản về Công ty TNHH Grant Thornton cũng như quy trình kiểm toán

BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng.

2.1. Khái quát về công ty TNHH Grant Thornton

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1993, công ty Bourne Griffiths Việt Nam, là công ty liên doanh với CONCETTI là tiền thân của công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam.

Năm 1999, tên gọi Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam chính thức được sử dụng. Ngày 1 tháng 7 năm 2014, công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) và Công ty TNHH

Kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA (“ACPA”) đã thỏa thuận và tiến hành sáp nhập hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Sau khi sáp nhập sẽ tiếp tục là thành viên chính thức của mạng lưới Grant Thornton toàn cầu và hoạt động dưới tên gọi Grant Thornton gồm 14 Chủ phần hùn và 230 nhân viên chuyên nghiệp tại các văn phòng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các thông tin chung về công ty:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: số 0101476557 (ngày 5 tháng 7 năm 2014 do Sở Ke hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội - Phòng Đăng ký Kinh doanh cấp)

Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Grant Thornton Vietnam Co. Ltd

Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Đường Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, TP HCM.

Chi nhánh văn phòng tại Hà Nội: Tầng 18 - Tòa nhà Quốc tế Hòa Bình - 106, Hoàng Quốc Việt.

Điện thoại: +84 4 3850 1686 Website: http://gt.com.vn

Mã số thuế: 01 0011 2204 Email: info@vn.gt.com

Hiện nay, Grant Thornton Việt Nam có khoảng 230 nhân viên tại 2 khu vực: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó hơn 20 chuyên gia có chứng chỉ CPA do Bộ Tài chính cấp, 9 chuyên gia có chứng chỉ CFA. Đặc biệt, công ty có 5 chuyên gia nước ngoài

giàu kinh nghiệm, đã từng làm việc nhiều nơi tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và 22 Kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề trong năm 2015. Chính vì thế, phạm vi hoạt động chính của công ty là ở Việt Nam, đồng thời, còn mở rộng ra các nước trong khu vực lân cận như Lào và Campuchia.

Grant Thornton Việt Nam cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bao gồm dịch vụ Kiểm

toán, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý, dịch vụ tư vấn thuế, ...

Thứ nhất, dịch vụ kiểm toán bao gồm: Dịch vụ kiểm toán độc lập BCTC cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các công ty trong nước, các dự án được tài trợ bởi

Thứ hai, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm: Tư vấn cổ phần hóa, Tư vấn cơ

cấu chiến lược, Định giá doanh nghiệp, Hỗ trợ giao dịch, Chuẩn bị niêm yết và Tài chính

dự án, ...

Thứ ba, dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý như: Hỗ trợ thành lập Doanh nghiệp, Thành lập

công ty ở nước ngoài, Hoạch định chiến lược kinh doanh, Rà soát hoạt động kinh doanh,

Nghiên cứu khả khi, Nghiên cứu thị trường và Quản lý dự án.

Thứ tư, dịch vụ tư vấn doanh nghiệp như: Kế toán trưởng, Dịch vụ kiểm tra kế toán, Tư vấn về hệ thống kế toán và KSNB thích hợp cho từng khách hàng; Công việc hành chính

và các quy trình về lập bảng lương được đơn giản hoá đáng kể và khách hàng có nhiều thời gian tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh, ...

Thứ năm, dịch vụ tư vấn thuế: đưa ra các giải pháp sáng tạo cho những vấn đề thuế giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí thuế và giải quyết các vướng mắc tồn đọng về thuế. Grant Thornton giúp khách hàng khối doanh nghiệp cơ cấu đầu tư của họ tại Việt nam và hỗ trợ các hoạt động quốc tế để đầu tư vốn vào những nơi hoặc những lĩnh vực có mức thuế suất thuế thấp giữa những nơi thuộc hệ thống pháp luật khác nhau.

Trong đó, dịch vụ cốt lõi của Grant Thornton Việt Nam là dịch vụ kiểm toán, đóng góp trên 80% tổng giá trị doanh thu cho Công ty. Số lượng kiểm toán viên chiếm 70% nguồn

nhân lực trong Công ty. Công ty cũng thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán cho nhân viên hàng tháng hoặc hàng quý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp

Nhóm khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án của các tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, mảng khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án phi chính phủ gần như Công ty giữ vị trí độc tôn tại thị trường Việt Nam. Chính công việc kiểm toán các dự án này mang lại nguồn doanh thu lớn và là thế mạnh cho Công ty, đặc biệt là Văn phòng Hà Nội.

Những khách hàng chiếm thị phần lớn nhất bao gồm: Các dự án Công ty tham gia kiểm toán như Trung tâm Sức khỏe sinh sản và gia đình (RAFH), Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Hà Lan (NOVIB), Pathfinder International tại Việt Nam, Hanoi Family Medical Practice; các khách hàng thuộc khối khách sạn và du lịch giải trí như Khách sạn Sunway

Hotel, Công ty Liên doanh Văn hóa Thể thao dưới nước (Sai Gon Water Park), Hilton Opera Hà Nội; các khách hàng thuộc khối may mặc và thời trang như Công ty Cổ phần Sản xuất hàng May mặc Maxport JSC, ITG Phong Phú, Ipanima Việt Nam, Regus Việt Nam; các khách hàng thuộc các cơ quan, chính phủ như Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường,Văn phòng Chính phủ Việt Nam, đại sứ quán Australia, đại sứ quán Hoa Kỳ ...

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Grant Thornton Việt Nam có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội. Các phòng ban đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ riêng biệt đồng thời có sự hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Sơ đồ 2.1. Tổng quát các cấp bậc chính tại công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam

Cụ thể:

Associate: Nhóm trợ lý kiêm toán Senior: Trưởng nhóm kiêm toán Manager: Trưởng phòng kiêm toán Director: Giám đốc điều hành

Partner: Giám đốc điều hành/ Chủ phần hùn Trong đó

Giám đốc điều hành/ Chủ phần hùn: trách nhiệm điều hành chung các hoạt động kiêm toán, giao dịch với khách hàng lớn, là người soát xét cuối cùng trước khi phát hành báo cáo kiêm toán, đồng thời là người cuối cùng ký báo cáo kiêm toán.

Giám đốc điều hành: chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kiêm toán, hướng dẫn, đào tạo nhân sự, duy trì mối quan hệ với khách hàng, soát xét báo cáo kiêm toán.

Trưởng phòng kiêm toán: công việc theo dõi tiến độ cuộc kiêm toán tại doanh nghiệp, lập kế hoạch, chỉ đạo nhóm kiêm toán.

Trưởng nhóm kiêm toán: chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm kiêm toán, theo dõi, giám sát công việc tại đơn vị, soát xét các công việc trước khi chuyên lên trưởng phòng kiêm toán.

Trợ lý kiêm toán: trực tiếp thực hiện các thủ tục kiêm toán cho phần hành được phân công bởi trưởng nhóm kiêm toán.

Thực tập kiêm toán: chịu trách nhiệm làm các thủ tục của những phần hành đơn giản, hỗ trợ các thành viên còn lại trong nhóm kiêm toán trong việc kiêm tra chứng từ hay thu thập tài liệu.

Công ty có sự thống nhất quản lí từ trên xuống dưới. Trong đó, giữa các phòng ban vừa có sự độc lập lại có sự liên kết lẫn nhau để các dịch vụ cung cấp bởi công ty đạt chất lượng cao nhất.

2.1.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính chung do Công ty TNHH GrantThornton thực hiện Thornton thực hiện

Quy trình kiểm toán BCTC nói chung do Công ty TNHH Grant Thornton thực hiện có thể khái quát bằng sơ đồ sau:

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Tổng hợp kết quả kiểm toán, hoàn thiện soát xét giấy tờ

Kết thúc kiểm toán

' ~ 'r '∖r∖

Tổng hợp kết quả kiểm toán, hoàn thiện soát xét giấy tờ

`---1

Nguồn: Công ty Grant Thornotn Vietnam

Nhìn vào sơ đồ 2.2 ta thấy, quy trình kiểm toán BCTC chung do GT thực hiện vẫn tuân thủ theo quy trình kiểm toán BCTC nói chung do BTC ban hành.

Giai đoạn lập kế hoạch được thực hiện trong quá trình tìm hiểu những yêu cầu của khách hàng xong GT sẽ cân nhắc xem có tham gia vào đấu thầu kiểm toán doanh nghiệp đó hay không. Đối tượng khách hàng lúc này sẽ bao gồm những khách hàng mới - GT chưa có hiểu biết gì về doanh nghiệp và khách hàng cũ - GT năm trước kiểm toán. Những doanh nghiệp mới chưa kiểm toán, GT sẽ cân nhắc xem tại sao có phải doanh nghiệp mới thành lập không hay tại sao họ lại thay đổi KTV, vì hết thời gian kiểm toán hay có vấn đề tiềm tàng nào không giải quyết được với KTV cũ nên quyết định lựa chọn

người mới. Đối với khách hàng cũ, Công ty sẽ xem xét ý kiến năm ngoái công ty đưa ra để đánh giá về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV sẽ tìm hiểu sâu hơn những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá khả năng KSNB của khách hàng để từ đó xác định rủi ro cũng như thiết lập mức trọng yếu tổng thể của toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC.

Sang tới giai đoạn thực hiện kiểm toán, lúc này các KTV sẽ tới thực địa làm việc.

Các KTV sẽ được phân công thực hiện từng phần hành do trưởng nhóm kiểm toán quyết

định (ưu tiên các phần hành có sai sót trọng yếu trước). Mỗi KTV sẽ xem xét đánh giá phần hành mình được giao rồi tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán để phát hiện

các gian lận, sai sót trên tổng thể BCTC nói chung và từng khoản mục nói riêng. Sau đó,

trưởng nhóm kiểm toán sẽ xoát xét và đưa ra những ý kiến thảo luận với khách hàng về những sai phạm mà nhóm kiểm toán coi là trọng yếu. Kết thúc thảo luận, trưởng nhóm kiểm toán sẽ gửi biên bản họp cho Chủ nhiệm kiểm toán để chủ nhiệm đưa ra những đánh giá về tính trung thực và hợp lý của những thông tin được trình bày trên BCTC của

đơn vị khách hàng. Sau đó, sẽ có một buổi họp giữa chủ nhiệm kiểm toán và ban Giám đốc cũng như kế toán trưởng của đơn vị.

Giai đoạn cuối cùng là kết luận và phát hành báo cáo. Lúc này, các KTV sẽ lập bảng tổng hợp chênh lệch kiểm toán (SAD) và tiến hành xoát xét trên toàn bộ BCTC. Tại GT, các BCTC đều được KTV tiến hành làm thủ công và được kiểm tra bởi rất nhiều

đối tượng nhân viên khác nhau để đảm bảo báo cáo phát hành không có sai sót về lỗi chính tả hoặc sai số. Sau khi KTV đảm bảo không còn sai sót sẽ tiến hành in ấn gửi BCTC kèm ý kiến kiểm toán đến đơn vị khách hàng và đồng thời GT sẽ lưu trữ cả bản cứng lẫn bản mềm của BCTC cuối cùng.

2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH GrantThornton khi tiến hành kiểm toán BCTC Thornton khi tiến hành kiểm toán BCTC

2.2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ chung của công ty

Một quy trình kiểm toán tài sản cố định bao gồm ba bước: kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán; và hoàn thành kiểm toán.

2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là bước khởi đầu mà mọi cuộc kiểm toán cần được thực hiện để thỏa mãn các điều kiện pháp lý và các điều kiện cần thiết. Bước này được quy định rõ ràng trong các chuẩn mực kiểm toán hiện hành vì tiêu chuẩn kiểm toán đầu tiên được chấp nhận chung về công việc thực địa (GAAS) đòi hỏi phải lập kế hoạch đầy đủ: " Kiểm toán viên phải lập kế hoạch đầy đủ công việc và phải giám sát bất kỳ trợ lý nào".

Một kế hoạch kiểm toán bao gồm một số thủ tục chính sau:

Các quy trình ban đầu của kiểm toán: Chấp nhận khách hàng, xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán, lựa chọn nhân viên cho kiểm toán, ký hợp đồng, thu thập thông tin và quan trọng nhất là thiết kế một kế hoach các bước cần thực hiện trong một cuộc kiểm toán cụ thể. Nội dung của bản kế hoạch kiểm toán có thể khác nhau đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng cũng như kinh nghiệm của nhóm kiểm toán đã từng cung cấp dịch vụ cho đơn vị và những cải tiến phát sinh trong quá trình kiểm toán.

45

Tại GT, quy trình này gôm các bước như sau: Thu thập thông tin khách hàng

Một phần của tài liệu 612 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn grant thornton thực hiện (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w