Nhà quản lý phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, theo dõi, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án. Đồng thời phải quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện (định kỳ, thường xuyên, đột xuất); sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong Đề án; đề xuất khen thưởng, xử lý
vi phạm theo quy định.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức thực thi Đề án Ổn định sinh kế các hộ di dân tái định cư dự án thuỷ điện
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về chính quyền huyện
a. Năng lựccủa nhà quản lý tổ chức thực hiện Đề án
Trong việc tổ chức thực hiện Đề án Ổn định sinh kế cho các hộ di dân tái định cư, nhân tố quản trị đóng vai trò quan trọng với hoạt động chỉ đạo thực hiện Đề án, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của Đề án. Khai thác yêu tố thuận lợi cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn nhằm đảm bảo cho Đề án được thành công phụ thuộc nhiều vào nhãn quan và khả năng quản trị của các nhà quản lý. Ngoài ra, việc lựa chọn bộ máy quản lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước tổ chức thực hiện Đề án sẽ giúp cho quá trình tổ chức thực hiện Đề án được trôi chảy, có thể kết hợp các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất để từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án.
b. Khoa học và công nghệ
Công nghệ được định nghĩa là tập hợp của các yếu tố phần cứng (thiết bị máy móc) với tư cách là những yếu tố hữu hình và phần mềm (phương pháp, bí quyết, kỹ năng, quy trình…) với tư cách là những yếu tố vô hình. Hiện nay, cùng với nguồn nhân lực, xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ và tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới cũng như trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống cho nhân dân vùng tài định cư của Đề án. Năng lực công nghệ ngày càng trở thành yếu tố quyết định đến việc hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhìn chung môi trường công nghệ có ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng áp dụng kỹ thuật công nghệ vào phát triển sản xuất, do đó ảnh hưởng hiệu quả của Đề án Ổn định sinh kế cho các hộ di dân tái định cư dự án thủy điện.
d. Chất lượng nguồn nhân lực thực hiện Đề án
Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình thực hiện Đề án. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình thực hiện Đề án, tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện Đề án. Ngoài ra công tác tổ chức phải bố trí nguồn nhân lực hợp lý giữa các bộ phận thực hiện Đề án, giữa các cá nhân có liên quan đến Đề án, sử dụng người đúng việc sao cho phát huy tốt nhất năng lực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ chức thực hiện Đề án nhằm đưa các nội dung của Đề án áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả cao.
Như vậy nếu ta coi chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành thực hiện Đề án thì công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để Đề án tiến hành thực hiện có hiệu quả. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể của mỗi giai đoạn của Đề án. Tuy nhiên công tác tổ chức lao động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực hiện của Đề án.
1.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài của chính quyền huyện.
Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và của huyện liên quan đến vấn đề ổn định sinh kế các hộ di dân tái định cư đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo cho quá trình thực hiện Đề án Ổn định sinh kế cho các hộ di dân tái định cư dự án thủy điệntheo Luật đầu tư công, Luật xây dựng, luật đấu thầu, Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành; Phân bổ các nguồn vốn sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác (Nguồn vốn tập đoàn điện lực Việt Nam) để đầu tư theo thứ tự ưu tiên tập trung hỗ trợ người dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất và sửa chữa, nâng cấp, đầu tư các công trình nước sinh hoạt, thủy lợi, đường giao thông cho người dân vùng tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn theo đúng Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1.3. Kinh nghiệm tổ chức thực thi Đề án Ổn định sinh kế các hộ di dân tái định cư dự án thuỷ điện của một số địa phương và bài học cho huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương khác
1.3.1.1. Thủy điện Trung Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Việt nam đã có khá nhiều công trình thủy điện được xây dựng và đã vận hành ổn định, xong công tác di dân tái định cư cũng như ổn định đời sống cho người dân tái định cưcủa các CTTĐ ở Việt Nam còn khá nhiều bất cập. Nhiều công trình di dời và tái định cư cho dân khá lâu nhưng cuộc sống của người dân vẫn chưa được ổn định, thậm chí nhiều hộ còn tái nghèo. Thủy điện Trung Sơn, tỉnh Thanh Hoá là một dự án có công tác ổn định đời sống người dân tái định cư khá tốt và sớm có cuộc sống ổn định cho các cộng đồng tái định cư. Dưới đây là các chính sách và hoạt động mà thủy điện Trung Sơn đã thực hiện để sớm có cuộc sống ổn định cho dân tái định cư.
a. Các chính sách mà thủy điện Trung Sơn thực hiện.
Thứ nhất, Thực hiện chính sách đền bù thỏa mãn các hộ tái định cư
Việc khôi phục kinh tế bền vững tốt hơn vì các điều kiện được thoả mãn. Thông tin di chuyển, đền bù minh bạch, chính xác, kịp thời. Quá trình đền bù cũng minh bạch, chính xác, kịp thời. Có sự tham gia của chính quyền địa phương (xã, bản) và hộ dân phải tái định cư. Tác động và tạo các điều kiện thuận lợi, kịp thời. Tác động kịp thời, có kế hoạch rõ ràng, không quá chậm trễ, mất lòng dân. Chính quyền, nhân dân sẵn sàng chấp nhận điều kiện và có sự hỗ trợ để nhanh chóng phục hồi sinh kế, trong đó đủ ruộng, đủ nước để sản xuất, đảm bảo năng suất cao. Giữ lại các diện tích rừng đầu nguồn và các điều kiện sinh thái khác để đảm bảo có nước tưới (ruộng bậc thang). Cùng nông dân chuẩn bị sẵn sàng cho công tác tái định cư, giảm chi phí. Thứ hai, Qui hoạch các khu đất một cách rõ rang, bao gồm: Khu dân cư, nguồn nước (sinh hoạt, tưới), khu làm ruộng bậc thang, dành cho bãi chăn thả, khu vực nuôi dưỡng, bảo vệ rừng...
Bảo vệ triệt để, nghiêm chỉnh các loại rừng còn lại, thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng: - Hạn chế trồng cây ngắn ngày có hại cho đất - Nghiêm cấm phá rừng đặc dụng, trồng rừng sản xuất, cây lâm nghiệp trên đất rừng phòng hộ. Trồng luồng sau khi trồng ba năm các cây ngắn ngày. Không được thay thế cây lâm nghiệp bằng cây ngắn ngày, trồng xen cây họ đậu phủ đất để hạn chế xói mòn, thoái hoá đất.
Thứ tư, Nâng cao năng lực của của chính quyền và nông dân địa phương Nâng cao năng lực của của chính quyền và các tác nhân địa phương thông qua biện pháp ưu tiên: Khả năng quản lý, tham gia dự án; Qui hoạch, trồng mới bảo vệ vàphát huy thu nhập từ rừng một cách bền vững; phát huy dân chủ mỗi khi làm việc với dân; phát triển nông nghiệp nông thôn một cách bền vững; Qui hoạch sử dụng đất; cử người đi học khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện cho họ quay lại làm việc với xã. Thay đổi cách làm của khuyến nông: khuyến nông thường xuyên hơn, ưu tiên phát triển các giống, con địa phương phù hơp, đặc sản, chất lượng tốt; Canh tác bền vững, bảo vệ độ màu mỡ, bón phân hữu cơ...
b. Các hoạt động phát triển sinh kế cho những hộ dân tái định cư Thứ nhất, Làm ruộng bậc thang, đồng thời bảo vệ rừng
Ưu tiên cho làm ruộng bậc thang Đầu tư, hỗ trợ với nhiều mức độ khác nhau: Đất đai, kỹ thuật, giống; khuyến khích nông dân tham gia, tạo công ăn việc làm và thu nhập ngắn trong tại chỗ; đầu tư thêm bên ngoài (xây đập, ống dẫn nước, mương bê tông...) Trồng các loại rau đặc sản trong khu vực.
Thứ hai, Phát triển chăn nuôi một cách bền vững
Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Thay đổi tập quán, hạn chế thả rông, nuôi tập trung; tận dụng phân chuồng bón ruộng ... ưu tiên nuôi giống đặc sản địa phương theo truyền thống. Nuôi con vật đặc sản khác: Nuôi chuột, Nhím. Phát triển nuôi thủy sản: cá lồng, cá lưới, đánh bắt cá trên hồ thủy điện.
Thứ ba, Trồng rừng luồng, cây lâm nghiệp khác và các hoạt động liên quan. Cây luồng; Cây lâm nghiệp khác; Cây ăn quả; Cây họ tre nứa mọc tự nhiên; cây mây. Sơ chế, chế biến tại chỗ, thủ công mỹ nghệ. Sơ chế biến luồng lâm sản tại chỗ.
Thứ tư, Thủ công mỹ nghệ: phát triển nghề mây tre đan, nghề mang bản sắc dân tộc, dệt thổ cẩm, đệm, chăn. Chế biến nông sản tại chỗ: say xát lúa thóc; nghiền bột, tẽ ngô...
Một số hoạt động sinh kế khác. Phát triển sinh kế từ thực vật của rừng hoặc đất bỏ hoang: măng, bông lau, bông chít (dệt gối, làm đệm), ... Tạo công ăn việc làm thông qua nhiều hoạt động khác: làm ruộng bậc thang; cho thuê thuyền máy, vận chuyển hàng hóa; phát triển du lịch sinh thái, du lịch trên hồ...
1.3.1.2. Thủy điện Tuyên Quang
Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang được khởi công xây dựng năm 2003 theo Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2003 của Thủ Tướng Chính phủ. Công trình được xây dựng trên sông Gâm thuộc địa bàn huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang; đập của công trình là đập đá đổ đầm nén bản mặt bê tông cốt thép được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam, đập cao gần 100m.
Nhà máy thủy điện Tuyên Quang là một trong những công trình trọng điểm của đất nước được thi công tại huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng. Công trình này do Tổng công ty Điện Lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và Tổng công ty Sông Đà thực hiện thi công. Công trình được xây dựng dưới hình thức tổng thầu EPC (đơn vị trúng thầu vừa thiết kế, vừa thi công và mua sắm, lắp đặt trang thiết bị). Đây là nhà máy thuỷ điện có công suất lớn thứ Ba của miền Bắc sau nhà máy thuỷ điện Sơn La và Hoà Bình. Sau khi hoàn thành, dung tích hồ chứa nước từ 1.000 triệu đến 1.500 triệu m3 để phòng chống lũ cho thành phố Tuyên Quang và tham gia vào giảm lũ đồng bằng sông Hồng, tạo nguồn cấp nước mùa khô cho đồng bằng sông Hồng; nhà máy cung cấp cho lưới điện quốc gia với công suất lắp đặt 342 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1.295 KWh. Với lưu vực rộng lớn 14.972 km2 gồm của sông Gâm, sông Lăng và hồ Ba Bể, lại có cột nước thấp, công trình thủy điện Tuyên Quang có ưu thế lớn với công suất thiết kế.
Di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Tuyên Quang phải tạo được các điều kiện thuận lợi để đồng bào tái định cư có đời sống tốt hơn nơi ở cũ, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế,
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tái định cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Vấn đề hỗ trợ đời sống người dân tái định cư bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Tuyên Quang được thực hiện với các biện pháp sau:
Giao đất sản xuất nông nghiệp
Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các cấp các ngành trong tỉnh căn cứ vào quỹ đất sản xuất của từng xã nhận dân tái định cư để trưng dụng và giao đất sản xuất nông nghiệp cho hộ tái định cư. Trên địa bàn huyện Chiêm Hóa và Hàm Yên, tổng số khẩu nông nghiệp phải giao đất sản xuất là 6.087 khẩu, trong đó đã giao cho 6.025 khẩu với tổng diện tích đã giao là 2.756.891 m 2 (tương đương 275,7 ha).
Giao đất lâm nghiệp
Trong quá trình thực hiện di dân tái định cư với yêu cầu cấp bách về tiến độ, tỉnh mới tập trung tổ chức di chuyển và thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân, với nguồn vốn được giao và quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng là không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chọn các hạng mục ưu tiên vốn để đầu tư nhằm đảm bảo cho việc di chuyển dân ra khỏi vùng lòng hồ đúng tiến độ, đầu tư các hạng mục thiết yếu nhất để dân tái định cư ổn định sản xuất và sinh hoạt, điều chỉnh giảm quy mô đầu tư hoặc chưa đầu tư một số hạng mục do không còn vốn đầu tư, trong đó có hạng mục giao đất, giao rừng cho người dân tái định cư.
Hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ tái định cư
Các hộ dân tái định cư đã được hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt theo quy định tại Quyết định 937 (hỗ trợ chăn nuôi 1 triệu đồng/hộ; hỗ trợ trồng trọt 1 lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón vô cơ cho vụ sản xuất đầu tiên), đồng thời được ngành nông nghiệp và PTNT hỗ trợ về công tác khuyến nông. Ngành nông nghiệp đã cử cán bộ khuyến nông đến điểm tái định cư hướng dẫn các hộ dân kỹ thuật canh tác cây trồng vật nuôi theo từng mùa vụ cụ thể trên từng địa bàn.
Sau hơn 10 năm tái định cư, các hộ dân đã cơ bản ổn định chỗ ở, cơ bản ổn định việc tổ chức sản xuất, hoà nhập với cộng đồng dân cư sở tại. Tuy vậy, cơ cấu
lao động trong cộng đồng dân tái định cư hầu như không thay đổi, chủ yếu vẫn là hộ nông nghiệp sống bằng nghề trồng lúa, hoặc một số hộ tái định cư có điều kiện đã canh tác vụ 3 với cây trồng phổ biến là cây ngô, cây mầu, chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò nhưng quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ.
1.3.2. Bài học cho huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
Qua Đề án Ổn định sinh kế các hộ di dân tái định cư dự án thuỷ điện của một số địa phương như trên, Đề án Ổn định sinh kế cho các hộ di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Một là: Công tác Ổn định sinh kế cho các hộ di dân tái định cư thủy điện Sơn La là dự án trọng điểm quốc gia, là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp đòi hỏi phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành thống nhất của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ ổn định đời sống nhân dân đảm bảo an toàn, đúng tiến độ, đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước, được nhân dân đồng thuận, ủng hộ.