2.2.6. Chứng từ, tài khoản sử dụng ghi nhận Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.7. Chứng từ sử dụng: HĐ GTGT đầu vào (Hóa đơn tiền điện, nước, Hóa đơn
tiếp khách, Hóa đơn mua xăng dầu (biểu 2.19), Hóa đơn mua văn phòng phẩm,...); Phiếu chi tiền mặt (biểu 2.18); Bảng thanh toán lương cho nhân viên BH, QLDN (biểu 2.21);.
2.2.8. Tài khoản sử dụng: tài khoản 641, 642
2.2.5.1. Quy trình ghi nhận Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp
Khi bộ phận BH, QLDN muốn được chi tiền, trước tiên nhân viên phải lập phiếu đề nghị chi tiền. Sau đó chuyển cho Giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt. Khi được duyệt chi thì sẽ được chuyển qua phòng kế toán để lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 2 liên: 1 liên kế toán thanh toán lưu làm chứng từ hạch toán, 1 liên giao cho người đề nghị chi. Phiếu chi phải có chữ ký của Giám đốc và kế toán trưởng mới được thủ quỹ chi tiền. Sau khi nhận tiền, nhân viên BH, QLDN phải ký nhận trên phiếu chi đó.
Căn cứ vào các chứng từ đã có, kế toán ghi nhận các khoản chi phí về hoạt động BH, QLDN trên vào máy tính, máy sẽ nhận dữ liệu vào các sổ chi tiết TK 641 (biểu 2.22), sổ cái TK641 (biểu 2.23), sổ chi tiết TK 642 (biểu 2.24), sổ cái TK642 (biểu 2.25) và sổ Nhật ký chung (biểu 2.36).
2.2.9. Kế toán Doanh thu Hoạt động tài chính
DT HĐTC của công ty năm 2018 phát sinh không nhiều là do lãi chênh lệch từ
tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chiết khấu thanh toán được hưởng do Cao Thăng thanh
toán tiền hàng sớm.
2.2.6.1. Chứng từ, tài khoản sử dụng ghi nhận Doanh thu Hoạt động tài chính
a. Chứng từ sử dụng: GBC; Sổ phụ của Ngân hàng; Phiếu chi;... b. Tài khoản sử dụng: tài khoản 515, 111, 112,.
2.2.6.2. Quy trình ghi nhận Doanh thu Hoạt động tài chính
Công ty hạch toán ngoại tệ theo phương pháp tỷ giá bình quân gia quyền lưu động. Khi nhập khẩu hàng từ Mỹ, công ty chuyển khoản thanh toán bằng USD qua ngân hàng SHB cho bên cung cấp. Do tỷ giá thực tế tại SHB thấp hơn tỷ giá ghi sổ của kế toán nên phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá. Các TK phản ánh tài sản, DT, CP được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh, còn các TK thanh toán gốc ngoại tệ được ghi nhận theo tỷ giá hạch toán. Cuối kỳ, kế toán đánh giá lại các khoản có gốc ngoại tệ để ghi nhận lãi hoặc lỗ do đánh giá lại cuối kỳ.
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 1112 để xác định tỷ giá hạch toán và sổ theo dõi thanh toán với nhà cung cấp để xác nhận tỷ giá thực tế thanh toán, từ đó ghi nhận DT.
Ngoài ra, kế toán đối chiếu với tờ khai hải quan để xác nhận giá trị lô hàng nhập khẩu.
Dựa vào các chứng từ phát sinh, kế toán ghi nhận các khoản DT HĐTC trên vào máy tính, máy sẽ nhận dữ liệu vào các sổ chi tiết TK 515 (biểu 2.25), sổ cái TK 515 (biểu 2.26) và sổ Nhật ký chung (biểu 2.36).
2.2.7.1. Chứng từ, tài khoản sử dụng ghi nhận Chi phí Hoạt động tài chính
a. Chứng từ sử dụng: GBN Ngân hàng; Đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ; Hợp đồng tín dụng;...
b. Tài khoản sử dụng: tài khoản 635, 112,.
2.2.7.2. Quy trình ghi nhận Chi phí Hoạt động tài chính
Đối với khoản lãi vay của Ngân hàng, khi nhận được đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ, kế toán kiểm tra lại số tiền giải ngân, thời hạn vay và lãi suất vay. Định kỳ đến ngày nộp lãi, kế toán chuyển tiền về TK của Ngân hàng. Sau khi nhận được GBN, kế toán đối chiếu với tiền lãi đã tính hạch toán trên phần mềm Fast.
Khoản lãi vay được tính theo công thức:
Số tiền vay X So ngày trả lãi X Lãi suất (%)
Lãi vay =--- --- ---
■ 360
Ví dụ minh họa 4: Ngày 2/4/2018, Công ty Cao Thăng ký vay Ngân hàng SHB - Chi nhánh Trung Hòa-Nhân Chính số tiền 600.000.000 đồng, thời hạn 6 tháng, lãi suất 7,5%/năm, lãi trả ngày 6 hàng tháng, gốc trả cuối kì, ngày trả lãi đầu tiên là 5/5/2018.
Chứng từ kế toán sử dụng: Đề nghị giải ngân kiêm khế ước nhận nợ, GBN của Ngân hàng.
Ngày 5/6/2018, Kế toán tiến hành tạm tính số tiền lãi phải nộp để so sánh với báo nợ của Ngân hàng.
600.000.000 x31 x7,5% ________ ʌ
Lẫi vay —---ɪrʒ---— 3.875.000 do∏0
Kế toán kiểm tra số lãi trên GBN Ngân hàng gửi về, thấy khớp đúng thì nhập liệu vào phần mềm kế toán và máy sẽ tự động chuyển các sổ chi tiết TK 635 (biểu 2.27), sổ cái TK 635 (biểu 2.28), sổ Nhật ký chung (biểu 2.35).
2.2.11. Kế toán Thu nhập khác
a. Chứng từ sử dụng: Biên bản thanh lý TSCĐ (biểu 2.30); HĐ GTGT thanh lý TSCĐ (biểu 2.31); Phiếu thu tiền mặt (biểu 2.32);...
b. Tài khoản sử dụng: tài khoản 711
2.2.8.2. Quy trình ghi nhận Thu nhập khác
Công ty ghi nhận các khoản thu nhập khác phát sinh từ hoạt động thanh lý TSCĐ, cụ thể là máy photo và điều hòa. Khi cần thanh lý, nhượng bán TSCĐ, hội đồng thanh lý của công ty (gồm giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng Hành chính, trưởng ban Kỹ thuật) sẽ kiểm tra, đánh giá lại TSCĐ. Sau đó liên hệ với người có nhu cầu để thỏa thuận giá. Tiếp theo, kế toán sẽ tiến hành viết Hóa đơn để xác nhận thu nhập khác cho Công ty. Đồng thời nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm tự chuyển vào sổ sách liên quan (sổ chi tiết TK 711 (biểu 2.33), sổ cái TK 711 (biểu 2.34) và sổ Nhật ký chung (biểu 2.36)).
Ví dụ minh họa 5: Ngày 31/10/2018, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Cao Thăng thanh lý 3 chiếc điều hòa Panasonic cho Công ty TNHH Thiết bị văn phòng T&T với giá 4 triệu đồng/1 chiếc, biết nguyên giá điều hòa là 12 triệu đồng/chiếc. T&T thanh toán bằng tiền mặt. Cao Thăng mua và đưa vào sử dụng ngay vào 1/1/2015. Công ty trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, thời gian sử dụng ước tính là 5 năm.
Sau khi Biên bản thanh lý TSCĐ được lập (biểu 2.30) và đàm phán giá vs bên mua, kế toán xuất HĐ GTGT thanh lý TSCĐ (biểu 2.31); Phiếu thu tiền mặt (biểu 2.32).
- Kế toán ghi nhận tăng thu nhập khác Nợ TK 111: 13.200.000
Có TK 711: 3 x 4.000.000 = 12.000.000 Có TK 3331: 12.000.000 x 10% = 1.200.000 - Kế toán ghi nhận giảm TSCĐ
Nợ TK 214: = 27.600.000
Ke toán nhập số liệu vào máy tính, máy sẽ tự động chuyển số liệu nghiệp vụ trên vào sổ chi tiết TK 711 (biểu 2.33), sổ cái TK 711 (biểu 2.34) và sổ Nhật ký chung (biểu 2.36).
2.2.12. Kế toán Chiphí Thuế Thu nhập doanh nghiệp
2.2.9.1.Chứng từ, tài khoản sử dụng ghi nhận Chi phí Thuế Thu nhập doanh nghiệp
a. Chứng từ sử dụng: Tờ khai thuế TNDN; Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN; Tờ khai quyết toán thuế TNDN; Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước,...
b. Tài khoản sử dụng: tài khoản 821, 112,.
2.2.9.2.Quy trình ghi nhận Chi phí Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Sau khi kết thúc một quý, kế toán tiến hành tạm tính số thuế TNDN phải nộp và nộp thuế vào đầu tháng kế tiếp của quý đó, vì thế mà công ty không gặp tình trạng nợ thuế TNDN đối vOi Nhà nước. Kế toán nhập số thuế tạm nộp hàng quý vào máy tính, máy tự động chuyển dữ liệu vào sổ Nhật ký chung (biểu 2.36).
Cuối năm tài chính, kế toán xác định lại và ghi nhận số thuế TNDN thực tế mà DN phải nộp trong năm đó trên cơ sở:
_ ,_____ Tổng thu nhập Thuế suất thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp = , ’ x
chịu thuế hiện hành (20%).
Nếu số thuế TNDN phải nộp cả năm IOn hơn số thuế tạm thời đã nộp trong năm thì kế toán phải ghi nhận và nộp bổ sung thuế TNDN cho Nhà nước. Ngược lại, nếu số thuế TNDN phải nộp cả năm nhỏ hơn số thuế tạm thời đã nộp trong năm thì công ty sẽ được hoàn trả lại số thuế chênh lệch hoặc tính lũy kế sang kỳ tiếp theo. Thời điểm công ty nộp thuế của năm thường trước 30/3 hàng năm.
Ví dụ minh họa 6, cuối năm tài chính 2018, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Cao Thăng tập hợp thuế TNDN như sau:
- Tổng số tiền thuế TNDN tạm nộp trong năm là 4.930.182.460 đồng - Tổng thu nhập chịu thuế năm 2018 là 557.899.392.104 đồng
- Tổng số thuế TNDN phải nộp năm tài chính 2018 là:
(557.899.392.104 - 533.210.025.057) x 20% = 4.937.873.410 đồng
Như vậy, số tiền thuế TNDN cần phải nộp năm 2018 > Số tiền thuế TNDN tạm nộp trong năm nên Cao Thăng cần nộp bổ sung số thuế TNDN còn thiếu.
- Số tiền thuế TNDN cần nộp bổ sung là:
4.937.873.410 - 4.930.182.460 = 7.690.950 đồng Kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN hiện hành còn phải nộp:
Nợ TK 8211: 7.690.950
Có TK 3334: 7.690.950
Khi đi nộp tiền thuế TNDN, kế toán ghi nhận: Nợ TK 3334: 7.690.950
Có TK 111: 7.690.950
2.2.13. Kếtoán Xác định kết quả kinh doanh
2.2.10.1. Chứng từ, tài khoản sử dụng:
a. Chứng từ kế toán: sổ chi tiết các TK về doanh thu, chi phí; sổ cái các TK về doanh thu, chi phí; sổ Nhật ký chung (biểu 2.36);...
b. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 911 để xác định và phản ánh KQ HĐKD và các hoạt động khác của DN trong một năm tài chính. KQHĐKD của DN bao gồm: KQHĐ SXKD, KQHĐ TC và KQHĐ khác.
2.2.10.2. Quy trình xác định kết quả kinh doanh
Cuối năm tài chính, phần mềm kế toán tự động kết chuyển số dư các TK DT, CP. Kết chuyển số dư TK 521 về TK 511, sau đó kết chuyển các TK 511, 515, 711, 632, 642, 635, 821 vào TK 911- Xác định kết quả kinh doanh (sổ cái TK 911 (biểu 2.35)). Từ sổ cái TK 911, kế toán xác định được năm đó lãi hay lỗ. Qua đó, ban quản trị tiến hành đánh giá KQHĐKD của công ty mình trong năm để rồi đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt, thích hợp cho tương lai.
Cuối năm tài chính 2018, bút toán kết chuyển DT, CP được phản ánh: (1) Kết chuyển DT: Nợ TK 511: 556.846.509.108 Nợ TK 515: 1.026.589.055 Nợ TK 711: 26.293.941 Có TK 911: 557.899.392.104 (2) Kết chuyển CP: Nợ TK 911: 533.210.025.057 Có TK 632: 504.350.490.135 Có TK 635: 5.927.014.665 Có TK 641: 15.933.899.648 Có TK 642: 6.998.620.609
Lợi nhuận trước thuế = 557.899.392.104 - 533.210.025.057 = 24.689.367.047 Thuế TNDN = 24.689.367.047 x 20% = 4.937.873.410
Tổng số thuế TNDN tạm nộp trong năm là 4.930.182.460
Số thuế TNDN cần nộp bổ sung là: 4.937.873.410 - 4.930.182.460 = 7.690.950 (3) Hạch toán CP thuế TNDN nộp bổ sung:
Nợ TK 821: 7.690.950
Có TK 3334: 7.690.950 (4) Kết chuyển CP thuế TNDN:
Nợ TK 911: 4.937.873.410
Có TK 821: 4.937.873.410
Lợi nhuận sau thuế = 24.689.367.047 - 4.937.873.410 = 19.751.493.637 (5) Kết chuyển lợi nhuận sau thuế:
Nợ TK 911: 19.751.493.637
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CAO THĂNG.
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Cao Thăng. kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Cao Thăng.
Qua thời gian nghiên cứu về kế toán tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Cao Thăng, em nhận thấy kế toán DT, CP & XĐKQKD tại công ty đã đạt được những ưu điểm nhất định và còn tồn tại những nhược điểm như sau:
3.1.1. Ưu điểm.
3.1.1.1. về hệ thống chứng từ, tài khoản sử dụng, hạch toán kế toán
Hệ thống chứng từ của công ty áp dụng đầy đủ theo Thông tư 200/2014/TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Các chứng từ kế toán được lập theo đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đúng số liên theo quy định, có đầy đủ chữ ký, đóng dấu theo quy định. Công ty cũng sắp xếp, lưu trữ chứng từ rất khoa học, nhờ đó, việc tìm kiếm chứng từ luôn được nhanh chóng, chính xác giúp cơ quan quản lý kiểm tra, kiểm soát thuận lợi và tiết kiệm thời gian.
Hệ thống kế toán của công ty được xây dựng khá chi tiết dựa trên hệ thống TK kế toán của TT 200/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng bộ Tài chính do vậy công ty theo dõi được chi tiết các đối tượng hạch toán giúp cho thông tin kế toán có độ tin cậy cao hơn.
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy. Đây là hình thức kế toán phù hợp với Công ty, vì hình thức cho kế toán thuận tiện trong ghi chép, xử lý số liệu mà còn tiết kiệm được thời gian công sức, tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời.
3.1.1.2. về quy trình luân chuyển chứng từ
Các chứng từ đều được luân chuyển theo một quy trình chặt chẽ từ việc phát sinh, phê duyệt đến việc kiểm tra, ghi sổ và lưu trữ đều được mô tả cụ thể trong các quy trình kế toán như quy trình nhập - xuất hàng, quy trình mua hàng, quy trình tạm ứng và hoàn ứng, quy trình kiểm soát công nợ và quy trình tổng kết BH. Các chứng
từ được lưu trữ cẩn thận từng bộ theo từng HĐKT, từng KH, từng khoản mục, trình tự thời gian tạo điều kiện cho sự kiểm soát chặt chẽ đối với DT, CP của công ty đồng thời giúp cho các nghiệp vụ kế toán được phản ánh một cách kịp thời, chính xác.
3.1.1.3. về công tác tổ chức bán hàng
Công ty lựa chọn phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển trực tiếp không qua kho. Chính vì thế, công ty luôn linh động và đáp ứng kịp thời hàng hóa cho các KH khi cần gấp. Với phương thức BH này, công ty dễ dàng quản lý lượng hàng bán ra và kiểm soát các khâu trong quá trình BH cũng như nắm bắt được thông tin KH tốt hơn so với phương thức bán lẻ.
3.1.1.4. về tổ chức quản lý doanh thu, chi phí
Công ty đã tổ chức khá tốt việc quản lý DT, CP & XĐKQKD. Cụ thể hiện nay công ty đang thi hành chế độ kế toán theo TT 200/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, các chuẩn mực liên quan như chuẩn mực số 14 -
“Doanh thu và thu nhập khác’”, thông tư 64/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/5/2013
“Hướng dẫn về hóa đơn chứng từ”, thông tư 123/2012/TT-BTC ban hành ngày 27/7/2013 “Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Việc tuân thủ về chế độ kế toán giúp cho kế toán tại công ty được thực hiện một cách chính xác, tránh những sai sót không nên xảy ra.
3.1.1.5. Về tổ chức kế toán Doanh thu
DN đã đảm bảo hạch toán DT đầy đủ, chi tiết. Các HĐ GTGT đầu ra được kế toán ghi chép ngay tại thời điểm phát sinh, sau đó phản ánh lên sổ sách liên quan từ sổ chi tiết đến sổ cái, sổ Nhật ký chung.
3.1.1.6. Về tổ chức kế toán Chi phí
DN luôn quan tâm và quản lý CP một cách chặt chẽ, chú trọng vào GVHB. Ngoài ra, DN cũng cân nhắc những khoản chi cho QLDN và BH sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Ngày nhập Số lượng (kg) Giá nhập (đồng/kg)
Việc XĐKQKD của DN cung cấp thông tin chính xác để Nhà quản trị đề ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn về KD để ngày càng nâng cao hiệu quả HĐKD và tối ưu hóa lợi nhuận, nắm bắt được những thay đổi của thị trường.
3.1.2. Hạn chế.
3.1.2.1. về phương thức bán hàng
Trên thực tế, DN rất hiếm khi sử dụng phương thức bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho nên kế toán còn một chút lúng túng khi ghi nhận hàng hóa bán