Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu 564 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 106 - 130)

- Công ty cần tiến hành sắp xếp lịch kiểm toán phù hợp, có khoa học đối với từng

nhân viên giúp KTV có đầy đủ thời gian hoàn thiện giấy tờ làm việc cũng

như tránh

tình trạng làm thêm giờ thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên.

- Giữa khách hàng và KTV cần có sự thống nhất chặt chẽ khi tiến hành soát xét để

tránh ý kiến trái ngược từ hai bên, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thiện cuộc kiểm

toán.

- Cần có biện pháp, chính sách đối với những thông tin, nghiệp vụ phát sinh sau

ngày khóa sổ, tránh ảnh hưởng đến ý kiển kiểm toán của KTV.

- KTV cần hoàn thiện đầy đủ giấy tờ làm việc, lưu bằng chứng kiểm toán vào đúng

hồ sơ theo quy định, hạn chế rủi ro kiểm toán.

3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp

- Mỗi KTV cần tự học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn của mình, sáng tạo, có

sự chủ động trong công việc.

- KTV cần sắp xếp thời gian hợp lý, phân chia công việc khoa học, có hệ thống khi

tiến hành tìm hiểu thông tin khách hàng. Kết hợp, sử dụng, tìm hiểu thông tin từ

nhiều nguồn đảm bảo độ xác thực của thông tin.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Bích Ngọc

3.4.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan

Tình hình nền kinh tế hiện nay, khi cả thế giới phải đối mặt với đại dịch thế kỷ vẫn chưa có thuốc chữa rộng rãi, các Bộ, ban, ngành, đứng đầu là Bộ Tài chính đã tích cực chỉ đạo phối hợp với các cơ quan có liên quan để ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tận dụng hết cơ hội phát triển, vượt qua tình hình khó khăn. Tuy nhiên, iCPA thời gian qua vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần sự hỗ trợ từ các cấp, ban, ngành để góp phần nâng cao nền kinh tế nói chung, nền kiểm toán nói riêng khi hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán ở các Công ty kiểm toán độc lập. Do đó:

- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và đổi mới hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm

toán đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực quốc tế,

giúp nền

kiểm toán Việt Nam có thể hội nhập và sánh vai với các cường quốc mạnh

trên thế

giới.

- Chế độ kế toán, kiểm toán cần được thay đổi từng ngày đi kèm với các văn bản

hướng dẫn chi tiết giúp người sử dụng thông tin có thể dễ dàng cập nhật, tìm hiểu

cũng như áp dụng.

3.4.2. Kiến nghị với Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, mở rộng trao đổi học hỏi giữa các KTV

của các doanh nghiệp kiểm toán trong nước và nước ngoài, nâng cao đạo đức nghề

nghiệp KTV, phổ cập kiến thức khi được ban hành chế độ kế toán, kiểm toán mới.

- Cần tăng cường tuyển dụng thêm nhân viên để đáp ứng sự phát triển, lớn mạnh

không ngừng của iCPA. Việc tiến hành đào tạo kỹ càng sẽ khiến chất lượng nhân

viên tuyển dụng vào được đảm bảo. Giữa các phòng ban trong có sự phối hợp

để tận

dụng tối đa nguồn nhân lực.

- Thường xuyên đánh giá chất lượng kiểm toán, cũng như năng lực làm việc của

từng nhân viên, có sự thưởng - phạt hợp lý với từng thành viên.

- Thường xuyên cập nhật, áp dụng những chế độ kế toán, kiểm toán mới, cũng như

học hỏi từ các đơn vị khác cả trong lẫn ngoài nước.

- Tiến hành đánh giá lại khách hàng hiện tại để đảm bảo không có những thông tin,

vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán.

- Tăng cường giải quyết chỗ lưu hồ sơ kiểm toán, để KTV có thể dễ dàng tìm được

tài liệu khi cần.

- Mở rộng thêm đối tượng khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ

dịch vụ

đa dạng, giao lưu hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Khuyến khích nhân viên đi học hỏi, tham gia các chương trình đào tạo nâng cao

trình độ chuyên môn, thi các chứng chỉ KTV quốc gia cũng như chứng chỉ KTV

quốc tế như CPA, ACCA,...

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Bích Ngọc

3.4.5. Kiến nghị với Khách hàng

- Hoàn thiện KSNB của tại đơn vị.

- BCTC phải được trình bày trung thực, hợp lý, hợp pháp, hợp lệ và hạn chế tối đa

sai sót tồn đọng.

- Hợp tác cùng với nhóm kiểm toán, cung cấp tài liệu kịp thời, đầy đủ theo đúng

yêu cầu.

- Tích cực trao đổi với nhóm kiểm toán trong toàn bộ quá trình kiểm toán. - Tổ chức quản lý, sắp xếp chứng từ và những giấy tờ, tài liệu có liên quan có

khoa

học, trật tự để tạo điều kiện cho KTV kiểm tra dễ dàng, rút ngắn thời gian kiểm tra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu được định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) trong giai đoạn hiện nay khi cả thế giới phải đối mặt với dịch COVID - 19 khiến cho nền kinh tế có nhiều biến động bất thường. Từ đó nhấn mạnh sự cần thiện của việc hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung và hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPHĐ trong kiểm toán BCTC nói riêng do iCPA thực hiện. Đồng thời, ở chương này cũng đã đưa ra được một số giải pháp và điều kiện thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, giúp hoàn thiện quy trình và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPHĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA).

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Bích Ngọc

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ bài khóa luận của em về đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) thực hiện”.

Trong suốt 20 năm thành lập và hoạt động, vượt qua bao thăng trầm, tới nay, iCPA đã không ngừng lớn mạnh, tạo dựng uy tín, thương hiệu và chỗ đứng của mình trên thương trường. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều doanh nghiệp kiểm toán ra đời và yêu cầu của khách hàng ngày một cao hơn, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty vẫn nỗ lực, cố gắng hơn nữa, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, yếu kém đế duy trì và phát triển lớn mạnh. Quan trọng nhất là trong việc hoàn thiện quy trình kiểm toán của mình. Qua việc tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu về cả cơ sở lý luận và thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục CPHĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA), em đã nhận thấy sự quan trọng của việc hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung, đối với khoản mục CPBH và CPQLDN nói riêng. Trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình, em có đưa ra một số giải pháp, kiến nghị xuất phát từ quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, dựa trên nhận định của bản thân em với mong muốn hoàn thiện quy trình kiểm toán tại iCPA. Em hy vọng những đóng góp nhỏ của mình có thể phục vụ cho việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPLDN nói riêng, cũng như quy trình kiểm toán BCTC nói chung, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, vị thế của iCPA trên thị trường hiện nay.

Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài về kiểm toán khoản mục CPHĐ, em vẫn còn hạn chế, thiếu sót nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo trong Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân Hàng góp ý để giúp cho bài khóa luận tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên TS. Đặng Thị Ngọc Bích cũng như toàn bộ giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán nói riêng, toàn bộ giảng viên tại Học viên Ngân Hàng nói chung, cùng toàn thể anh chị trong

Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2021 Sinh viên

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Bích Ngọc

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 200/2014/TT-BTC.

2. Chương trình kiểm toán mẫu kiểm toán BCTC ban hành theo Quyết định số 336-

2016/QĐ-VACPA có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2017.

3. Giáo trình, tài liệu giảng dạy môn học Kiểm toán căn bản, Kiểm toán tài chính 1,

Kiểm toán tài chính 2 - Học viện Ngân Hàng.

4. Tài liệu nội bộ; Hồ sơ kiểm toán; File tài liệu kiểm toán BCTC; Báo cáo minh

bạch năm 2018, 2019 và 2020 của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA).

5. Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Kiểm toán căn bản, Kiểm toán tài chính - Trường

Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của một số tác giả được nêu ở phần tổng

quan nghiên cứu.

7. Khóa luận tốt nghiệp của các anh chị khóa trước.

Cơ sờ dẫn liệu

1. Đảm bảo chi phí bán hàng được phê duyệt, được ghi nhận chính xác và

phân loại phù hợp. O, C, Cut-off, A, Classification/ Tính hiện hữu, tính đầy đủ, đúng kỳ, tính chính xác, phân loại Đảm bảo chi phí bán hàng không bao gồm các giao dịch, nghiệp vụ chưa

xảy ra.

O, A/Tính hiện hữu, tính chính xác

~

Đảm bảo các chi phí bán hàng phát sinh nhưng chưa thanh toán được ghi

nhận phù hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán.___________________________ C/Tính đầy đủ

4. Đảm bảo tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến chi phí bán hàng

được lập chính xác và các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC.

P&D/Trình bày và thuyết minh

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: Chương trình kiểm toán khoản mục CPBH tại iCPA PHỤ LỤC 02: Chương trình kiểm toán khoản mục CPQLDN tại iCPA

SV: Lê Thảo My 104 Lớp: K20KTA

PHỤ LỤC 01: Chương trình kiểm toán khoản mục CPBH tại iCPA Tên khách hàng:

iCPẠ

IIKE ỈOŨl

Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) Thành viên hãng Kiểm toán AGN International

Ngày kết thúc kỳ kế toán:

Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN - CHI PHÍ BÁN HÀNG I. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN

Cơ sở dẫn liệu O/Tính hiện hữu C/Tính đầy đủ A/Tính chính xác off/ĐúngCut- ky Classificatio n/Phân loại P&D/Trình bày và thuyết minh Rủi ro ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (Thấp/Trung bình/Cao)

Các rủi ro có sai sót trọng yếu Cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng

Ghi thủ tục kiểm toán (*)

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Bích Ngọc

II. RỦI RO Ở CẤP ĐỘ CƠ SỞ DẪN LIỆU

Từ kết quả của phần lập kế hoạch [tham chiếu các giấy làm việc tại phần A800], xác định mức độ rủi ro theo từng cơ sở dẫn liệu của khoản mục (chi tiết theo TK được kiểm tra của khoản mục) vào bảng dưới đây:

III. XEM XÉT BIỆN PHÁP XỬ LÝ KIỂM TOÁN III.1. Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục

Rủi ro có sai sót trọng yếu của khoản mục và biện pháp xử lý kiểm toán đề xuất được lấy từ các giấy làm việc tại phần A800. Nếu phát hiện các rủi ro có sai sót trọng yếu khác trong quá trình kiểm toán, KTV cần cập nhật các giấy làm việc tại phần A800 và bảng này:

Giá trị của khoản mục này có trọng yếu (Giá trị khoản mục lớn hơn mức trọng yếu thực

hiện) hoặc dự kiến là trọng yếu tại ngày kết thúc kỳ kế toán không?

Sự biến động của chi phí bán hàng có phù hợp với sự phát triển kinh doanh trong kỳ không?

2. Bước C

Có bất kỳ sự không tuân thủ nào khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng trong

các kỳ trước không?

Có bất kỳ thay đổi nào trong các chính sách kế toán trong kỳ không?

(*) Lưu ý: Đối với các rủi ro cụ thể như rủi ro đáng kể, rủi ro gian lận,... KTV

phải thiết kế các thủ tục phù hợp để xử lý các rủi ro cụ thể này bằng cách sửa đổi

các thủ tục nêu tại mục III.2 hoặc bổ sung thủ tục ngoài các thủ tục nêu tại mục III.2 (KTV có thể tham khảo thư viện các thủ tục kiểm toán bổ sung trong CTKTM - BCTC 2019).

III.2.Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK

và thông tin thuyết minh trọng yếu)

Lưu ý: Đối với thử nghiệm cơ bản, xem xét các câu hỏi gợi ý dưới đây (bao

gồm

Xử lý cơ sờ dẫn liệu Tham chiếu giấy làm việc Có thỏa mãn với kết quả không? Có/Khôn g Chữ ký và ngày thực hiện Thủ tục chung

Kiểm tra chính sách kế toán có áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng không.

Trường hợp có thay đổi chính sách kế toán đơn vị

tuân thủ theo hướng dẫn của [CMKTsố 29] không. Thu thập phân loại các khoản mục chi phí bán hàng

A

1 Lập bảng tổng hợp số liệu dựa trên sổ cái TK chi phí

bán hàng của kỳ hiện tại và BCTC kỳ trước đã được kiểm toán, trong đó chi tiết theo khoản mục chi phí bán hàng.

E, A

2 Đối với mỗi khoản mục, thu thập biểu chi tiết và đối

chiếu với bảng tổng hợp số liệu.

IV. KẾT LUẬN LẬP KẾ HOẠCH

Theo ý kiến của tôi, từ các thủ tục được lập kế hoạch, các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp có thể được thu thập để đạt được các mục tiêu kiểm toán. Người lập: Ngày: Người soát xét 1: Ngày: Người soát xét 2: Ngày:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Bích Ngọc

Thử nghiệm cơ bản (áp dụng cho tất cả các nhóm giao dịch, số dư TK và thông tin thuyết minh trọng yếu)

Ghi chú: Khi lựa chọn thực hiện các bước B, C nêu trên, KTVphải thực hiện các thủ tục cụ thể (nếu phù hợp) nêu tại từng bước tương ứng của tờ CTKiT.

- Loại bỏ các thủ tục kiểm toán không cần thiết và bổ sung các thủ tục kiểm toán khác theo yêu cầu thực tế của đơn vị được kiểm toán để xử lý rủi ro cụ thể.

(a) So sánh chi phí bán hàng năm nay với năm trước, kết hợp với biến động về doanh thu của DN, giải thích những biến động lớn (nếu có);

(b) Phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí bán

hàng phát sinh trong năm và so sánh với năm trước, giải thích những biến động bất thường (nếu có);

(c) Phân tích chi phí bán hàng theo tháng trên cơ

sở

kết hợp với biến động doanh thu và soát xét các

4 Xem xét liệu có các rủi ro cụ thể được xác định từ

việc thực hiện các thủ tục phân tích dẫn đến khoản mục chi phí bán hàng chứa đựng sai sót trọng yếu

Xử lý cơ sờ dẫn liệu Tham chiếu giấy làm việc Có thỏa mãn với kết quả không? Có/Khôn g Chữ ký và ngày thực hiện không. Chi phí bán hàng

1 So sánh các chi phí được ghi nhận trong kỳ với giá trị

của kỳ trước, với dự toán và các giá trị ước tính và xác nhận các giải thích của đơn vị được kiểm toán.________

C, E, A,

2 Ngoài chi phí bán hàng được kiểm tra riêng biệt cho

mục đích thuyết minh thông tin (như tiền lương, chi phí khấu hao...), xem xét thực hiện các thủ tục sau đây đối với các chi phí bán hàng trọng yếu khác:

(a) Chọn mẫu từ sổ cái và đối chiếu với hóa đơn

hoặc

yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp, các bảng

tính toán kèm theo, và chứng từ thanh toán

Một phần của tài liệu 564 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 106 - 130)

w