7. Kết cấu của khóa luận
3.3.2. Khuyến nghị phương áp dụng Luật thuế tài sả nở Việt Nam
Qua kinh nghiệm xây dựng và áp dụng thuế tài sản của Trung Quốc cũng như các
nước OECD, bài nghiên cứu đưa ra một số đóng góp nhằm đóng góp vào việc hoàn thiện
hệ thống thuế tài sản của Việt Nam như sau:
- Nhà nước cần tạo ra được cơ sở thuế rộng, áp dụng mức thuế suất thấp, đồng
thời vẫn
thuế tài sản một cách tự giác, nghiêm túc đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải cách
thuế.
- Thuế tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nông dân sử dụng đất nông nghiệp, đất ở và đất kinh doanh. Do đó, cần giải quyết triệt để vấn đề đồng hộ chính sách thuế tài sản nhằm đảm bảo thực hiện thuận lợi thuế tài sản:
+ Cơ quan thuế và các bộ ban ngành liên quan cần chủ động kết hợp, quyết tâm thực hiện cải cách để đi tới giai đoạn cuối của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020.
+ Chính sách, chế độ thực hiện cần được xây dựng trên cơ sở điều tra, khảo sát thận trọng, phân tích khách quan, toàn diện, tiếp thu ý kiến đóng góp toàn dân để quy định được hợp lý và khả quan trong việc tiến hành.
+ Thực hiện phân loại đất theo các mục đích sử dụng khác nhau thông qua đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Mỗi địa phương cần thành lập Hội đồng tư vấn thuế riêng nhằm xây dựng khung giá tính thuế, phân hạng tài sản chịu thuế, hạn mức chịu thuế,...
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình cập nhất và theo dõi những biến động sử dụng tài sản . Hiện đại hóa mô hình quản lý thuế tài sản thông qua hệ thống thu thuế trên
mạng Internet toàn quốc bằng cách cấp mã số cho tài sản là đất đai theo bản đồ địa chính
cho cá nhân, quản lý diện tích đất tính thuế của cả nước, của địa phương, của từng chủ sở hữu theo biến động của từng “mã số đất”.
+ Thiết lập hệ thống chứng từ về tài sản chịu sự quản lý của nhà nước và có quy chế phù
hợp cho các loại tài sản này. Thực hiện thống nhất yêu cầu, biểu mẫu trong việc báo cáo và quản lý thuế tài sản từ các cấp địa phương tới cấp trung ương.
nhiệm cho các cấp chính quyền trong việc quản lý các tài sản nằm trong phạm vi quản lý của Nhà nước.
+ Tách biệt chính sách xã hội và chính sách thuế để đảm bảo mức độ đơn giản, tránh rườm rà trong việc thi hành chính sách thuế.
+ Đào tạo và tập huấn, bổ sung kiến thức về quy trình quản lý thuế tài sản cho cán bộ công chức thuế. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tu dưỡng đạo đức, phong cách làm việc lịch sự, chu đáo, tận tình với người nộp thuế, xử phạt nghiêm minh với các trường hợp vi phạm.
+ Tăng cường tuyên truyền, nâng cao trình độ hiểu biết của tất cả các tầng lớp cư dân về
chính sách thuế tài sản thông qua nhiều hình thức, qua đó cho người dân hiểu được tầm quan trọng của thuế tài sản và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế.
+ Nâng cao cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đối với các cơ quan thu thuế. Văn phòng giao dịch cần đảm bảo các yêu cầu, phương tiện, trang thiết bị nhằm tạo ra môi trường giao dịch văn minh, lịch sự.