Quy trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí hoạt động trong

Một phần của tài liệu 564 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 59 - 95)

toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) thực hiện

* Mục tiêu kiểm toán:

- Bảo đảm CPHĐ được phê duyệt, ghi nhận chính xác và phân loại phù hợp.

- Đảm bảo CPBH và CPQLDN không bao gồm các giao dịch, nghiệp vụ chưa xảy ra.

- Đảm bảo các khoản CPBH và CPQLDN phát sinh nhưng chưa thanh toán được ghi nhận phù hợp tại ngày khóa sổ.

- Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến CPBH và CPQLDN được lập chính xác và các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC.

* Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán:

Bước 1: Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng

Sau khi nhận được thư mời kiểm toán từ doanh nghiệp cần kiểm toán, BGĐ thực hiện đánh giá xem đơn vị khách hàng có đầy đủ năng lực chuyên môn, thời gian, nguồn lực,... để thực hiện hợp đồng đó hay không, tiếp theo đó xem xét có chấp nhận khách hàng hay không từ những đánh giá liên quan đến khách hàng như đặc điểm hoạt động kinh doanh, Ban lãnh đạo, cơ cấu sở hữu, các bên liên quan, tính chính trực của Ban lãnh đạo. Thông qua những gì tìm hiểu được về khách hàng, Chủ nhiệm kiểm toán và cùng với sự đồng ý của thành viên BGĐ xác định Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) có chấp nhận yêu cầu kiểm toán không và tính toán phí kiểm toán đối với đơn vị đó. Những khách hàng có rủi ro kiểm toán lớn, iCPA sẽ không chấp nhận và ngược lại sau khi xem xét toàn bộ thông tin thu thập được, khách hàng có mức rủi ro trung bình hoặc thấp thì Giám đốc chuyên môn kiểm toán sẽ trình lên BGĐ và chấp nhận thực hiện kiểm toán đối với công ty đó.

Bước 2: Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

Xem xét chấp nhận khách hàng xong, BGĐ sẽ giao cho bộ phận hành chính - kế toán tiến hành soạn thảo, lập hợp đồng kiểm toán. Các điều khoản trong hợp

đồng khi được hai bên xác định rõ, Giám đốc kiểm toán sẽ ký và tiến hành gửi cho

bên khách hàng.

Đồng thời, Giám đốc kiểm toán thực hiện lựa chọn đoàn kiểm toán có đầy đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cùng với tính độc lập tham gia kiểm toán, nhóm kiểm toán sẽ bao gồm tối thiểu 01 thành viên đã tham gia kiểm toán năm trước đối với đon vị được kiểm toán cũ để đảm bảo có sự quen thuộc về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đon vị đó giúp cho cuộc kiểm toán được thực hiện thuận tiện nhất. Sau khi nhận được công việc, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ liên lạc với đon vị được kiểm toán để xác định về: phạm vi công việc cần thực hiện, kế hoạch kiểm toán và yêu cầu đon vị đó gửi thông tin, dữ liệu, sổ sách kế toán cần thiết để đảm bảo tốc độ, tiết kiệm về thời gian, chi phí cho toàn bộ quá trình kiểm toán tối đa hóa nhất có thể.

Bước 3: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ tiến hành thu thập thông tin về đon vị được kiểm toán bao gồm: loại hình doanh nghiệp; ngành nghề và quy mô kinh doanh; lĩnh vực hoạt động; môi trường hoạt động; kết quả cuộc kiểm toán năm trước về khoản mục CPHĐ;... để xác định được các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện kiểm toán.

Bước 4: Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh

- Tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu những chính sách kế toán đối với khoản mục CPHĐ đã thích hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam hay chưa, có vi phạm

quy định của Nhà nước không. Cụ thể như:

+ Hoạt động kế toán của doanh nghiệp được tổ chức như thế nào, hình thức sổ kế toán và phần mềm kế toán được sử dụng, sự phát triển hệ thống kế toán quản trị như thế nào, chế độ kế toán áp dụng. So sánh với năm trước nếu có sự khác biệt.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Bích Ngọc

+ Những quy định của doanh nghiệp về hạch toán CPBH, CPQLDN: quy định hạch toán lương, thưởng cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Các quy định về công tác phí, hoa hồng, tiếp thị, các định mức về chi phí điện, nước, điện thoại,...

+ Cách thức phê duyệt chứng từ, luân chuyển chứng từ. Việc hạch toán CPBH, CPQLDN đi từ chứng từ gốc vào các sổ nào,...

+ Việc ghi nhận chi phí đã tuân thủ các nguyên tắc theo quy định không?

- Đồng thời, KTV cần phải tìm hiểu rõ chu trình kinh doanh của doanh nghiệp áp dụng như thế nào, có sự thay đổi với năm trước không?

Bước 5: Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Khi thực hiện phân tích những thông tin trên BCTC, KTV cần xem xét các yếu tố gây biến động đối với CPBH, CPQLDN của khách hàng năm nay so với năm trước thông qua BCKQHĐKD, BCĐKT và Thuyết minh BCTC, tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra kết luận, những thông tin quan trọng cần phải lưu ý lại.

Cùng với đó, những thông tin như sức ép từ bên trong (từ phía Ban lãnh đạo) và bên ngoài đơn vị (từ phía nhà đầu tư, Ngân hàng,...) hay xảy ra sự sắp xếp lại trong đội ngũ kế toán, phần mềm kế toán được sử dụng,. là những nguyên nhân dẫn đến sự biến động bất hợp lý của CPHĐ của kỳ kế toán năm nay so với năm trước.

Bước 6: Đánh giá chung kiểm soát nội bộ và rủi ro

Thông qua bảng hỏi để đánh giá KSNB cho khoản mục CPHĐ của doanh nghiệp được kiểm toán. Cùng với việc thu thập thông tin và câu trả lời của đơn vị, KTV tiến hành tính toán và đưa ra kết luận về KSNB là tốt hay không và đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu với khoản mục này.

Bên cạnh đó, KTV có thể tham khảo giấy tờ làm việc của năm trước đối với khách hàng cũ để có được cái nhìn toàn bộ và khái quát về vấn đề này.

Bước 7: Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện tổng thể

iCPA thiết lập mức trọng yếu thông qua các tiêu chí cụ thể theo từng tỷ lệ giá trị khoản mục được chọn, sau đó KTV tiến hành tính toán mức trọng yếu thực hiện có giá trị bằng 50% - 75% mức trọng yếu tổng thể và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua được xác định bằng 4% mức trọng yếu thực hiện. Công thức tính mức trọng yếu tổng thể (PM):

PM = (giá trị tiêu chí được chọn) * % tương ứng

* Thực hiện kiểm toán

Đánh giá kiểm soát nội bộ đối với khoản mục

Kiểm tra các chính sách kế toán, nguyên tắc hạch toán của đơn vị khách hàng có được áp dụng giống với năm trước và phù hợp với quy định, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành hay không?

Lập Bảng số liệu tổng hợp so sánh với năm trước. Đối chiếu số liệu trên sổ cái, sổ chi tiết, Bảng Cân đối phát sinh,... với Bảng số liệu tổng hợp.

Thủ tục phân tích

- Đối chiếu, so sánh khoản chi phí phát sinh trong năm nay tăng hay giảm so với năm trước. Kèm theo đó, doanh thu và giá vốn biến động như thế nào? Sự biến động của chi phí có hợp lý với sự biến động của doanh thu, giá vốn hay không? Nếu

có bất hợp lý tiến hành phỏng vấn kế toán.

- Để ý các trường hợp doanh thu tăng nhưng CPBH giảm, không đổi hoặc tăng ít tuy nhiên lại tăng vào CPQLDN? KTV tiến hành đặt nghi vấn với kế toán.

- Phỏng vấn kế toán về quy mô của công ty năm nay so với năm trước. Nếu có sự bất hợp lý về quy mô và chi phí (ví dụ quy mô giảm mà chi phí lại tăng) phải phỏng

vấn kế toán để tìm hiểu nguyên nhân.

- Phân tích cơ cấu hai khoản mục CPBH và CPQLDN xảy ra trong năm và so sánh so với năm trước xem có những phát sinh biến động bất thường nào xảy ra không và tìm ra nguyên nhân của chúng.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Bích Ngọc

- Phân tích CPBH theo tháng trên cơ sở kết hợp với biến động doanh thu và soát xét các khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, hoặc khoản mục bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm và CPQLDN theo tháng trên cơ sở kết

hợp với thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp và tìm ra nguyên nhân để giải thích tại sao lại xảy ra những biến động đó.

- Soát xét các khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực.

Từ đó, KTV xem xét liệu có các rủi ro cụ thể được xác định từ việc thực hiện các thủ tục phân tích và kết luận CPBH và CPQLDN tồn tại sai sót trọng yếu không.

Kiểm tra chi tiết

Các công việc thực hiện chung đối với CPBH và CPQLDN khi tiến hành kiểm tra chi tiết được trình bày ở phụ lục 01 và 02.

Ngoài ra, KTV cũng cần lưu ý đến từng khoản chi phí là định phí và biến phí như sau:

- Đối với những khoản định phí

+ Thường là các khoản chi phí: điện, nước, thuê văn phòng, dịch vụ vệ sinh, bảo vệ,... + Đối với những khoản chi phí này tiến hành kiểm tra xem chúng có phát sinh đủ 12 tháng hay không, chi phí của các tháng có sự biến động lớn hay không? Nếu có biến động lớn hoặc không đủ 12 tháng, tìm hiểu rõ nguyên nhân.

+ Đối với chi phí thuê nhà, văn phòng được thuê theo cá nhân hay tổ chức? Nếu thuê của cá nhân có hóa đơn không, có đóng thuế TNCN hay không? KTV tiến hành mượn hợp đồng, phỏng vấn kế toán để có câu trả lời các câu hỏi bên trên và đối chiếu với quy định hiện hành.

+ Chọn mẫu kiểm tra chi tiết. - Đối với những khoản biến phí

+ Đối với CPBH thì các khoản biến phí thường là: chi hoa hồng, khuyến mại hàng

bán. KTV kiểm tra chính sách chi hoa hồng thông qua kiểm tra chọn mẫu 1-2 hợp

đồng để xem sai sót gì so với chính sách của doanh nghiệp không? Neu là chi hoa hồng cho tổ chức cần có hóa đon đầu ra, còn chi cho cá nhân thì phải khấu trừ thuế TNCN. Đối với chi phí khuyến mãi, kiểm tra xem Công ty có đăng ký với sở công thưong hay không?

+ Chi phí vận chuyển: thuê ngoài thì phải có hợp đồng, hóa đon. Nếu hợp đồng ghi

phí dịch vụ là cố định thì thực hiện SAP (Substantive analytical test). Còn nếu theo thực tế phát sinh thì chọn mẫu TOD (Test of details). Nếu là xe của công ty thì phải có nhật trình xe, hóa đơn mua xăng dầu. Kiểm tra đến quy chế tài chính của Công ty xem việc chi xăng dầu có vượt quá định mức đặt ra hay không? Nếu vượt thì phải đưa ý kiến về việc quản lý tài chính chưa được đảm bảo.

+ Ở một số công ty có tuyển dụng chuyên gia người nước ngoài, KTV chý ý kiểm

tra đến hợp đồng, các khoản thuế như thuế TNCN, thuế nhà thầu,...

+ Chi phí tiếp khách: ngoài hóa đơn, chứng từ thanh toán thì phải có bảng kê chi tiết

đính kèm. Nếu khoản chi lớn thì thường sẽ có hợp đồng sau đó kiểm tra nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

+ Chi phí công tác: như vé máy bay, công tác phí,.... KTV cần tìm hiểu quy định về việc chi phí vé máy bay thế nào là hợp lý? Bộ chứng từ kèm theo cần những gì? Với chi phí công tác thì phải có quyết định cử đi công tác (kiểm tra người phê duyệt có đúng thẩm quyền hay không), giấy đi đường, lệnh công tác (với các đơn vị Nhà nước).

+ Chi phí tổ chức hội nghị: tìm hiểu quy chế tài chính của công ty xem việc tổ chức các hội nghị khách hàng, tổ chức sự kiện sẽ có quy trình thực hiện như thế nào? Ai là người có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm tra bộ hồ sơ chứng từ xem có hợp lý hay không?

+ Trong quy trình kiểm tra, phân tách chi phí thì đọc lướt sổ chi tiết xem có khoản chi phí nào không được trừ khi tính thuế TNDN hay không. Tổng hợp lại giá trị để người làm phần hành thuế tham chiếu.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Bích Ngọc

+ Trong trường hợp công ty có thuê chuyên gia tư vấn luật liên quan đến vụ kiện phải kiểm tra xem là vụ kiện gì, ảnh hưởng của vụ kiện đó đến doanh nghiệp như thế nào?

* Kết thúc kiểm toán

Tổng hợp kết quả kiểm toán

KTV kiểm tra một lần nữa toàn bộ giấy tờ làm việc của khoản mục đã đầy đủ, hợp lý và các bằng chứng kiểm toán theo đúng quy định chưa, sau đó đưa ra ý kiến kiểm toán về CPHĐ.

Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tập hợp hồ sơ kiểm toán rồi gửi đến BGĐ kiểm tra trước khi trình bút toán điều chỉnh cho doanh nghiệp được kiểm toán, đồng thời đưa ra ý kiến kiểm toán trên BCKT.

Phân tích Báo cáo tài chính

KTV sẽ tiến hành soát xét các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán có đáp ứng yêu cầu của 6 cở sở dẫn liệu, đúng quy định, chuẩn mực kế toán Việt Nam,... hay chưa, có ảnh hưởng đến khoản mục CPBH và CPQLDN trên BCTC không, nếu có thì cần điều chỉnh và giải trình. Bên cạnh đó, KTV cũng cần kiểm tra khoản mục CPBH và CPQLDN với các bên liên quan của doanh nghiệp.

Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục

KTV tiến hành kiểm tra lại toàn bộ các nghiệp vụ xem có NV nào đáng ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp không, tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, KTV cũng cần tính toán các chỉ tiêu tài chính như LN, nợ ngắn - dài hạn, tài sản ngắn - dài hạn,.. .dùng để so sánh. Qua đó, KTV sẽ đánh giá lại vấn đề hoạt động liên tục thông qua các đánh giá của BGĐ doanh nghiệp đó. Nếu có xuất hiện nghi ngờ, KTV tiến hành thu thập, bổ sung các bằng chứng để chắc chắn về vấn đề đã được tìm ra.

Thu thập thư giải trình của khách hàng

Thư giải trình sẽ được thu thập vào cuộc họp giữa iCPA và đơn vị được kiểm toán sau khi có đầy đủ bằng chứng về trách nhiệm của BGĐ trong việc lập và phê chuẩn BCTC đáp ứng đúng với quy định của pháp luật, quy định hiện hành.

Soát xét, kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán

Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán, Trưởng nhóm tiến hành tập hợp lại các sai sót, đánh giá ảnh hưởng các sai sót đó; phân tích soát xét lại BCTC, đảm bảo sự phù hợp của BCTC đối với các hiểu biết của KTV về đơn vị đó; soát xét về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, các vấn đề xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán và các bên có liên quan đến đơn vị được kiểm toán; xem xét thư giải trình của BGĐ;.... Từ đó, Trưởng nhóm kiểm toán trình bày Bảng Tổng hợp kết quả kiểm toán, Tổng hợp các vấn đề nhằm đảm bảo mọi vấn đề đã được đề cập và làm cơ sở đưa ra ý kiến trên BCKT.

Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Bên cạnh những ý kiến về bút toán điều chỉnh cho khách hàng, Trưởng nhóm kiểm toán cũng nêu lên những nhận xét và kiến nghị về KSNB trong quá trình thực hiện KSNB khoản mục CPHĐ từ đó đề nghị giải pháp hoàn thiện quy trình KSNB của doanh nghiệp.

Sau khi gửi thư cho khách hàng, iCPA tiến hành lập bản dự thảo báo cáo tài chính và thư quản lý đã được BGĐ kiểm duyệt, gửi cho khách hàng để xác nhận doanh nghiệp được kiểm toán có đồng ý với ý kiến của KTV hay không trước khi phát hành BCKT và thư quản lý.

Trên đây là toàn bộ quy trình kiểm toán mẫu đối với khoản mục CPHĐ trong kiểm toán BCTC do iCPA thực hiện. (Chi tiết chương trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động của iCPA được trình bày tại phụ lục 01 và 02.)

2.2.2.Quy trình kiểm toán đối với khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) thực

Một phần của tài liệu 564 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 59 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w