Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 470 hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng bắc ninh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72 - 74)

3.1.2.1. Hạn chế của kế toán doanh thu

- KT DT và thu nhập khác:

Trong mỗi kì KT, không thực hiện phản ánh DT tài chính phát sinh do các khoản

cho vay, tiền gửi tiết kiệm, và chỉ phản ánh DT tài chính trong trường hợp thu tiền lãi (thực tế, KT đang phản ánh các khoản tiền lãi đối với trả trước và trả sau đều tại thời gian thu lãi). Bên cạnh đó, KT không phản ánh các TK thu nhập khác trong trường hợp chưa nhận khoản tiền phải thu. Với công tác hạch toán TK DT tài chính như vậy là vi phạm với “Nguyên tắc cơ sở dồn tích”, DT đã không được phản ánh đúng thời gian phát

sinh mà KT lại phản ánh vào thời gian nhận tiền thực tế. - KT hàng bán trả lại:

Đối với các chính sách đổi trả hàng với đối tác của CT. Trong trường hợp bán lẻ, nếu có

sản phẩm lỗi thì KT chỉ đổi hàng thực tế cho khách hàng mà không phản ánh vào TK “Hàng bán trả lại”, điều này dẫn đến những sai lệch số lượng và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến KQKD của CT.

- KT dự phòng phải thu khó đòi:

Hiện nay, phần lớn đối tác của DN đều là khách thân quen, vì thế CT luôn tạo điều kiện cho khách hàng nợ thanh toán, điều này đã ảnh hưởng đến hiện trạng ứ đọng vốn của CT. Khi nguồn vốn CT bị tồn đọng chắc chắn sẽ gây ra nhiều thách thức cho quy trình sản xuất kinh doanh tại DN, có thể khiến CT mất đi nhiều cơ hội phát triển. Không chỉ vậy, CT có nhiều khoản “Nợ phải thu khó đòi”, qua từng năm, khoản nợ này cũng phát sinh nhiều tổn thất, ảnh hưởng đến nguồn vốn CT. Thực tế, CT còn chưa chú trọng đến các kế hoạch thu hồi công nợ, và chưa phản ánh vào TK “Trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi”, vì vậy, xuất hiện nhiều rủi ro đối với KQKD. Điều này cũng đã vi phạm vào “Nguyên tắc thận trọng” của KT, ảnh hưởng trực tiếp đến KT xác định KQKD.

3.1.2.2. Hạn chế của kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh Kế toán chi phí

- về phân bổ chi phí quản lý kinh doanh, Công ty chưa tiến hành phân bổ CP kinh doanh

cho từng loại sản phẩm dẫn đến XĐ KQKD chưa phù hợp nên khó cho việc xác định lợi

ích đem lại của từng hàng hóa như thế nào để xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý và hiệu quả nhất để kích thích tiêu thụ từng sản phẩm theo từng giai đoạn phù hợp.

- Về KT dự phòng giảm giá HTK:

Ngày nay, các sản phẩm thương mại tương ngày càng đa dạng mẫu mã, chất lượng và cả chủng loại, nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh đó, với trình độ khoa

học, công nghệ hiện đại, các loại hàng hóa đều được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng tất cả yêu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, CT chưa có khả năng cung cấp đủ yêu cầu cho người tiêu dùng nên số lượng HTK của CT hàng năm còn tương đối cao. Vậy nên, CT cần phải phản ánh tài khoản “Trích lập dự phòng HTK” để tránh gặp phải những rủi ro kinh tế liên quan và không bị phát sinh những tổn thất từ lượng HTK đó.

Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh:

Hiện nay, DN không thực hiện mở sổ chi tiết nhằm kiểm tra, đối chiếu và đánh giá KT KQKD đối với mỗi loại hình sản xuất, kinh doanh hay với các bộ phận trong CT. Việc không có sổ chi tiết đó sẽ tạo ra những hạn chế nhất định cho KT đối với quá trình xử lý số liệu, và khó khăn khi đưa thông tin cho ban lãnh đạo, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược điều hành kinh doah của CT. Thêm vào đó, thông thường, KT lập các loại BCTC theo kỳ KT, vì vậy công tác KT XĐ KQKD của CT sẽ không đúng thời hạn, hoặc kết quả kinh doanh sẽ chỉ là số liệu ước tính, dẫn đến những sai sót cho việc ra quyết định trong DN.

3.1.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Hiện nay, các thông tư, chuẩn mực KT của Nhà nước vẫn chỉ có đặc điểm tương đối khái quát, phục vụ cho việc sử dụng chung cho tất cả các loại hình DN và tất cả các ngành nghề nói chung. Trong khi đó, đối với mỗi lĩnh vực kinh tế khác nhau lại mang những đặc trưng hoạt động khác nhau, không thể cùng áp dụng chung một chuẩn mực

như vậy. Vì thế, trong nhiều tình huống phát sinh mới, KT sẽ không nắm bắt được chính

xác quy chuẩn cho ngành nghề của mình, đẫn đến thực hiện không đúng chuẩn mực. - Các chuẩn mực, thông tư luôn được cập nhật khiến cho KT không kịp thời học hỏi và

áp dụng đúng theo quy định.

- Giữa các quy chuẩn về KT như: Chuẩn mực KT, thông tư và các luật KT hiện còn nhiều điều lệ chưa thống nhất với nhau và không hợp lý đối với thị trường kinh tế tại Việt Nam.

- Ban Giám đốc và quản trị tại công ty còn chú trọng nhiều đến KQKD mà chưa chú tâm đến những vấn đề liên quan cũng ảnh hưởng đến thực trạng CT.

- KT viên chưa có khả năng đáp ứng được những thay đổi cũng như chủ động sáng tạo

khi thực hiện công tác KT. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số công việc dập khuôn theo quy trình làm việc cũ, chưa có đủ kinh nghiệm và cần cải thiện thêm năng lực chuyên môn trong các khía cạnh KT khác.

Một phần của tài liệu 470 hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng bắc ninh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w