GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂMTOÁN NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG

Một phần của tài liệu 587 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán an việt thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91)

3.1.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch

Việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán và phân chia công việc

Việc thiếu hụt nhân viên cũng như thời gian tiến hành các cuộc kiểm toán gần nhau chính là nguyên nhân khiến công tác lựa chọn thành viên trong các nhóm kiểm toán và phân chia công việc tại An Việt còn nhiều bất cập. Để giải quyết tình trạng này, công ty cần cân nhắc tuyển thêm nhân viên mới hoặc thuê các chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ trong mùa kiểm toán. Bên cạnh đó, đối với các trưởng nhóm kiểm toán, cần có ít nhất 1 ngày nghỉ sau khi kết thúc một cuộc kiểm toán để có thể tổng kết lại các công việc của cuộc kiểm toán trước và phân chia công việc ở cuộc kiểm toán tiếp theo.

Nếu như công ty nhận thấy việc tuyển nhân viên mới không thực sự cần thiết do việc thiếu hụt nhân viên chỉ xảy ra trong giai đoạn cao điểm còn những giai đoạn khác thì việc duy trì số lượng nhân viên như hiện tại là phù hợp thì công ty có thể tiến

hành một số giải pháp khác. Công ty có thể tuyển thêm các thực tập sinh để thực tập trong giai đoạn cao điểm. Các chương trình tuyển thực tập sinh nên được thực hiện vào tầm tháng 11 đến tháng 12 trong năm, và tuyển chọn những sinh viên năm cuối có thể đi làm toàn thời gian. Sau khi tuyển được các thực tập sinh ưu tú, công ty có thể dành thời gian khoảng 1 tuần để đào tạo những sinh viên này nhằm định hướng cho các sinh viên những kiến thức cần thiết đề có thể vận dụng lý thuyết vào thực tế. Việc tuyển dụng thêm thực tập sinh sẽ giúp giảm thiểu những công việc ít cần kinh nghiệm cho các nhân viên của công ty, để có thể có thêm nhiều thời gian thực hiện các công việc khác.

về việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Theo đoạn A42, Chuẩn mực kiểm toán số 315-Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn

vị: “Hiểu về kiểm soát nội bộ giúp kiểm toán viên xác định các loại sai sót tiềm tàng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo”. Cũng tại chuẩn mực này, điều 12 có viết: “Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán. Mặc dù hầu hết các kiểm soát có liên quan đến cuộc kiểm toán thường liên quan tới báo cáo tài chính nhưng không phải tất cả các kiểm soát liên quan tới báo cáo tài chính đều liên quan đến cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với kiểm soát khác, có liên quan tới cuộc kiểm toán”. Như vậy, việc hoàn thiện công tác tìm hiểu kiểm soát nội bộ phải đảm bảo việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ

đạt được mục đích là xác định mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, trên cơ sở đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Khi thực hiện tìm hiểu kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cũng không cần thiết phải hiểu hết toàn bộ các kiểm soát mà chỉ cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính nói chung cũng như kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán nói riêng.

Trên cơ sở đó, để quá trình tìm hiểu kiểm soát nội bộ được thực hiện đầy đủ hơn, bên cạnh việc nâng cao hiểu biết cho nhân viên về tầm quan trọng của tìm hiểu kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng, công ty cũng nên xây dựng một chương trình

tìm hiểu kiểm soát nội bộ mẫu để các nhân viên có cở sở tham khảo và thực hiện. Chương trình này nên được xây dựng cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp, và phải

có sự hướng dẫn cụ thể cho nhân viên các yếu tố có thể xem xét để kết luận liệu một kiểm soát đơn lẻ hay kết hợp với các kiểm soát khác có liên quan đến cuộc kiểm toán

hay không, qua đó có thể giúp nhân viên biết được các vấn đề trọng tâm cần chú ý khi tìm hiểu, giúp tiết kiệm thời gian cho cuộc kiểm toán.

bộ của khách hàng. Việc tìm hiểu thông qua lưu đồ có thể giúp kiểm toán viên có được cái nhìn khái quát hơn về tổng thể kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó cũng giúp những kiểm toán viên mùa sau có thể dễ dàng theo dõi và phát hiện ra những thay đổi

trong KSNB của khách hàng.

Việc xác định mức trọng yếu và rủi ro

Việc xác định mức trọng yếu đòi hỏi rất nhiều về xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên để có thể lựa chọn tiêu chí thích hợp làm căn cứ xác định mức trọng yếu tùy thuộc vào tình hình của từng đơn vị được kiểm toán. Do đó công ty cần giao cho những thành viên nhiều kinh nghiệm thực hiện công việc này và cần được đánh giá lại bởi chủ nhiệm kiểm toán. Việc xác định mức trọng yếu không chỉ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch, mà kiểm toán viên phụ trách cần phải quan sát trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có bất kì thông tin gì được phát hiện gây ảnh

hưởng đến mức trọng yếu, thì kiểm toán viên phải sửa đổi mức trọng yếu đối với tổng

thể báo cáo tài chính và các mức trọng yếu cho số dư các tài khoản.. .Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện kiểm toán từng khoản mục, kiểm toán viên cần dựa vào các sai sót phát hiện trong mẫu để ước tính sai sót của toàn bộ khoản mục, so sánh các sai sót kết hợp với mức trọng yếu để đưa ra kết luận về mức độ trung thực, hơp lý.

Ngoài ra, công ty nên xây dựng một bộ những hướng dẫn lựa chọn các tiêu chí

để tính toán mức trọng yếu, cũng như tỷ lệ sử dụng đối với các tiêu chí đó. Những hướng dẫn này cần đưa ra đối với những ngành nghề, lĩnh vực hoạt động nào thì sử dụng tiêu chí như thế nào. Công ty có thể tự xây dựng dựa trên thực tế những công ty

khách hàng đã kiểm toán hoặc tham khảo cũng những công ty kiểm toán có uy tín như các công ty trong nhóm Big 4.

3.1.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Hoàn thiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích là một trong những kỹ thuật thu thập bằng chứng quan trọng,

thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phi tài chính với chỉ tiêu

tài chính, các chỉ tiêu tài chính với nhau, và tìm ra xu hướng biến động của các chỉ tiêu, nhờ đó giúp kiểm toán viên có thể phát hiện ra những điểm bất thường trên

BCTC, và trên từng khoản mục. Đây là thủ tục kiểm toán khá đơn giản, ít tốn kém thời gian, chi phí nên công ty cần thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích một cách

hiệu quả để giúp KTV tiết kiệm thời gian, chi phí cho cuộc kiểm toán.

Để thực hiện thủ tục phân tích một cách hiệu quả, kiểm toán viên cần xác định

sự phù hợp của các thủ tục phân tích cụ thể đối với các cơ sở dẫn liệu nhất định và xác định mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu sử dụng phân tích. Trong quá trình phân tích khoản mục nợ phải trả người bán, kiểm toán viên cần kết hợp thêm phân tích tỷ số để thấy được mối tương quan giữa các chỉ tiêu với nhau, bên cạnh việc so sánh ngang để thấy chiều hướng biến động của một chỉ tiêu. Kiểm toán viên có thể áp dụng

một số tỷ suất như: Phải trả người bán/Tổng nợ ngắn hạn; Phải trả người bán/Tổng giá trị hàng mua; Tính toán số vòng quay khoản phải trả năm nay và so sánh với năm

trước.

Để tăng hiệu quả khi sử dụng thủ tục phân tích, kiểm toán viên có thể so sánh kết quả tính toán từ phân tích tỷ suất với các số liệu bình quân của ngành, của các công ty uy tín, công ty đầu ngành trong lĩnh vực của công ty khách hàng kết hợp với các thông tin về tình hình môi trường kinh doanh, tình hình chung của nền kinh tế để phân tích. Tuy nhiên các số liệu này cần đảm bảo có được từ những nguồn thông tin uy tín, có đảm bảo.

Hoàn thiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

- Hoàn thiện thủ tục gửi thư xác nhận:

Để có thể nhận được tư xác nhận kịp tiến độ kiểm toán, bên cạnh việc công ty gửi thư xác nhận sớm, công ty cũng cần nhắc nhở thành viên được phân công cho theo dõi thư xác nhận phải cập nhật kịp thời tình hình nhận được phản hồi và thông báo cho trưởng nhóm kiểm toán. Nếu trong một khoảng thời gian nhất định mà chưa nhận được thư phản hồi thì kiểm toán viên có thể hối thúc khách hàng hoặc gửi thư xác nhận lần 2.

Mặc dù bằng chứng thu thập từ bên độc lập có độ tin cậy cao, tuy nhiên nó vẫn

có thể tồn tại những rủi ro nhất định. Theo Chuẩn mực kiểm toán số 505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài: “Tất cả các phản hồi đều có thể có rủi ro bị che đậy, sửa đổi

hoặc gian lận. Rủi ro đó luôn tồn tại cho dù thư phúc đáp nhận được ở dạng giấy tờ, thư điện tử hoặc các phương tiện khác”. Do đó để giảm thiểu rủi ro có sự tiếp tay giữa

khách hàng với các nhà cung cấp hoặc khách hàng làm giả thư xác nhận thì công ty kiểm toán nên kết hợp thêm nhiều kỹ thuật khác nhau để có thể xác định danh tính hợp lệ của nhà cung cấp. Nếu nhận thấy các thông tin phản hồi không đáng tin cậy thì kiểm toán viên cần xem xét lại đánh giá giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ

sở dẫn liệu và tiến hành điều chỉnh lại các thủ tục kiểm toán trong kế hoạch. - Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu:

Để đảm bảo quá trình chọn mẫu được khách quan về cả giá trị và bản chất, kiểm toán viên nên sử dụng kết hợp phần mềm chọn mẫu và kinh nghiệm của bản thân. Kiểm toán viên cũng cần tham khảo ý kiến của những kiểm toán viên có nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần trình bày quá trình chọn mẫu trên giấy tờ làm việc để các công tác kiểm tra giám sát dễ dàng hơn.

về việc trình bày giấy tờ làm việc: Cần có những buổi đào tạo nhân viên để phát triển kỹ năng diễn đạt bên cạnh những kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, công

ty cũng nên đặt ra những yêu cầu cơ bản trong việc trình bày giấy làm việc để đảm bảo sự hiệu quả, dễ hiểu trong việc trình bày giấy làm việc.

3.1.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

về việc đánh giá tổng thể trước khi lập báo cáo kiểm toán

Công ty cần phải có những quy định về việc đánh giá tổng thể trước khi lập báo cáo kiểm toán. Có thể yêu cầu kiểm toán viên lập bảng tổng hợp kiểm tra việc hoàn thành kiểm toán để tạo thuận lợi cho việc đánh giá về sự đầy đủ của bằng chứng

kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần phải vận dụng triệt để thủ tục phân tích trong giai đoạn này. Thủ tục phân tích vừa không mất quá nhiều thời gian nhưng vẫn giúp cho kiểm toán viên dễ dàng phát hiện ra những diễn biến bất thường của các

thông tin thu thập được, đồng thời cũng giúp hạn chế những thiếu sót khi kiểm toán từng bộ phận riêng lẻ.

về việc xem xét lại các báo cáo kiểm toán

Công ty cần phải phân chia việc xem xét lại các báo cáo kiểm toán theo các cấp bậc. Đầu tiên sẽ giao cho những người có ít kinh nghiệm xem xét báo cáo về các khía cạnh trình bày, tính toán lại các số liệu đơn giản. Công ty cũng cần thiết lập một mẫu báo cáo để các nhân viên có thể đối chiếu. Sau khi các nhân viên ít kinh nghiệm kiểm tra lại lần một, thì sẽ giao báo cáo cho một nhân viên khác có trình độ cao hơn chỉnh sửa những sai sót (nếu có) và kiểm tra lại lần cuối trước khi giao cho khách hàng.

3.2. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤCNỢ NỢ

PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT THỰC

HIỆN

3.2.1. Ve phía cơ quan nhà nước

Kiểm toán là một lĩnh vực hoạt động chủ yếu tuân theo hệ thống văn bản pháp

luật, chuẩn mực được ban hành nên vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng, sự điều phối, hướng dẫn của nhà nước là cơ sở, điều kiện để các doanh nghiệp kiểm toán

phát triển. Hoạt động kiểm toán chỉ có thể phát triển tốt trong một khuôn khổ pháp lý

đầy đủ, do đó một hành lang pháp lý hoàn thiện, bắt kịp xu hướng trên thế giới và vẫn phù hợp với sự phát triển của đất nước là điều vô cùng cần thiết.

Bên cạnh hệ thống pháp luật đã ban hành hiện nay về kế toán, kiểm toán, để tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kiểm toán phát triển và hỗ trợ việc thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế, khuyến khích các hàng kiểm toán trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước nên xem xét thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính nên thường xuyên soát xét và hoàn thiện lại hệ thống hành lang pháp lý, kịp thời điều chỉnh những quy định không còn phù hợp với thực tế, những quy định chồng chéo. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành và các văn bản, chuẩn mực trên thế giới và hiệp hội nghề nghiệp

các quy định mới cần hướng dẫn cụ thể và thông báo trên các phương tiện đại chúng,

Hiệp hội nghề nghiệp và gửi tới các công ty kiểm toán để kịp thời triển khai.

Thứ hai, Tổng cục thống kê kết hợp với Bộ tài chính nên nhanh chóng xây dựng và công bố các dữ liệu thống kê về ngành một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Khi có dữ liệu ngành, kiểm toán viên có thể có nguồn dữ liệu tin cậy để so sánh dữ liệu của công ty khách hàng với dữ liệu toàn ngành để xác định rõ hơn về tình hình

tài chính của khách hàng.

Thứ ba, Bộ tài chính nên tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán tại các Công ty Kiểm toán độc lập. Hàng năm nên mở các cuộc kiểm

tra chất lượng báo cáo kiểm toán thường xuyên hoặc bất thường để giảm nguy cơ kiểm toán viên và các công ty kiểm toán không tuân thủ các quy định, chuẩn mực đặt

ra.

3.2.2. về phía hội nghề nghiệp

Các hiệp hội kiểm toán ở Việt Nam nên tích cực phát huy vai trò của mình trong việc hướng dẫn các nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các Kiểm toán viên, điều tra, soát xét chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán.

Bên cạnh đó, hiệp hội cũng cần hỗ trợ Bộ tài chính trong việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới. Hơn nữa, hiệp hội kiểm toán Việt Nam cũng cần chủ động kết hợp với các hiệp hội kiểm toán trên thế giới nhằm học hỏi các kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp, hợp tác quản lý, phát triển đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên môn, tổ chức cấp chứng chỉ và cập nhật kiến thức cho hội viên.

3.2.3. về phía khách hàng

Các doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán báo cáo tài chính. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về mặt pháp luật, việc kiểm toán BCTC còn

giúp cho các thông tin của khách hàng được tin cậy hơn đối với người sử dụng báo cáo tài chính, qua đó có thể giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, tăng nhận diện thương

hiệu và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính thuận lợi.. .Bên cạnh đó, qua quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sẽ nhận diện được những vấn đề còn tồn tại liên quan đến

hệ thống KSNB của khách hàng và đưa ra những tư vấn, khuyến nghị giúp đơn vị

Một phần của tài liệu 587 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán an việt thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91)