a. Ban hành các văn bản chỉ đạo tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Đề án Dựa trên các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và của huyện và nội dung của Đề án Ổn định sinh kế các hộ di dân tái định cư dự án thuỷ điện, sau khi hoàn thành giai đoạn chuẩn bị thực thi Đề án, nhà quản lý cần Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối, chủ trương rõ ràng thực hiện quyết định do cơ quan cấp trên ban hành.thực hiện các chính sách đã được đề ra trong Đề án. Nghĩa là, nhà quản lý cần hướng dẫn cụ thể thực hiện các chính sách của Đề án theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Các đơn vị hay bộ phận phải tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ đạo của cấp trên đồng thời phải định kì báo cáo về kết quả thực hiện đề án trước cấp trên.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cụ thể hóa các nhiệm vụ phải triển khai thực hiện Đề án trong Chương trình, Kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị, tổ chức và bố trí các nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện.
Để có thể lên kế hoạch cho từng đầu việc hiệu quả, Bên cạnh đó, những vấn đề sau cũng cần được lưu ý khi lên kế hoạch thời gian cho từng nhiệm vụ: Lịch trình cá nhân; Ngày nghỉ; Mức độ hữu dụng của từng tài nguyên; Sự chậm trễ do các vấn đề khác.
Một Đề án tốt không thể thiếu các kế hoạch hỗ trợ cũng như các phương án quản lý rủi ro. Kế hoạch có thể là các chương trìnhhành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó sẽ đạt được mục tiêu.
Như vậy, lập kế hoạch hỗ trợ thực thi Đề án Ổn định sinh kế các hộ di dân tái định cư dự án thuỷ điện là quá trình xác định các mục tiêu của Đề án và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Điều này có nghĩa là, lập kế hoạch bao gồm việc xác định rõ các mục tiêu cần đạt được, xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và việc triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất và phối hợp các hoạt động.
Những kế hoạch hỗ trợ có thể là: Kế hoạch nhân sự, Kế hoạch thông báo và Kế hoạch quản trị rủi ro.
Kế hoạch nhân sự là xác định các cá nhân và tổ chức có vai trò quan trọng trong Đề án. Đối với mỗi cá nhân và tổ chức đó, hãy mô tả vai trò và trách nhiệm của họ đối với toàn bộ đề án, sau đó chỉ định số lượng và những cá nhân cụ thể đối với từng nhiệm vụ.
Kế hoạch thông báo là một văn bản để phổ biến cho các bên liên quan nắm được ai sẽ liên tục được thông báo về tiến độ đề án và cách họ sẽ nhận được thông tin. Cách phổ biến nhất để cập nhật tình hình là tạo báo cáo hàng tuần, hàng tháng, mô tả cách thức thực hiện đề án hay các mốc công việc quan trọng đã đạt được.
Kế hoạch quản trị rủi ro là một phần quan trọng của quản lý đề án, tuy nhiên, kế hoạch này thường bị bỏ qua. Càng dự đoán được nhiều rủi ro cho đề án, nhà quản lý càng có nhiều kế hoạch dự phòng và chuẩn bị tốt cách đối phó khi có tình huống xấu xảy ra.
b. Chỉ đạo thực hiện các dự án thành phần của Đề án
Đề án Ổn định sinh kế cho các hộ di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La sẽ bao gồm rất nhiều dự án thành phần như: Hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch và thương mại và sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư và dân sở tại nhường đất bị ảnh hưởng... Chính vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo thực hiện các dự án thành phần này.