hiện Đề án
Trên cơ sở chính sách khung của Nhà nước, của Tỉnh, UBND huyện Quỳnh Nhai trong thời gian qua cũng đã ban hành những văn bản chỉ đạo tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực thi Đề án Ổn định sinh kế cho các hộ di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua việc xây dựng và ban hành các chính sách thực hiện Đề án vẫn còn chậm, chưa kịp thời và đầy đủ. Do đó, huyện cần đẩy mạnh việc ban hành các văn bản chỉ đạo trên cơ sở nhu cầu thiết yếu của địa phương.
Các chính sách cần cụ thể và tập trung vào: (i) các hoạt động hỗ trợ trực tiếp người dân nhằm giúp họ biết cách làm ăn, tự tạo việc làm, đa dạng hoạt động sinh kế; (ii) các hoạt động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho người dân tái định cư, hạn chế đầu tư trực tiếp mà chỉ tạo môi trường thuận lợi - tạo cơ hội để họ tự nắm bắt và vươn lên phát triển sinh kế phù hợp với đặc thù của hộ; (iii) các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho hộ dân.
Lồng ghép các chính sách về lâm nghiệp hiện có để tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư. Để quản lý rừng bền vững cần coi trọng 2 nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Về chính sách tín dụng, cần đa dạng hóa các loại hình hỗ trợ tín dụng cho người dân; mở rộng hoạt động tín dụng cho hộ dân nghèo, về số lượng tiền vay, thủ tục và thời hạn vay, phải gắn chặt với các đoàn thể, chính quyền địa phương và hệ thống khuyến nông, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của người dân;
Hỗ trợ cho những hộ dân thiếu tư liệu, thiếu đất hoặc không có đất sản xuất bằng vốn vay ưu đãi, cấp đất sản xuất phù hợp với địa bàn, ngành nghề và điều kiện sản xuất cụ thể. Minh bạch hóa đối tượng hưởng lợi từ chính sách. Nhiều chương trình dự án, đối tượng hưởng lợi thường là hội viên của các tổ chức. Tuy nhiên, nhiều người lại không nắm được thông tin, không r cách xác định đối tượng hưởng lợi.
Về chính sách phát triển rừng, cần điều chỉnh hợp lý chích sách khoán bảo vệ rừng. Mức thù lao khoán bảo vệ rừng hiện nay được đánh giá là thấp, do vậy, cần
tăng mức khoán cao hơn nữa để góp phần phát triển sinh kế cho hộ dân phụ thuộc vào rừng. Đồng thời tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm phát triển các hoạt động và mô hình sinh kế một cách bền vững. Chuyển giao tiến bộ khoa họckỹ thuật phù hợp với văn hóa, tri thức bản địa. Ổn đinh sinh kế cho các hộ tái định cư không thể chỉ dựa vào những kinh nghiệm tri thức bản địa sẵn có của người dân và cộng đồng. Điều tất yếu phải làm đó là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong đời sống và sản xuất trên cơ sở phù hợp với giá trị văn hóa, tri thức bản địa của người dân. Cần có sự nghiên cứu sâu, đánh giá đúng những giá trị khoa học và phát hiện các khía cạnh, những điểm khiếm khuyết, hạn chế, hoặc không còn phù hợp trên cơ sở đó đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại vào thay thế để bảo tồn và phát huy cao nhất tri thức bản địa của người dân và cộng đồng. Chuyển giao khoa học kỹ thuật cần thực hiện trên cơ sở nâng cao giá trị nông lâm phẩm vùng cao. Tập trung vào đặc sản vùng miền để nâng giá trị kinh tế.
Đẩy mạnh tiếp cận và mở rộng thị trường, phải tăng cường hơn nữa thu thập và thông báo những thông tin kịp thời cho chủ thể sản xuất để họ nắm bắt về nhu cầu thị trường nông sản, tình hình cạnh tranh và giá cả thị trường. Đẩy mạnh kích cầu tiêu thụ cho nông nghiệp và nông thôn.
Cần quản lý chặt chẽ về giá cả của nông sản, không để tư thương ép giá, bảo vệ quyền lợi của những người nông dân. Giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm, tích cực mở rộng phương án liên doanh, liên kết, kêu gọi các chủ doanh nghiệp là người cùng quê hương. Cần thực hiện hiệu quả chính sách phát triển cơ sở hạ tầng.
Quá trình điều tra, rà soát, bình xét đối tượng hưởng lợi cần thực hiện một cách công khai, minh bạch. Phân công thành viên chuyên trách để điều phối các chương trình, chính sách cụ thể, tránh việc phải kiêm nhiệm nhiều việc để ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý, điều hành; Có biện pháp loại bỏ tư tưởng trông chở ỷ lại vào Nhà nước của người dân; Bên cạnh đó, việc giải ngân cần được thực hiện đúng tiến độ, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả một số công trình…
Các cấp địa phương cần chủ động thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, nhất là trong công tác quản lý dữ liệu về giảm nghèo một cách đầy đủ và
đồng bộ, tạo điều kiện cho việc đánh giá, xây dựng kế hoạch và hoạch định các chính sách kịp thời;
Đẩy nhanh việc ban hành văn bản hướng dẫn về thực hiện các chương trình, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại cấp cơ sở.
Cụ thể hoá kế hoạch thực hiện giảm nghèo của cấp huyện; Bên cạnh đó, cấp Trung ương cần ban hành các văn bản hướng dẫn đầy đủ, kịp thời làm có căn cứ để thực hiện, cần có hệ thống giải pháp đồng bộ, đầy đủ và kịp thời. Tăng cường thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở cả mô hình bắt buộc và mô hình tự nguyện.
Đối với mô hình bắt buộc theo quy định của Nhà nước, cần kiện toàn đầy đủ bộ máy nhân sự các cấp, thống kê rừng và đánh giá chất lượng rừng một cách chính xác làm cơ sở chi trả. Đồng thời, đảm bảo tiến độ chi trả đến người dân kịp thời. Đối với các mô hình tự nguyện, các cấp chính quyền cần xác định rõ mức sử dụng dịch vụ của các tổ chức cá nhân làm cơ sở thu phí.
3.2.2.2. Về chỉ đạo thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp
Đổi mới công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo hướng chọn mô hình sản xuất hàng hóa, sản phẩm an toàn, cán bộ khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư chỉ đạo mô hình phải có thực tiễn sâu sắc, có tinh thần cao, bám sát đến từng cây trồng vật nuôi để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất đến người dân, thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của người dân nhằm phục vụ tốt nhất về hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho người nông dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nhân rộng các mô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới có hiệu quả. Xây dựng các vùng sãn xuất nông sản hàng hóa an toàn, xây dựng thương hiệu hàng hóa cho một số nông sản chủ lực của địa phương.
Mở các lớp tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đồng thời tăng
cường cán bộ cho các xã có điểm tái định cư. Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, gắn với từng mô hình khuyến nông, khuyến ngư của địa phương; Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư ở địa phương. Tham quan, khảo sát, học tập trong nước gắn với chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư của địa phương, mức hỗ trợ tối đa không quá 5 triệu đồng/hộ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến mới vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn thực phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản xuất truyền thống. Đây là xu hướng tất yếu nhằm tạo bước đột phá để nâng cao sức cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập.
Trên địa bàn tỉnh đang triển khai một số mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến ở quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã như: rau an toàn; chăn nuôi theo phương thức an toàn sinh học, giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng. Công tác chọn, tạo, nhân giống và chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao được ngành nông nghiệp quan tâm; tuy nhiên mức độ triển khai các mô hình còn ít, chất lượng giống cây trồng và vật nuôi chưa cao, chưa phát triển trên diện rộng, chưa có bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế.
3.2.2.3. Về chỉ đạo thực hiện giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng tái định cư
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng dẫn cho phù hợp với các đối tượng là dân tộc khác nhau. Cần mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật cho người dân tái định cư theo kiểu vừa học, vừa làm, những người sản xuất kinh doanh giỏi làm hướng dẫn viên, truyền đạt kinh nghiệm cho học viên... như vậy, người dân vừa học được lý thuyết lại vừa được thực hành ngay tại thực tế khi trở về họ sẽ vận dụng tốt hơn những kiến thức học
được trong sản xuất, kinh doanh.
- Do đặc thù của địa phương nhu cầu sử dụng lao động không lớn nên việc đào tạo, dạy nghề cho lao động thiếu việc làm hoặc không có việc làm phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với từng loại hình khác nhau như sau:
+ Đối với các đối tượng đào tạo nghề tại các trường, trung tâm đào tạo nghề để vào làm tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo và tiền ăn ở trong thời thời gian đào tạo (1 năm). Dự kiến mức hỗ trợ học bình quân là 730.000 đồng/tháng; tiền ăn 500.000đồng/tháng.
+ Đối với các đối tượng đào tạo để xuất khẩu lao động Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo và tiền ăn ở trong thời gian đào tạo (1 năm), mức hỗ trợ dự kiến hỗ trợ học phí bình quân 730.000 đồng/tháng; tiền ăn ở 1.000.000 đồng/tháng.
+ Đối với các đối tượng đào tạo việc làm để chuyển đổi lao động tại chỗ (sản xuất phi nông nghiệp tại gia đình và tại các cơ sở, doanh nghiệp tại địa bàn) Nhà nước hỗ trợ kinh phí học nghề và thu nhập ban đầu chưa ổn định với mức hỗ trợ bình quân bằng mức lương tối thiểu hiện nay trong thời gian 1 năm.
+ Đối với các đối hỗ trợ để học tiếp chuyên nghiệp và cao đẳng, Đại học Nhà nước hỗ trợ học phí trong thời gian đào tạo (4 năm), với mức hỗ trợ bình quân dự kiến là 200.000 đồng/tháng học.
Tổ chức giới thiệu việc làm sau khi học nghề xong. Có thể nói, yếu tố quan trọng nhất trong việc dạy nghề nhằm phát triển sinh kế bền vững là bảo đảm sau khi có nghề, lao động nông thôn có sinh kế. Chỉ có như vậy mới hạn chế được tình trạng thiếu đa dạng hoạt động sinh kế hoặc làn sóng “ly hương” đang diễn ra ở một số nơi hiện nay. Bên cạnh việc tổ chức giới thiệu việc làm, cần đẩy mạnh các giải pháp giúp người học nghề xong chủ động tự khởi sự kinh doanh. Tổ chức các lớp tập huấn về tự khởi sự kinh doanh, kiến thức thị trường. Tăng cường tiếp cận thị trường cho người dân thông qua các bản tin, đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp và thành lập các tổ nhóm quản lý và phát triển sản phẩm.
3.2.2.4. Về chỉ đạo thực hiện giải pháp về lĩnh vực xã hội
- Hỗ trợ lãi suất: Đa số dân tái định cư thủy điện Sơn La là đồng bào dân tộc thiếu số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, vì vậy đề nghị Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các hộ tái định cư như là các đối tượng được hỗ trợ lãi xuất quy định tại Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Việc thực hiện các chương trình, biện pháp hỗ trợ cho người dân phải được thực hiện theo phương châm không trợ giúp theo kiểu bao cấp mà chỉ trợ lực tạo điều kiện cần thiết cho người nghèo tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, nâng cao thu nhập. Cần có sự phối kết hợp đồng bộ các chính sách kinh tế với các chính sách xã hội, phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình, dự án như chương trình 134, 135, chương trình mục tiêu quốc gia xây dnựg nông thôn mới, TNSP....nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho đồng bào di dân tái định cư trên địa bàn huyện.
- Thực hiện các biện pháp dân số và kế hoạch hóa hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh, nâng cao chất lượng dân số, từ đó giảm quy mô hộ gia đình tại các khu tái định cư.
- Phát triển cộng đồng nông thôn: Khơi dậy tinh thần tự tôn trong cộng đồng, bằng cách tổ chức các hoạt động công cộng tự quản với sự hỗ trợ từ bên ngoài để mọi người được bày tỏ, được đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng. Thông qua hoạt động cộng đồng sẽ tạo niềm tin cho mỗi cá nhân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và xây dựng nông thôn phồn thịnh.
- Hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thị trường nhằm tăng nhanh sản lượng nông nghiệp cho hộ tái định cư thoát nghèo và có tích lũy để đầu tư phát triển bền vững.
3.2.2.5. Về chỉ đạo các dư án đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng
quan trọng trong việc ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất cho người dân tái định cư cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội chung trên địa bàn, vốn thực hiện hỗ trợ đầu tư lớn, vì vậy cần:
- Thực hiện lập dự án, kế hoạch đầu tư cụ thể cho việc cải tạo, nâng cấp và đầu tư bổ sung mới đảm bảo việc đầu tư đảm bảo đúng quy hoạch, hiệu quả đầu tư cao.
- UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo UBND các huyện xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, duy tu bảo dưỡng các công trình công cộng tại các khu, điểm tái định cư, bảo đảm bền vững và hiệu quả lâu dài của công trình.
Ưu tiên nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đầu tư khác trên địa bàn (giao thông, thủy lợi, điện, xây dựng nông thôn mới v.v...) với dự án di dân, tái định cư để xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng tại các xã có tái định cư thủy điện Sơn La. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng các khu tái định cư bằng nguồn vốn bổ sung của Chính phủ cho dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La; đồng thời lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường... để