7. Kết cấu của khóa luận
3.3. Khuyến nghị áp dụng thuế tài sả nở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tiềm năng phát triển lớn, để giữ tốc độ tăng trưởng ổn định và đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, việc đối mặt và xử lý những khuyết điểm vĩ mô của nền kinh tế thị trường luôn được Nhà nước quan tâm, giải quyết bằng các chính sách kinh tế, trong đó có chính sách thuế.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội chuyển mình nhanh chóng theo hướng tích cực, vấn đề hoàn thiện Luật thuế tài sản nhằm đưa vào áp dụng trên phạm vi toàn quốc là vô cùng cấp thiết. Nhiệm vụ trọng tâm của luật thuế mới sẽ hướng tới việc nâng tỷ trọng thu ngân
sách từ thuế tài sản, ổn định nền kinh tế, phát triển bền vững, hạn chế khoản cách giàu nghèo và bất bình đẳng về tài sản và thu nhập trong xã hội.
Việc bổ sung và hoàn chỉnh Luật thuế tài sản ở Việt nam hướng theo các yêu cầu đổi mới sau:
Thứ nhất, với tiến trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu của Việt Nam thì nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhằm phục vụ cho các chức năng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng tăng lên. Nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như
Thứ hai, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển của thế giới, một đất nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế - tài chính hoàn
chỉnh, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Thứ ba, quá trình phát triển kinh tế - xã hội khiến các hoạt động kinh tế và các quan hệ dân sự, đặc biệt là các trao đổi dân sự về tài sản, nhà cửa, đất đai diễn ra phức tạp, đa dạng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trong phạm vi quốc tế. Do đó, một hệ thống thuế tài sản phù hợp là yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý với cơ chế thị trường và quá trình hội nhập.
Thứ tư, mức thu nhập của các tầng lớp cư dân tăng lên đáng kể, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế và cho ngân sách. Thêm vào đó, tiêu chuẩn
sống tăng cao làm cho nhu cầu xây dựng, mua sắm tài sản phát triển với tốc độ nhanh chóng, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Kết quả là, chính sách thuế đối với tài sản là nội dung thuế cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Qua
thuế tài sản, Nhà nước không chỉ khai thác thêm nguồn thu cho ngân sách mà đồng thời có thể thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
3.3.2. Khuyến nghị phương áp dụng Luật thuế tài sản ở Việt Nam
Qua kinh nghiệm xây dựng và áp dụng thuế tài sản của Trung Quốc cũng như các
nước OECD, bài nghiên cứu đưa ra một số đóng góp nhằm đóng góp vào việc hoàn thiện
hệ thống thuế tài sản của Việt Nam như sau:
- Nhà nước cần tạo ra được cơ sở thuế rộng, áp dụng mức thuế suất thấp, đồng
thời vẫn
thuế tài sản một cách tự giác, nghiêm túc đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải cách
thuế.
- Thuế tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nông dân sử dụng đất nông nghiệp, đất ở và đất kinh doanh. Do đó, cần giải quyết triệt để vấn đề đồng hộ chính sách thuế tài sản nhằm đảm bảo thực hiện thuận lợi thuế tài sản:
+ Cơ quan thuế và các bộ ban ngành liên quan cần chủ động kết hợp, quyết tâm thực hiện cải cách để đi tới giai đoạn cuối của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020.
+ Chính sách, chế độ thực hiện cần được xây dựng trên cơ sở điều tra, khảo sát thận trọng, phân tích khách quan, toàn diện, tiếp thu ý kiến đóng góp toàn dân để quy định được hợp lý và khả quan trong việc tiến hành.
+ Thực hiện phân loại đất theo các mục đích sử dụng khác nhau thông qua đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Mỗi địa phương cần thành lập Hội đồng tư vấn thuế riêng nhằm xây dựng khung giá tính thuế, phân hạng tài sản chịu thuế, hạn mức chịu thuế,...
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình cập nhất và theo dõi những biến động sử dụng tài sản . Hiện đại hóa mô hình quản lý thuế tài sản thông qua hệ thống thu thuế trên
mạng Internet toàn quốc bằng cách cấp mã số cho tài sản là đất đai theo bản đồ địa chính
cho cá nhân, quản lý diện tích đất tính thuế của cả nước, của địa phương, của từng chủ sở hữu theo biến động của từng “mã số đất”.
+ Thiết lập hệ thống chứng từ về tài sản chịu sự quản lý của nhà nước và có quy chế phù
hợp cho các loại tài sản này. Thực hiện thống nhất yêu cầu, biểu mẫu trong việc báo cáo và quản lý thuế tài sản từ các cấp địa phương tới cấp trung ương.
nhiệm cho các cấp chính quyền trong việc quản lý các tài sản nằm trong phạm vi quản lý của Nhà nước.
+ Tách biệt chính sách xã hội và chính sách thuế để đảm bảo mức độ đơn giản, tránh rườm rà trong việc thi hành chính sách thuế.
+ Đào tạo và tập huấn, bổ sung kiến thức về quy trình quản lý thuế tài sản cho cán bộ công chức thuế. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tu dưỡng đạo đức, phong cách làm việc lịch sự, chu đáo, tận tình với người nộp thuế, xử phạt nghiêm minh với các trường hợp vi phạm.
+ Tăng cường tuyên truyền, nâng cao trình độ hiểu biết của tất cả các tầng lớp cư dân về
chính sách thuế tài sản thông qua nhiều hình thức, qua đó cho người dân hiểu được tầm quan trọng của thuế tài sản và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế.
+ Nâng cao cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đối với các cơ quan thu thuế. Văn phòng giao dịch cần đảm bảo các yêu cầu, phương tiện, trang thiết bị nhằm tạo ra môi trường giao dịch văn minh, lịch sự.
3.3.3. Điều kiện để áp dụng thuế tài sản ở Việt Nam
Dựa theo kinh nghiệm của các nước OECD và Trung Quốc và Dự thảo về Thuế tài sản của Bộ Tài chính, điều kiện để áp dụng thuế tài sản ở Việt Nam cần đáp ứng được:
Thứ nhất, xác định rõ đối tượng áp dụng thuế tài sản ở Việt Nam là đất đai và các
công trình trên đất, bao gồm: nhà ở, đất ở, đất sản xuất, kinh doanh. Điều này dẫn đến cần đổi tên Thuế tài sản sang tên gọi chính xác hơn là Thuế bất động sản.
Thứ hai, các tài sản chịu thuế cần được đăng ký và khai thuế như sau:
- Người nộp thuế thực hiện đăng ký và khai thuế tài sản về cơ quan quản lý thuế
tài sản
dụng nhà ở và đất đai. Sau đó, người nộp thuế phải lập từ khai theo mẫu tổng hợp tất cả các tài sản chịu thuế để xác định giá trị tính thuế.
Thứ ba, các nguyên tắc miễn thuế và giảm thuế cần đảm bảo:
- Trường hợp người nộp thuế được hưởng cả hai hình thức miễn thuế và giảm thuế thì
sẽ được miễn thuế.
- Trường hợp người nộp thuế được hưởng nhiều mức giảm thuế thì sẽ được áp
dụng mức
giảm cao nhất.
- Người nộp thuế chỉ được miễn thuế hoặc giảm thuế tại một cơ quan thuế duy
nhất là
người nộp thuế lựa chọn.
- Người nộp thuế được miễn thuế hoặc giảm thuế trực tiếp và chỉ tính trên số tiền thuế
đã phải nộp theo quy định của luật này.
3.3.3. Lộ trình áp dụng thuế tài sản ở Việt Nam
Việt Nam đang bước đến giai đoạn cuối cùng của lộ trình cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020, do đó việc áp dụng thuế tài sản cần có lộ trình phù hợp để vẫn đạt được mục tiêu từ việc thu thuế tài sản mà không ảnh hưởng đến lộ trình của các cải cách khác.
Từ kinh nghiệm các nước và phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam, khóa luận
đưa ra khuyến nghị cho lộ trình áp dụng loại thuế này như sau:
- 2019 - 2020: Quá trình hoàn thiện thể chế
+ Chưng cầu và tổng hợp ý kiến của người dân về Dự thảo thuế tài sản.
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật để xây dựng cổng thông tin điện tử về thuế tài sản. Cổng thông tin đáp ứng cung cấp đầy đủ các biểu mẫu, quy trình và trình duyệt tra cứu thuế tài sản theo địa phương.
- 2023 - 2025: Áp dụng thí điểm
+ Áp dụng thu thuế thí điểm tự chủ theo khu vực.
+ So sánh chi phí bỏ ra ban đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở hệ thống Thuế tài sản.
+ Dựa trên số liệu đã so sánh, điều chỉnh và hoàn thiện các chỉ thuế thuế và đưa ra Quốc
hội phê duyệt nhằm tiến hành áp dụng thuế tài sản theo một khung thống nhất trên phạm
vi toàn quốc
- Từ năm 2025: Áp dụng đại trà
KẾT LUẬN
Khóa luận “Kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam về việc áp dụng các loại thuế tài sản của Trung Quốc và các nước thuộc OECD” được hoàn thiện trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn xã hội với các nội dung nhằm mục đích bổ sung và hoàn thiện cho các chính sách của Luật thuế tài sản trong những năm tới. Trong phạm vi nghiên cứu có hạn,
khóa luận đã thực hiện các nội dung và kết quả đạt được chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, đưa ra các cơ sở lý luận liên quan đến tài sản và thuế tài sản một cách có hệ thống. Khóa luận đã làm rõ các yếu tố cấu thành thuế tài sản, tầm quan trọng của thuế tài sản, vai trò và vị trí chiến lược của thuế tài sản trong hệ thống thuế quốc gia.
Thứ hai, khóa luận đã tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm vận dụng mô hình thuế tài
sản ở một số quốc gia như Thụy Điển, Cộng hòa Pháp, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh và đặc biệt là quá trình cũng như mô hình Luật thuế tài sản ở Trung Quốc hiện nay. Khóa luận cũng ra rút ra những nguyên nhân thành công và thất bại chủ yếu của các nước trong
quá trình áp dụng thuế tài sản. Từ đó vận dụng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về thuế tài sản tại Việt Nam.
Thứ ba, qua nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách ở Việt Nam, khóa luận đã giải thích các lý do để khuyến nghị Việt Nam nên đưa thuế tài sản vào áp dụng trong thực tiễn.
Thứ tư, kết hợp kinh nghiệm của các nước từng áp dụng thuế tài sản và bối cảnh đất nước, khóa luận đưa ra khuyến nghị về điều kiện áp dụng thuế tài sản cũng như lộ trình thực hiện nhằm phát huy tối đa vai trò và đạt được đúng mục tiêu ban đầu khi tiến hành nghiên cứu và đưa thuế tài sản vào áp dụng.
Như vậy, trong chiến lược cải cách thuế đến năm 2020, nước ta đã đi gần đến mục
tài sản và các sắc thuế khác tạo điều kiện thực hiện mục tiêu của toàn bộ hệ thống thuế một cách hữu hiệu nhất, nâng cao hiệu quả của công tác hành thu. Chính vì vậy, thuế tài sản cần trở thành loại thuế đóng vai trò chủ lực trong tỷ trọng của ngân sách, nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng và hoàn thiện thể chế cho thuế tài sản trước khi ban hành.
Trong điều kiện thời gian có hạn, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu kinh nghiệm
của các nước phát triển đã áp dụng thuế tài sản, chủ yếu nghiên cứu nguyên nhân thành công cũng như thất bại của các hệ thống thuế này mà không đi vào nghiên cứu các sắc thuế cụ thể cấu thành hệ thống luật tài sản sản ở Việt Nam. Em mong muốn trong tương lai gần sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm về nội dung nghiên cứu liên quan đến thuế tài sản ở Việt Nam nhằm đóng góp mọt phần nghiên cứu khoa học cho nền tài chính nước nhà tỏng công cuộc cải cách thuế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính ( 2007 ), “ Đánh thuế tài sản để bình ổn thị trường bất động sản ”,
Trang
thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2009,
http://www.mof.gov.vn..
2. Bộ Tài chính (2007), “ Thuế tài sản-Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt
Nam”, Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008,
http://www.mof.gov.vn.
3. Bộ Tài chính (2008), Cách đánh thuế tài sản ở Việt Nam, Tài liệu Hội thảo ngày 22
và 23/8/2008 tại Hải Phòng.
4. Bộ Tài chính (2008), “Hội thảo cách đánh thuế tài sản ở Việt Nam”, Trang thông tin
điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009,
http://www.mof.gov.vn.
5. Bộ Tài chính (2009), Cải cách thuế của Việt Nam, Tài liệu Hội thảo ngày 26 và 27/2/2009 tại TP. Hồ Chí Minh.
6. Bộ Tài chính (2009), “ Dự thảo Luật thuế nhà, đất: Hướng tới rõ ràng, công bằng và
minh bạch”, Trang thông tin điện tử Bộ tài chính, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2009, http://www.mof.gov.vn.
7. Bộ Tài chính (2015), “Số liệu công khai dự đoán, quyết đoán NSNN hàng năm”,
Trang
thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015,
10. Huỳnh Huy Quế (2008), “Góp ý hoàn thiện Dự luật thuế tài sản”, Tạp chí Thuế nhà
nước, số 38,39,40.
11. Nguyễn Đình Chiến (2006), “Thuế tài sản và khả năng áp dụng ở Việt Nam”,
Thuế
Nhà Nước, kỳ 1 tháng 3, trang 9-11.
12. Nguyễn Văn Hiệu, Lê Xuân Trường (2008), Hệ thống thuế một số nước Asean và Trung Quốc, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
13. Quốc hội (2013), Luật đất đai số 45/2013/QH13, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng
11 năm 2013, Hà Nội.
14. Sử Đình Thành và cộng sự (2015), “Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết
hội nhập Quốc tế đến năm 2010”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 3, trang 2-26. 15. Tổng cục thống kê (2015), “Niên giám thống kê năm”, Trang thông tin điện tử
Tổng
cục thuế (2008), truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2015, http://www.gso.gov.vn. 16. Tổng cục thuế (2009), “Chính sách thuế trong quản lú Nhà
nước về đất đai”, Trang
thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2009,
http://www.gdt.gov.vn.
17. Tổng cục thuế (2009), “ Tác động của thuế đối với thị
trường bất động sản”, Trang
thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009,
Tiếng Anh
20. ADB (2015), Key indicators for Asia and the Pacific 2015, http://www.adb.org/
21. David L. Cameron (1999), Property taxex, Willamette University Publishers, USA,
pp. 95-127.
22. Edel Matthew & Sclar Elliot (1974), ‘Taxes, Spending, and Property Values: Supply
Adjustment in a Tiebout-Oates Model’, Journal of Political Economy, No 82, pp. 941-
954.
23. Hamilton Bruce W. (1975), ‘Property Taxes and the Tiebout Hypothesis:
Some Empirical Evidence’, Fiscal Zoning and Land Use Controls, Lexington Books, MA, pp. 13-29.
24. Hamilton Bruce W. (1976), ‘The Effects of Property Taxes and Local Public Spending on Property Values: A Theoretical Comment’, Journal of Political Economy,
No 84, pp. 647-650.
25. Hamilton Bruce W. (1983), Local Provision of Public Services: The Tiebout Model
After Twenty-Five Years, Academic Press, New York.