KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂMTOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ

Một phần của tài liệu 587 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán an việt thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 96)

NỢ

PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN VIỆT THỰC

HIỆN

3.2.1. Ve phía cơ quan nhà nước

Kiểm toán là một lĩnh vực hoạt động chủ yếu tuân theo hệ thống văn bản pháp

luật, chuẩn mực được ban hành nên vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng, sự điều phối, hướng dẫn của nhà nước là cơ sở, điều kiện để các doanh nghiệp kiểm toán

phát triển. Hoạt động kiểm toán chỉ có thể phát triển tốt trong một khuôn khổ pháp lý

đầy đủ, do đó một hành lang pháp lý hoàn thiện, bắt kịp xu hướng trên thế giới và vẫn phù hợp với sự phát triển của đất nước là điều vô cùng cần thiết.

Bên cạnh hệ thống pháp luật đã ban hành hiện nay về kế toán, kiểm toán, để tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kiểm toán phát triển và hỗ trợ việc thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế, khuyến khích các hàng kiểm toán trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước nên xem xét thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính nên thường xuyên soát xét và hoàn thiện lại hệ thống hành lang pháp lý, kịp thời điều chỉnh những quy định không còn phù hợp với thực tế, những quy định chồng chéo. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành và các văn bản, chuẩn mực trên thế giới và hiệp hội nghề nghiệp

các quy định mới cần hướng dẫn cụ thể và thông báo trên các phương tiện đại chúng,

Hiệp hội nghề nghiệp và gửi tới các công ty kiểm toán để kịp thời triển khai.

Thứ hai, Tổng cục thống kê kết hợp với Bộ tài chính nên nhanh chóng xây dựng và công bố các dữ liệu thống kê về ngành một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Khi có dữ liệu ngành, kiểm toán viên có thể có nguồn dữ liệu tin cậy để so sánh dữ liệu của công ty khách hàng với dữ liệu toàn ngành để xác định rõ hơn về tình hình

tài chính của khách hàng.

Thứ ba, Bộ tài chính nên tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán tại các Công ty Kiểm toán độc lập. Hàng năm nên mở các cuộc kiểm

tra chất lượng báo cáo kiểm toán thường xuyên hoặc bất thường để giảm nguy cơ kiểm toán viên và các công ty kiểm toán không tuân thủ các quy định, chuẩn mực đặt

ra.

3.2.2. về phía hội nghề nghiệp

Các hiệp hội kiểm toán ở Việt Nam nên tích cực phát huy vai trò của mình trong việc hướng dẫn các nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các Kiểm toán viên, điều tra, soát xét chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán.

Bên cạnh đó, hiệp hội cũng cần hỗ trợ Bộ tài chính trong việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới. Hơn nữa, hiệp hội kiểm toán Việt Nam cũng cần chủ động kết hợp với các hiệp hội kiểm toán trên thế giới nhằm học hỏi các kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp, hợp tác quản lý, phát triển đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên môn, tổ chức cấp chứng chỉ và cập nhật kiến thức cho hội viên.

3.2.3. về phía khách hàng

Các doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán báo cáo tài chính. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về mặt pháp luật, việc kiểm toán BCTC còn

giúp cho các thông tin của khách hàng được tin cậy hơn đối với người sử dụng báo cáo tài chính, qua đó có thể giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, tăng nhận diện thương

hiệu và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính thuận lợi.. .Bên cạnh đó, qua quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sẽ nhận diện được những vấn đề còn tồn tại liên quan đến

hệ thống KSNB của khách hàng và đưa ra những tư vấn, khuyến nghị giúp đơn vị hoàn thiện chu trình hoạt động, nâng cao hiệu quả công việc, tình hình tài chính.

Các đơn vị khách hàng cần phải quan tâm đến chất lượng dịch vụ kiểm toán khi lựa chọn các đơn vị kiểm toán hơn là chỉ quan tâm đến mức phí. Việc khách hàng

quá quan tâm đến mức phí kiểm toán khiến cho các doanh kiểm toán phải hạ chi phí kiểm toán xuống để có thể cạnh tranh với đối thủ. Tuy nhiên khi mức phí giảm thì đồng nghĩa với việc chất lượng kiểm toán cũng không còn được đảm bảo, các quy định chuẩn mực cũng không được tuân thủ đầy đủ.

Đơn vị khách hàng nên hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Việc được cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu cần thiết cũng như nhận được thái độ trung thực trong quá trình phỏng vấn của khách hàng sẽ giúp kiểm toán viên hoàn thành công việc hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính trung thực hợp lý nhất.

3.2.4. về phía Công ty TNHH Kiểm toán An Việt

Để tiếp tục phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, An Việt cần phải luôn cố gắng phấn đấu hoàn thiện, nâng cao chất lượng kiểm toán, uy tín của công ty. Để làm được điều này, công ty có thể áp dụng một số chính sách như:

Luôn theo dõi và cập nhật chương trình kiểm toán của công ty theo những thay

đổi trong hệ thống văn bản pháp luật cũng như tham khảo chương trình kiểm toán của các công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới để áp dụng hoàn thiện hơn chương trình kiểm toán của công ty. Bên cạnh đó cũng thương xuyên theo dõi và cập nhật kiểm tra tính hiệu quả của các chương trình để có những thay đổi phù hợp.

Công ty cần chú trọng tuyển chọn những nhân viên có năng lực và tiến hành đào tạo bồi dưỡng về mặt chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp bên cạnh những chính

sách đãi ngộ thỏa đáng để giữ chân những nhân viên có trình độ cao cho công ty. Duy trì và chấp nhận khách hàng: Công ty cần đánh giá và lựa chọn kỹ lưỡng khách hàng trước khi ký hợp đồng kiểm toán, cũng như đánh giá lại các khách hàng cũ để tìm hiểu xem liệu có tồn tại những bất cập trong quá trình kiểm toán qua đó kết

luận liệu có thể tiếp tục kiểm toán cho khách hàng đó hay không. Việc lựa chọn đúng

các khách hàng phù hợp có thể giúp công việc kiểm toán của đơn vị được tiến hành thuận lợi và hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng quy trình kiểm toán được viết ở chương 2. Nội dung chương đề xuất một số giải pháp,

kiến nghị để khắc phục những hạn chế còn tổn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại Công ty TNHH Kiểm toán An Việt.

KẾT LUẬN

Sau quá trình tìm hiểu lý luận và thực tiễn tại công ty An Việt, có thể thấy việc

tổ chức quy trình kiểm toán một cách khoa học và hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho cuộc kiểm toán nói chung cũng như kiểm toán khoản mục NPTNB nói riêng. Từ đó tạo ra sự phát triển vững mạnh cho Công ty TNHH Kiểm toán An Việt trong môi trường cạnh tranh.

Sau khi tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại khách hàng ABC em đã hiểu hơn về quy trình kiểm toán khoản mục này, thấy được sự khác nhau giữa lý thuyết, và thực tế từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Trong thời gian thực tập tại Công ty, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị em đã học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế.

Do hạn chế về thời gian thực tập và hiểu biết của mình nên khóa luận sẽ không

tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thanh Tùng và các thầy cô trong Khoa Kế toán - Kiểm toán Học viện Ngân hàng đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời em xin cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán An Việt đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Slide kiểm toán tài chính I (2019), Khoa kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân

hàng.

[2] Slide kiểm toán tài chính 2 (2019), Khoa kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân

hàng.

[3] Giáo trình kiểm toán (2014), Khoa kế toán - Kiểm toán, Đại học kinh tế TP.

Hồ Chí Minh.

[4] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế

toán doanh nghiệp, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

[5] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 53/2016/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành ngày 21 tháng 3 năm

2016.

[6] Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

[7] Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

[8] Tài liệu nội bộ của Công ty TNHH Kiểm toán An Việt.

[9] Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA, bản cập nhật lần 3 (2019). [10] Các bài luận văn khóa trước.

Một phần của tài liệu 587 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán an việt thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w