CUNG
CẤP DỊCH VỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐẠI DƯƠNG
* Chứng từ kế toán:
- Kiến nghị phòng kế toán viết đầy đủ nội dung các thông tin trên các chứng từ, ký và ghi họ tên đầy đủ. Hằng ngày các nhân sự phòng kế toán phải in,
sắp xếp
và lưu đầy đủ các chứng từ kế toán theo quy định khi đã làm xong phần việc, tránh
để ứ đọng sang ngày hôm sau vừa ảnh hưởng bộ phận khác vừa dễ thất lạc,
gây khó
khăn trong công tác quản lý.
- Công ty phải tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi khi bàn giao, trả tiền mặt giữa kế toán với Giám Đốc và giữa kế toán với các nhân viên.
- Kế toán trước khi lập các Hóa đơn GTGT và khi ghi nhận các Hóa đơn, chứng trừ phải trả nên tiến hành bước kiểm tra lại tên công ty, MST, địa chỉ trên
website: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/. Trường hợp có xảy ra sai sót, không trùng
khớp phải liên hệ lại với khách hàng, người bán để thống nhất, đảm bảo
thông tin là
chính xác.
- Tẩt cả hóa đơn, chứng từ không hợp lệ thì không được phép ghi nhận. Trường hợp là hóa đơn photo phải đánh dấu và yêu cầu gửi lại bản gốc.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ cần được mở thêm TK chi tiết để dễ dàng phân loại, theo dõi doanh thu các dịch vụ mà công ty cung cấp.
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ
51131 Doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính
51132 Doanh thu kiểm toán xây dựng cơ bản
51133 Doanh thu dịch vụ kế toán - thuế
51134 Doanh thu tư vấn
Số hiệu tài khoản Tên tài khoản
Cấp 1 Cấp 2
641 Chi phí bán hàng, cung cấp dịch vụ
- Việc xác định đúng các chi phí trong cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chính là then chốt để xác định kết quả cung cấp dịch vụ của công ty trong cả kỳ kế toán, và đáng chú trọng hơn chính là việc nắm bắt đúng tình hình chi phí sẽ giúp Ban Giám Đốc đưa ra những quyết định tăng, giảm chi phí từng bộ phận phù hợp, đạt hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay, kế toán đang tiến hành ghi lẫn 2 tài khoản Chi phí CCDV và Chi phí QLDN vào 1 tài khoản “Chi phí quản lý kinh doanh” - TK 642 và mở quá nhiều tài khoản chi tiết tại tài khoản này . Để tuân thủ theo quy định của BTC và tránh gây nhầm lẫn, kế toán cần nên tách biệt 2 tài khoản trên.
6411 Chi phí nhân viên
6412 Chi phí vật liệu
6413 Chi phí CCDC
6414 Chi phí khấu hao TSCĐ
6415 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6416 Thuế, phí, lệ phí
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421 Chi phí nhân viên VP
6422 Chi phí vật liệu VP
6424 Chi phí khấu hao TSCĐ VP
6425 Chi phí dịch vụ mua ngoài VP
6426 Thuế, phí, lệ phí VP
Chỉ tiêu Tổng số Doanh thu
* Trích lập dự phòng:
Việc công ty không có chính sách đối với các khoản thanh toán chậm có thể gây ra những rủi ro không thu hồi được nợ, gây thiệt hại cho công ty. Do vậy công ty nên đưa thêm các chính sách đối với các khoản trả chậm so với các thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, công ty cần phải tiến hành trích lập dự phòng để đảm bảo tính chủ động, tránh rủi ro và đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả, tránh bị ứ đọng.
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi bao gồm:
+ Các chứng từ gốc để chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả: Hợp đồng kinh tế, Bản thanh lý hợp đồng (nếu có), Đối chiếu công nợ, Bảng kê công nợ, các chứng từ khác liên quan.
+ Các căn cứ xác định đó là khoản nợ phải thu khó đòi: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán mà vẫn chưa thu hồi được, nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng công ty có đủ bằng chứng chứng minh đối tượng nợ có khả năng không trả được,...
Mức trích lập dự phòng như dưới đây:
+ Đối với khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán:
• Trích lập 30% giá trị khi khoản nợđó quá hạn từ6 tháng đến dưới 1 năm.
• Trích lập 50% giá trị khi khoản nợđó quá hạn từ1 năm đến dưới 2 năm.
• Trích lập 70% giá trị khi khoản nợđó quá hạn từ2 năm đến dưới 3 năm.
• Trích lập 100% giá trị khi khoản nợ đó quá hạn từ 3 năm trở lên.
+ Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng công ty có đủ bằng chứng chứng minh đối tượng nợ có khả năng không trả được thì tiến hành trích lập tối đa bằng giá trị của khoản nợ mà đã được ghi trên sổ sách kế toán.
• Ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ kế toán:
- Phần mềm Fast cần được nâng cấp để phần mềm có thể chạy nhanh hơn,
tránh gián đoạn công việc và giúp kế toán hoàn thành đúng tiến độ công việc. Bên cạnh đó, cần lập bảng kê lưu trữ các chứng từ bên ngoài phần mềm, nếu phần mềm xảy ra lỗi, thì vẫn có thể tìm và thống kê nhanh chóng, tránh gây ảnh hưởng các công việc khác.
- Công ty cần đăng ký truy vấn tài khoản qua internet giảm thiểu thời gian, chi phí nhân viên kế toán đi lại, chi phí in sao kê, chứng từ để tận dụng tối đa, hiệu quả quỹ thời gian, chi phí đó vào công việc khác phù hợp, cần thiết hơn. Ngoài ra kế toán dễ dàng check giao dịch qua internet sẽ đảm bảo chặt chẽ hơn trong việc quản lý tiền.
* Lập Dự toán doanh thu, chi phí cung cấp dịch vụ phục vụ quản trị:
> Dự toán doanh thu cung cấp dịch vụ:
Việc lập dự toán doanh thu theo từng quý không chỉ giúp cho Ban Giám Đốc đưa ra các quyết định về công tác thực hiện mà còn giúp đánh giá được kết quả của các dịch vụ so với mục tiêu đề ra, qua đó tìm ra các thiếu sót còn tồn tại và cải thiện chúng. Kế toán quản trị nên lập bảng dự toán phù hợp ví dụ như bàng dưới đây.
dự án Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm Kiểm toán BCTC Kiểm toán XDCB Dịch vụ kế toán - thuế Tư vấn Thẩm định giá
Chỉ tiêu Quý Cả năm
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
1. Chi phí CCDV: - Chi phí cố định: + Chi phí thuê nhà, kho +...
- Chi phí biến đổi: + ... 2. Chi phí QLDN:
- Chi phí cố định: +Chi phí thuê nhà, kho +... - Chi phí biến đổi: +...
> Dự toán chi phí cung cấp dịch vụ:
Ke toán cần thiết lập dự toán chi phí chi tiết cho từng dịch vụ cụ thể theo từng quý để từ đó Ban Giám Đốc sẽ linh động trong vấn đề kiểm soát chi phí phát sinh, đưa ra những chính sách phù hợp. Kế toán quản trị có thể tham khảo bảng dự toán sau và tiến hành thiết kế phù hợp với đơn vị mình.