* Nguyên tắc kế toán:
> Điều kiện ghi nhận:
xuất bán trong kỳ. Khi nhập kho hàng hoá, kế toán ghi theo giá trị mua thực tế của từng lần nhập hàng cho từng loại hàng hoá. Các chi phí thu mua thực tế phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình mua như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho, bãi... đều hạch toán riêng (mà không tính vào giá thực tế của từng hàng hoá), đến cuối tháng mới tính toán phân bổ cho hàng hoá xuất kho để tính cho giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho.
> Nguyên tắc hạch toán:
- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ cung cấp trong kỳ.
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán.
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
* Chứng từ kế toán:
- Bảng phân bổ giá vốn. - Phiếu xuất kho.
- Hợp đồng mua hàng. - Các chứng từ liên quan.
- Hợp đồng bán hàng.
* Tài khoản kế toán: Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán.
* Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 04: Ke toán GVHB theo phương pháp kê khai thường xuyên (Phụ lục 01)
1.3.4. Ke toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 1.3.4.1. Ke toán chi phí bán hàng
* Điều kiện ghi nhận:
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
* Chứng từ kế toán:
- Bảng chấm công - Giấy bảo hành, sửa chữa
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Phiếu chi, Giấy báo nợ,...
- Bảng thanh toán tiền lương và BHXH- Hóa đơn giá trị gia tăng, kèm bảng kê (nếu có)
* Tài khoản kế toán:
TK 641 - Chi phí bán hàng. TK 641 không có số dư cuối kỳ và có 4 TK cấp 2:
+ TK 6411: Chi phí nhân viên. + TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
+ TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì + TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
* Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 06: Kế toán chi phí bán hàng (Phụ lục 01) 1.3.4.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
* Điều kiện ghi nhận:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, chi phí dự phòng như các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ chung toàn doanh nghiệp, chi phí khác bằng tiền.
* Chứng từ kê toán:
- Bảng chấm công
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Bảng thanh toán tiền lương và BHXH
* Tài khoản kê toán:
TK 642 -Chi 8 TK cấp 2
+TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý +TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý +TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
- Giấy bảo hành, sửa chữa - Hóa đơn giá trị gia tăng, kèm
bảng kê (nếu có)
- Phiếu chi, Giấy báo nợ,...
phí quản lý doanh nghiệp. TK này không có số dư cuối kỳ và có
+TK 6425: Thuế phí và lệ phí +TK 6426: Chi phí dự phòng
+TK 6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài +TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
* Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 07: Kê toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Phụ lục 01) 1.3.5. Ke toán xác định kết quả cung cấp dịch vụ
* Nguyên tắc kê toán:
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Tài khoản kê toán:
- TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Sơ đồ 08: Ke toán xác định kết quả cung cấp dịch vụ (Phụ lục 01)
1.3.6. Kế toán doanh thu, chi phí cung cấp dịch vụ và xác định kết quảcung cung
cấp dịch vụ phục vụ quản trị doanh nghiệp
Nhà quản trị dựa trên thông tin về doanh thu và kết quả kinh doanh do kế toán tài chính cung cấp để phục vụ cho mục đích kiểm soát và quản lý. Thông tin của kế toán doanh thu được sàng lọc lựa chọn trên quan điểm thông tin thích hợp. Do đó thông tin ghi nhận có thể bao gồm cả lợi ích kinh tế gián tiếp mà doanh nghiệp có thể thu được từ các phương án kinh doanh. Nhà quản trị không chỉ thu nhận, phân tích các thông tin về doanh nghiệp thu được xác định trong kỳ phản ánh trong báo cáo mà còn xử lý các thông tin đó để phục vụ cho việc lập dự toán và quyết định phương án kinh doanh.
Đối với việc dự toán, lập dự toán doanh thu là quan trọng nhất, vì nó quyết
định và làm cơ sở để lập các dự toán khác. Cơ sở xác định dự toán doanh thu cung cấp dịch vụ là loại hình dịch vụ, các dịch vụ đi kèm, giá thành dịch vụ, dịch vụ dự kiến cung cấp,... Giá thành dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như chất lượng dịch vụ cung cấp, nhu cầu sử dụng dịch vụ và khả năng cung cấp dịch vụ trên thị trường. Vì thế, kế toán cần phải bám sát tình hình doanh thu thực tế để tiến hành lập dự toán doanh thu phù hợp.
Trong hoạt động cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, chi phí phát sinh bao gồm cả biến phí và định phí. Biến phí (chi phí biến đổi) là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động có thể là số lượng hàng hóa tiêu thụ, doanh thu bán hàng thực hiện .... Nếu xét về tổng số, biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng hoạt động nhưng xét trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì biến phí thường bằng số đối với mọi hoạt động. Trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì biến phí bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp, một số khoản chi phí như: chi phí điện nước, chi phí xăng xe đi lại,... Định phí là những chi phí không thay đổi về tổng số không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động. Nếu xét tổng chi phí thì định phí không đổi, ngược lại nếu xét định phí trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt
động. Dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại định phí, ngược lại khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần.
Để quản trị tốt doanh nghiệp, kế toán cần dựa trên những thông tin kế toán, tài chính phát sinh trong kỳ để tiến hành lập bảng chi phí nhằm kiểm soát các chi phí
cố định và chi phí phát sinh thêm trong kỳ. Lập dự toán chi phí phải căn cứ vào dự
toán tiêu thụ và các nhân tố khác ảnh hưởng đối với chi phí như phương thức bán hàng, phương thức quản lý... Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác nhau, được chia thành định phí và biến phí. Khi lập dự toán chi phí này phải căn cứ vào dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí và các nhân tố khác ảnh hưởng đối với chi phí bán hàng, quản lý doanh nhiệp như phương thức cung cấp dịch vụ, nơi sử dụng dịch vụ,...
Dự toán kết quả cung cấp dịch vụ là dự toán mang tính tổng hợp được xây
dựng trên cơ sở dự toán doanh thu, chi phí cung cấp dịch vụ và các dự toán khác có liên quan. Dự toán kết quả cung cấp dịch vụ cung cấp số liệu về lợi nhuận dự kiến thu được phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước nhằm khai thác những khả năng tiềm tàng và khắc phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, dự toán này còn cung cấp các thông tin về biến phí, định phí, lợi nhuận của kỳ dự toán làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị. Tùy thuộc vào yêu cầu của nhà quản trị, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh có thể được xác định theo phương pháp chi phí toàn bộ hoặc chi phí trực tiếp. Các số liệu đều được lấy từ các thông tin kế toán, tài chính do bộ phận kế toán tài chính đã tiền hành thu thập và tổng hợp trong kỳ phát sinh.
- Dự toán kết quả kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ:
+ Nội dung dự toán: bao gồm các chỉ tiêu như doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế.
+ Cơ sở xây dựng dự toán: căn cứ vào các dự toán tiêu thụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Dự toán kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp:
+ Nội dung dự toán: bao gồm các chỉ tiêu như doanh thu bán hàng, tổng biến phí, số dư đảm phí, lợi nhuận thuần trước thuế.
+ Cơ sở xây dựng dự toán: căn cứ vào các dự toán sản xuất, sản lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.4. VẬN DỤNG HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRONG KẾ TOÁN CUNG
CẤP
DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Hiện nay có 5 hình thức kế toán đang được áp dụng trong các doanh nghiệp, mỗi hình thức mang những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản trị lựa chọn hình thức kế toán phù hợp.
a, Hình thức kế toán Nhật ký chung
Với hình thức kế toán này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi nhận vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế. Sau đó các số liệu trên Nhật ký chung sẽ tự động phân loại ra Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh đã ghi nhận.
b, Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
Hình thức kế toán này phù hợp với các đơn vị doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khối lượng công việc không nhiều, không phát sinh thường xuyên và sử dụng ít tài khoản. Nhật ký - Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Phần Nhật ký: gồm các cột: “Ngày, tháng ghi sổ”, “Số hiệu”, “Ngày tháng chứng từ”, “Diễn giải”, “Số tiền phát sinh”,...
- Phần Sổ cái: phản ánh phát sinh Nợ, Có của từng tài khoản, cũng như nghiệp vụ kế toán phát sinh.
c, Hình thức kế toán Chứng từ - Ghi sổ
Đặc trưng của hình thức kế toán này là đầu tiên kế toán phải phân loại, tổng hợp, lập Chứng từ ghi sổ (Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ), sau đó khi kế
toán trưởng phê duyệt mới sử dụng Chứng từ ghi sổ để ghi Sổ cái các tài khoản. Việc ghi sổ chứng từ bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
d, Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Kế toán tiến hành tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Căn cứ để ghi chép các Nhật ký - Chứng từ bao gồm:
- Nhật ký chứng từ - Bảng kê
- Sổ Cái
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
e, Hình thức kế toán trên máy tính
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán được thực hiện trên phần mềm kế toán cài đặt trong máy tính. Phần mềm kế toán này được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán trên hoặc kết hợp các hình thức kế toán. Tuy quy trình ghi sổ được thực hiện trên máy tính, nhưng các sổ kế toán và báo cáo tài chính vẫn phải được in đầy đủ theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về kế toán hoạt động cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cung cấp dịch vụ từ khái niệm, đặc điểm, phân loại, điều kiện thời điểm ghi nhận doanh thu, chi phí, chứng từ sử dụng, tài khoản và phương pháp hạch toán, các sổ kế toán và chỉ tiêu trình bày trên BCTC của phần hành kế toán cung cấp dịch vụ và XĐKQKD đã tạo nền tảng cơ sở lý luận vững chắc để có thể đối chiếu, phản ánh thực trạng công tác kế toán cung cấp dịch vụ và XĐKQKD tại công ty TNHH Kiểm toán Đại Dương trong chương 2 với những quy định, chính sách, chế độ kế toán hiện hành, từ đó nắm bắt được những điểm mạnh của công ty, cũng như những hạn chế còn tồn tại, và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí cung cấp dịch vụ và xác định kết quả cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Kiểm toán Đại Dương trong chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN ĐẠI DƯƠNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐẠI DƯƠNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
* Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán Đại Dương
* Vốn điều lệ: 5.000.000.000 ôồng
* Trụ sở trên ĐKKD: BT9 - 262 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 2239 8666 / Hotline: 0912 181461
Email: kiemtoandaiduong@gmail.com
Website: http://ww.oceanaudit.vn
* Người đại diện pháp luật:
- Ông Nguyễn Phúc Hưng (CTHĐTV) - Ông Vũ Kim Hùng (TGĐ) - Ông Nguyễn Long Giang (PTGĐ) - Bà Nguyễn Ngọc Hiền (PTGĐ)
* Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty TNHH Kiểm toán Đại Dương (OCEANAUDIT) tiền thân là Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính - Ke toán và Kiểm toán 3T, được thành lập theo quyết định của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/11/2006. Ngày 29/10/2012, công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 4 và đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán Đại Dương. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 8 ngày 10/12/2019. Công ty được được Bộ Tài chính cấp Giấy phép hành nghề trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán.
Hiện tại công ty có các chi nhánh và văn phòng từ Bắc vào Nam như: Sơn La, Hà Nội, Thanh Hóa, An Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Sài Gòn, Đắk Lắk.