Giải pháp về kế toán doanh thu

Một phần của tài liệu 470 hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng bắc ninh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74)

- Kế toán hàng bán trả lại:

Trong trường hợp đổi trả sản phẩm lỗi cho khách hàng, CT phải đưa ra những chính sách đảm bảo việc kiểm soát số lượng HTK và phản ảnh nghiệp vụ cụ thể vào chứng từ,

sổ sách. Ngoài ra, KT cần phân loại chính xác sản phẩm mà khách đổi trả có cùng loại với nhau theo mã hàng hay không, nhằm quản lý đúng, đủ số lượng tất cả các loại hàng hóa trong CT.

Trường hợp hàng bị lỗi nhưng có thể sửa chữa lại cho khách thì thực hiện chính sách giảm giá đối với đơn hàng và phản ánh nghiệp vụ vào TK “Giảm trừ DT”.

Trường hợp hàng lỗi không sửa chữa được, KT thực hiện công việc nhập kho hàng hóa bị trả lại và phản ánh nghiệp vụ “Ghi giảm DT”.

- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Hiện nay, CT vẫn còn một số khoản “Nợ phải thu khó đòi” do khách hàng chưa có khả năng thanh toán, vì vậy, công tác thực hiện khoản “Trích lập dự phòng phải thu khó đòi”

là rất cần thiết. Căn cứ theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, nếu khách hàng chưa thanh toán nợ khi đã hết thời hạn mà đang trong tình trạng: “phá sản, làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang

thi hành án hoặc đã chết”, thì KT thực hiện trích lập dự phòng theo quy định:

+ Khoản “Nợ phải thu” quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm: 30% giá trị

+ Khoản “Nợ phải thu” quá hạn từ 1 năm đến 2 năm : 50% giá trị

+ Khoản “Nợ phải thu” quá hạn từ 2 năm đến 3 năm : 70% giá trị

+ Khoản “Nợ phải thu” quá hạn từ 3 năm trở lên : 100% giá trị

Mức “Trích lập dự phòng” tối đa không vượt quá 20 % tổng dư “Nợ phải thu” của DN tại cuối kì và xác định bằng công thức:

Mức dự phòng phải thu = Số nợ phải thu khó đòi x % trích lập dự phòng khó đòi 3.2.2. Giải pháp về kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Kế toán chi phí

- Lập dự phòng giảm giá HTK

Tại thời điểm cuối kì KT, nếu có những chứng từ xác thực về “Giảm giá trị thuần có thể

thực hiện được” và giá gốc HTK, thì KT tiến hành “Trích lập dự phòng giảm giá HTK”.

Nếu trong kho vẫn còn tồn đọng số lượng hàng hóa lỗi không bán được nhiều thì KT phải xác định riêng cho mỗi loại hàng hóa tồn kho. Dựa trên số liệu tại cuối kỳ, KT tính mức “Dự phòng giảm giá HTK” theo công thức:

Mức dự phòng giảm giá HTK = Số lượng HTK cuối niên độ x Giá gốc HTK - Giá trị thuần có thể thực được của HTK

- CP quản lý DN

Trên thực tế, CP quản lý DN của CT so với toàn bộ CP trong quá trình hoạt động

đang giữ một tỷ trọng cao và tác động tương đối lớn tới hiệu quả hoạt động tại DN. CP phát sinh chủ yếu là từ các khoản chi được cho phép thực hiện khá dễ dàng. Vì thế, CT cần đưa ra một số quy tắc nhằm kiểm soát CP quản lý DN một cách chặt chẽ, cụ thể: KT cần xác định mức độ hợp lý cho các khoản chi có thực sự cần thiết cho CT hay không, các khoản chi cần được thông qua và xét duyệt bởi ban điều hành, nhằm tránh

trường hợp chi nhiều khoản không phù hợp, đồng thời, hạn chế được những CP khác liên quan đến hoạt động quản lý của CT.

- Hoàn thiện KT GVHB

Trong quá trình mua hàng hóa, giao dịch sẽ phát sinh những khoản CP liên quan nhưng KT chưa tiến hành công tác phản ánh nghiệp vụ CP này vào TK “CP bán hàng”. Việc không ghi nhận CP như vậy là không tuân thủ đúng “Nguyên tắc giá gốc” khi KT tính GVHB và “Nguyên tắc phù hợp: Chi phí dùng để xác định kết quả trong kỳ là chi phí tạo ra doanh thu trong kỳ bất kể chi phí đó phát sinh ở kỳ nào” khi XĐKQ. Điều này sẽ khiến cho KT mắc phải những sai số khi tính giá vốn hàng mua vào, tác động trực tiếp tới giá trị HTK, GVHB và lợi nhuận trong BCTC. Do đó, CT cần phản ánh CP mua hàng vào giá trị hàng hóa, nhằm đảm bảo tuân thủ đúng “Nguyên tắc giá gốc” và “Nguyên tắc phù hợp”.

- Xác định lợi nhuận kinh doanh cho từng loại hàng hóa

Trong công tác kinh doanh của CT hiện có rất nhiều loại hàng hóa đa dạng, phong

phú, nhưng mỗi loại hàng hóa chưa được mã hóa TK riêng nên còn khó khăn trong việc kiểm soát từng loại. Chính vì vậy, TK 632 “Giá vốn hàng bán” của CT cần được mở ra những sổ TK cụ thể cho từng loại hàng hóa riêng. Ví dụ:

+ TK 632BT : Ghi nhận GVHB của Bê tông thương phẩm + TK 632T: Ghi nhận GVHB của các loại Thép

+ TK 632G: Ghi nhận GVHB của các loại Gạch

Bên cạnh đó, phần mềm KT cũng phải mở các TK chi tiết đối với TK 632 và khai

báo sản phẩm cần tích hợp cho TK GVHB, nhằm giúp chương trình KT có thể cập nhật và phản ánh đúng bút toán ghi DT. Vào cuối kỳ KT, khi giá xuất kho của sản phẩm được

xác định, CT có thể dễ dàng đưa ra GVHB phát sinh đối với mỗi sản phẩm và có các đánh giá chính xác hơn đối với quá trình hoạt động và hiệu quả kinh doanh nhận được từ sản phẩm đó.

3.3. Các điều kiện thực hiện giải pháp

3.3.1. Điều kiện về phía nhà nước

Nhằm đáp ứng nhu cầu khắc phục những hạn chế còn tồn đọng và hoàn thiện KT

DT, CP và KQKD tại CT Cổ phần Thương mại và Xây dựng Bắc Ninh, đòi hỏi Nhà nước và cơ quan chức năng cần đưa ra những đề xuất giải quyết kinh tế, cụ thể:

Nhà nước nên thay đổi một số chính sách quản lý chưa hợp lý đối với KT DT, CP và KQKD như: thu hồi một số chính sách mang tính chất khuôn mẫu, không linh hoạt đối với từng loại hình DN, nhằm giúp DN thể hiện được sự chủ động đối với công tác tuân thủ các chính sách, đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cho DN. Bên cạnh đó, với đặc thù nền kinh tế hiện tại còn nhiều hạn chế, Nhà nước nên có các chính sách trong việc giảm thuế GTGT, góp phần thúc đẩy và thu hút sức tiêu thụ hàng nội địa đối với người tiêu dùng và hạn chế số lượng HTK cho DN.

Ngoài ra, Nhà nước cũng phải chú trọng trong việc thống nhất và đưa ra một chế

độ hành lang pháp lý phù hợp cho hệ thống tài chính, giúp DN cải thiện hoạt động kinh doanh và phát huy khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.

Đối với các quy định về hải quan, Nhà nước cần thay đổi những chính sách truyền

thống và đưa vào sử dụng hải quan điện tử một cách phổ biến, phục vụ cho lĩnh vực xuất, nhập khẩu được thực hiện dễ dàng và kịp thời.

Đối với các chuẩn mực KT, thông tư và Luật KT: Nhà nước cần phải thay đổi một số điều lệ để các quy định về KT được đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện cho DN thực hiện công tác KT một cách chính xác, dễ dàng và tránh các trường hợp vi phạm không đáng có. Do đó, hệ thống KT cần được chú trọng thay đổi và hoàn thiện để đảm bảo nhu cầu cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần thúc đẩy hoạt động của những tổ chức, hội nhóm, cộng đồng KT như: Hội KT viên công chứng các nước, Hội KT viên quản trị, Hội KT viên nội bộ, Hội đồng quốc gia KT,... Khuyến khích, phát triển những tổ chức đào tạo, nâng cao chuyên môn cho KT viên, đảm bảo yêu cầu chất lượng, trình độ.

3.3.2. Điều kiện về phía doanh nghiệp

Kết quả thành công trong việc điều hành công việc mang đến tác động tích cực cho hoạt động DN và tác động tới sự phát triển của DN. Do đó, đòi hỏi CT phải chú trọng vào việc điều hành, quản lý công tác kinh doanh nói chung và KT nói riêng, đảm bảo thực hiện tốt việc hoàn thiện KT DT, CP và KQKD. Chính vì vậy, CT cần tiến hành

thay đổi một số việc sau:

- Đối với tổ chức bộ máy CT: cần thiết lập bộ máy hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi công nhân viên. Cách thiết lập bộ máy làm việc cũng

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động, vì vậy, ban điều hành cần sắp xếp bộ máy

sao cho phù hợp với đặc thù công việc, cũng như với năng lực của mỗi người. Như vậy, công việc sẽ được hoàn thành kịp thời, đầy đủ và chính xác, mang lại hiệu quả hoạt động

cho CT.

- Đối với hệ thống KT: tập trung thiết lập lại một số công việc đối với các KT viên trong

bộ máy KT phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người, đồng thời có thể hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc. Ngoài ra, CT nên quan tâm đến việc đào tạo, cập nhật thay đổi của các quy định KT, nâng cao trình độ cả về kỹ năng và chuyên môn cho nhân

viên, góp phần tăng hiệu quả công việc.

- Bên cạnh đó, CT nên đầu tư cơ sở vật chất hiện đại hơn, ví dụ: máy tính, laptop , phần

mềm, chương trình KT mới,... phục vụ cho công việc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. CT cũng cần đưa ra những chính sách phúc lợi cho công nhân viên nhằm thúc đẩy động lực, nhiệt huyết làm việc và đem lại kết quả kinh doanh tốt cho CT.

KẾT LUẬN

Với thị trường kinh tế hiện tại, càng đi theo xu thế hội nhập với quốc tế thì các quyết định của nhà CT phụ thuộc phần lớn vào dữ liệu KT. Với điều kiện nền kinh tế nước ta đang bắt đầu tham gia hội nhập, vẫn đang trong thời kì phát triển quản lý CP xã hội cũng như CP DN, và công tác KT DT, CP và xác định KQKD. Trong quá trình nghiên cứu thực trạng KT DT, CP và xác định KQKD tại CT Cổ phần Thương mại và Xây dựng Bắc Ninh em đã phân tích được nhiều thành tựu trong công tác KT tại CT cũng như những hạn chế cần được khắc phục. Qua đề tài trên, em cũng đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện KT DT, CP và xác định KQKD nói riêng và công tác KT nói chung. Mặt khác, do giới hạn về phạm vi và thời gian nghiên cứu, nên em chưa thể đề xuất tất cả giải pháp góp phần hoàn thiện công tác KT DT, CP và xác định KQKD tại CT. Những nhận xét, đánh giá trong nghiên cứu vẫn mang tính chủ quan đối với hiện trạng KT nói riêng, chưa dựa trên sự liên kết với các quy trình hoạt động khác của CT. Em xin chân thành cám ơn TS. Phan Thị Anh Đào cùng các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đã giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2016), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 - Doanh thu và thu nhập khác;

2. Bộ Tài Chính (2016), Chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 - Doanh thu;

3. Bộ tài chính (2006), Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán

doanh nghiệp.

4. Bộ tài chính (2006), Thông tư số 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán

doanh nghiệp vừa và nhỏ.

5. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 6. Bộ tài chính (2006), Chế độ doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Tài chính, Hà Nội 7. Bộ tài chính (2006), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội 8. Đặng Thị Loan (2016), Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

9. IASB (2014), IFRS15 Revenue from contracts with customers. London: IFRS Foundation Publications Department;

10. Nguyễn Thị Thu Trang (2016), Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại công ty TNHH Minh Hải, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội

11. Trịnh Lê Tân, ThS Đào Thị Đài (2018), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 15

Một phần của tài liệu 470 hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng bắc ninh,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w