7. Kết cấu của khóa luận
3.3.3. Lộ trình áp dụng thuế tài sả nở Việt Nam
Việt Nam đang bước đến giai đoạn cuối cùng của lộ trình cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020, do đó việc áp dụng thuế tài sản cần có lộ trình phù hợp để vẫn đạt được mục tiêu từ việc thu thuế tài sản mà không ảnh hưởng đến lộ trình của các cải cách khác.
Từ kinh nghiệm các nước và phân tích bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam, khóa luận
đưa ra khuyến nghị cho lộ trình áp dụng loại thuế này như sau:
- 2019 - 2020: Quá trình hoàn thiện thể chế
+ Chưng cầu và tổng hợp ý kiến của người dân về Dự thảo thuế tài sản.
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật để xây dựng cổng thông tin điện tử về thuế tài sản. Cổng thông tin đáp ứng cung cấp đầy đủ các biểu mẫu, quy trình và trình duyệt tra cứu thuế tài sản theo địa phương.
- 2023 - 2025: Áp dụng thí điểm
+ Áp dụng thu thuế thí điểm tự chủ theo khu vực.
+ So sánh chi phí bỏ ra ban đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở hệ thống Thuế tài sản.
+ Dựa trên số liệu đã so sánh, điều chỉnh và hoàn thiện các chỉ thuế thuế và đưa ra Quốc
hội phê duyệt nhằm tiến hành áp dụng thuế tài sản theo một khung thống nhất trên phạm
vi toàn quốc
- Từ năm 2025: Áp dụng đại trà
KẾT LUẬN
Khóa luận “Kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam về việc áp dụng các loại thuế tài sản của Trung Quốc và các nước thuộc OECD” được hoàn thiện trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn xã hội với các nội dung nhằm mục đích bổ sung và hoàn thiện cho các chính sách của Luật thuế tài sản trong những năm tới. Trong phạm vi nghiên cứu có hạn,
khóa luận đã thực hiện các nội dung và kết quả đạt được chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, đưa ra các cơ sở lý luận liên quan đến tài sản và thuế tài sản một cách có hệ thống. Khóa luận đã làm rõ các yếu tố cấu thành thuế tài sản, tầm quan trọng của thuế tài sản, vai trò và vị trí chiến lược của thuế tài sản trong hệ thống thuế quốc gia.
Thứ hai, khóa luận đã tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm vận dụng mô hình thuế tài
sản ở một số quốc gia như Thụy Điển, Cộng hòa Pháp, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh và đặc biệt là quá trình cũng như mô hình Luật thuế tài sản ở Trung Quốc hiện nay. Khóa luận cũng ra rút ra những nguyên nhân thành công và thất bại chủ yếu của các nước trong
quá trình áp dụng thuế tài sản. Từ đó vận dụng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về thuế tài sản tại Việt Nam.
Thứ ba, qua nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách ở Việt Nam, khóa luận đã giải thích các lý do để khuyến nghị Việt Nam nên đưa thuế tài sản vào áp dụng trong thực tiễn.
Thứ tư, kết hợp kinh nghiệm của các nước từng áp dụng thuế tài sản và bối cảnh đất nước, khóa luận đưa ra khuyến nghị về điều kiện áp dụng thuế tài sản cũng như lộ trình thực hiện nhằm phát huy tối đa vai trò và đạt được đúng mục tiêu ban đầu khi tiến hành nghiên cứu và đưa thuế tài sản vào áp dụng.
Như vậy, trong chiến lược cải cách thuế đến năm 2020, nước ta đã đi gần đến mục
tài sản và các sắc thuế khác tạo điều kiện thực hiện mục tiêu của toàn bộ hệ thống thuế một cách hữu hiệu nhất, nâng cao hiệu quả của công tác hành thu. Chính vì vậy, thuế tài sản cần trở thành loại thuế đóng vai trò chủ lực trong tỷ trọng của ngân sách, nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng và hoàn thiện thể chế cho thuế tài sản trước khi ban hành.
Trong điều kiện thời gian có hạn, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu kinh nghiệm
của các nước phát triển đã áp dụng thuế tài sản, chủ yếu nghiên cứu nguyên nhân thành công cũng như thất bại của các hệ thống thuế này mà không đi vào nghiên cứu các sắc thuế cụ thể cấu thành hệ thống luật tài sản sản ở Việt Nam. Em mong muốn trong tương lai gần sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm về nội dung nghiên cứu liên quan đến thuế tài sản ở Việt Nam nhằm đóng góp mọt phần nghiên cứu khoa học cho nền tài chính nước nhà tỏng công cuộc cải cách thuế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính ( 2007 ), “ Đánh thuế tài sản để bình ổn thị trường bất động sản ”,
Trang
thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2009,
http://www.mof.gov.vn..
2. Bộ Tài chính (2007), “ Thuế tài sản-Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt
Nam”, Trang thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008,
http://www.mof.gov.vn.
3. Bộ Tài chính (2008), Cách đánh thuế tài sản ở Việt Nam, Tài liệu Hội thảo ngày 22
và 23/8/2008 tại Hải Phòng.
4. Bộ Tài chính (2008), “Hội thảo cách đánh thuế tài sản ở Việt Nam”, Trang thông tin
điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009,
http://www.mof.gov.vn.
5. Bộ Tài chính (2009), Cải cách thuế của Việt Nam, Tài liệu Hội thảo ngày 26 và 27/2/2009 tại TP. Hồ Chí Minh.
6. Bộ Tài chính (2009), “ Dự thảo Luật thuế nhà, đất: Hướng tới rõ ràng, công bằng và
minh bạch”, Trang thông tin điện tử Bộ tài chính, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2009, http://www.mof.gov.vn.
7. Bộ Tài chính (2015), “Số liệu công khai dự đoán, quyết đoán NSNN hàng năm”,
Trang
thông tin điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2015,
10. Huỳnh Huy Quế (2008), “Góp ý hoàn thiện Dự luật thuế tài sản”, Tạp chí Thuế nhà
nước, số 38,39,40.
11. Nguyễn Đình Chiến (2006), “Thuế tài sản và khả năng áp dụng ở Việt Nam”,
Thuế
Nhà Nước, kỳ 1 tháng 3, trang 9-11.
12. Nguyễn Văn Hiệu, Lê Xuân Trường (2008), Hệ thống thuế một số nước Asean và Trung Quốc, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
13. Quốc hội (2013), Luật đất đai số 45/2013/QH13, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng
11 năm 2013, Hà Nội.
14. Sử Đình Thành và cộng sự (2015), “Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết
hội nhập Quốc tế đến năm 2010”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 3, trang 2-26. 15. Tổng cục thống kê (2015), “Niên giám thống kê năm”, Trang thông tin điện tử
Tổng
cục thuế (2008), truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2015, http://www.gso.gov.vn. 16. Tổng cục thuế (2009), “Chính sách thuế trong quản lú Nhà
nước về đất đai”, Trang
thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2009,
http://www.gdt.gov.vn.
17. Tổng cục thuế (2009), “ Tác động của thuế đối với thị
trường bất động sản”, Trang
thông tin điện tử Tổng cục thuế, truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009,
Tiếng Anh
20. ADB (2015), Key indicators for Asia and the Pacific 2015, http://www.adb.org/
21. David L. Cameron (1999), Property taxex, Willamette University Publishers, USA,
pp. 95-127.
22. Edel Matthew & Sclar Elliot (1974), ‘Taxes, Spending, and Property Values: Supply
Adjustment in a Tiebout-Oates Model’, Journal of Political Economy, No 82, pp. 941-
954.
23. Hamilton Bruce W. (1975), ‘Property Taxes and the Tiebout Hypothesis:
Some Empirical Evidence’, Fiscal Zoning and Land Use Controls, Lexington Books, MA, pp. 13-29.
24. Hamilton Bruce W. (1976), ‘The Effects of Property Taxes and Local Public Spending on Property Values: A Theoretical Comment’, Journal of Political Economy,
No 84, pp. 647-650.
25. Hamilton Bruce W. (1983), Local Provision of Public Services: The Tiebout Model
After Twenty-Five Years, Academic Press, New York. 26. IMF (2019), IMF eLibrary data,< http://data.imf.org/?>
27. Mieszkowski (1972), ‘The Property Tax: An Excise or Profits Tax’, Journal of Public Economics, No 1, pp. 73-96.
28. Netzer (1966), Economics of the Property Tax, Washington DC, Brookings Institution.
29. Netzer (1973), ‘The Incidence of the Property Tax Revisited’, National Tax Journal,
Academic Publishers, Boston.
33. Simon (1943), ‘The Incidence of a Tax on Urban Real Property’, Quarterly Journal
of Economics, No 57, pp. 398-421.
34. Thomson (1965), ‘The Property Tax and the Rate of Interest’, The American Property Tax, Lincoln School of Public Finance, California.
35. Wassmer Robert W. (1993), ‘Property Taxation, Property Base, and Property Value:
An Empirical Test of the “New View”’, National Tax Journal, No 46, pp. 135- 159.
36. Ding, C. (2003). Land policy reform in China: Assessment and prospects. Land Use
Policy. 20. 109-120.
37. Kayaza, M. H. (2006). Real Property Taxation in Tanzania - An investigation on implementation and taxpayer perceptions. Unpublished doctoral dissertation, Royal
Institute of Technology.
38. Quian, K. (2005). Current Problems of Property Tax in China. REVIEW OF ECONOMIC RESEARCH. 7. 21-25.
PHỤ LỤC
QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Luật số: /2010/QH12
LUẬT THUẾ NHÀ, ĐẤT
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật thuế nhà, đất.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điề u 1. Ph ạm vi điề u ch ỉ nh
Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, miễn, giảm thuế nhà, đất.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
- Phương án 1 (Đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế):
1. Nhà ở; 2. Đất ở;
3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
1. Đất ở;
2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Điều 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế
1. Nhà ở, đất sử dụng vào các mục đích, lĩnh vực hoạt động sau đây không vì mục đích kinh doanh:
a) Nhà ở, đất sử dụng vào mục đích công cộng, công trình sự nghiệp, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện; nhà ở công vụ;
b) Nhà ở, đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; c) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
d) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối;
đ) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Điề u 4. Người nộp thuế
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế là người nộp thuế.
2. Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) thì người đang
sử dụng nhà, đất là người nộp thuế.
3. Người nộp thuế nhà, đất trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất là người nộp thuế.
b) Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê nhà ở, đất theo hợp đồng dân sự thì người nộp thuế theo quy định trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp
đồng không quy định về người nộp thuế thì người sở hữu nhà ở, người có quyền
c) Trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người sở hữu nhà ở,
người có
quyền sử dụng đất là người nộp thuế.
d) Trường hợp nhà ở, đất đang có tranh chấp mà người có Giấy chứng nhận không được sử dụng nhà ở, đất và đối tượng sử dụng nhà ở, đất đang bị tranh chấp lại
không có
Giấy chứng nhận thì trước khi tranh chấp được giải quyết người đang sử dụng
nhà ở, đất
là người nộp thuế.
đ) Trường hợp đồng sở hữu nhà ở, đất thì người nộp thuế là tất cả các đồng sở hữu
và nghĩa vụ nộp thuế được xác định theo giá trị tài sản sở hữu của các đồng sở hữu. e) Trường hợp người có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất đem góp vốn
bằng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có
quyền sở
hữu nhà ở, quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 Luật
này thì
pháp nhân mới là người nộp thuế.
Chương II
CĂN CỨ TÍNH THUẾ, ĐĂNG KÝ, KHAI, TÍNH VÀ NỘP THUẾ
Điều 5. Căn cứ tính thu ế
- Phương án 1 (Căn cứ tính thuế đối với nhà ở dựa trên diện tích nhà ở):
1. Căn cứ tính thuế đối với nhà ở là diện tích nhà ở chịu thuế và mức thuế tuyệt đối trên 1m2 chịu thuế của từng cấp nhà.
2. Căn cứ tính thuế đối với đất là giá tính thuế và thuế suất.
- Phương án 2 (Căn cứ tính thuế đối với nhà ở dựa trên giá tính thuế đối với nhà ở):
- Phương án 1 (Căn cứ tính thuế đối với nhà ở được xác định theo diện tích nhà ở chịu thuế. Mức khởi điểm tính thuế đối với diện tích trên 200m2):
1. Diện tích tính thuế đối với nhà ở là toàn bộ diện tích sàn xây dựng, kể cả diện tích công trình phụ, diện tích ban công kèm theo (nếu có) của một căn hộ chung
cư hoặc
nhà ở theo Giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì
diện tích
nhà ở chịu thuế là diện tích thực tế xây dựng.
2. Đối với nhà vừa để ở vừa để kinh doanh thì phần diện tích kinh doanh vẫn tính vào diện tích chịu thuế trong trường hợp không xác định riêng được phần diện
tích phục
vụ kinh doanh.
3. Đối với trường hợp sở hữu nhiều nhà ở thì diện tích chịu thuế là tổng diện tích các nhà ở chịu thuế.
4. Mức thuế tuyệt đối đối với nhà ở được ổn định theo chu kỳ 05 năm kể từ năm đầu tiên Luật này có hiệu lực thi hành.
- Phương án 2 (Căn cứ tính thuế đối với nhà ở được xác định dựa trên giá tính thuế đối với nhà ở. Mức khởi điểm tính thuế đối với nhà ở là 01 tỷ đồng):
1. Giá tính thuế đối với nhà ở được xác định bằng diện tích nhà ở chịu thuế nhân với giá tính thuế của 1m2 nhà ở. Trong đó:
a) Diện tích nhà ở chịu thuế là toàn bộ diện tích sàn xây dựng (kể cả diện tích công trình phụ, diện tích ban công kèm theo nếu có) của một căn hộ chung cư
hoặc nhà
ở theo Giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện
tích nhà ở
chịu thuế là diện tích thực tế xây dựng.
b) Giá tính thuế của 1m2 nhà ở được xác định bằng 50% trên đơn giá 1m2 nhà ở xây dựng mới của nhà ở cùng loại (kể cả trường hợp sử dụng nhà ở để cho thuê hoặc
kinh doanh) do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định (theo
đó, nhà ở có giá xây dựng trên 2 tỷ đồng mới thuộc diện chịu thuế).
Bậc Thuế
Diện tích tính thuế của nhà ở
Mức thuế tuyệt đối
được quy định như sau:
a) Diện tích tính thuế đối với nhà ở là toàn bộ diện tích sàn xây dựng, kể cả diện tích công trình phụ, diện tích ban công kèm theo (nếu có) của một căn hộ chung
cư hoặc
nhà ở theo Giấy chứng nhận, trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì
diện tích
nhà ở chịu thuế là diện tích thực tế xây dựng.
b) Đối với nhà vừa để ở vừa để kinh doanh thì phần diện tích kinh doanh vẫn tính vào diện tích chịu thuế trong trường hợp không xác định riêng được phần diện
tích phục
vụ kinh doanh.
c) Đối với trường hợp sở hữu nhiều nhà ở thì diện tích chịu thuế là tổng diện tích các nhà ở chịu thuế tính từ căn nhà thứ 2 trở đi.