Những thiệt hại không mong muốn nhưng vẫn thường xảy ra trong quá trình sản xuất xây lắp thi công là những thiệt hại phát sinh do nhiều yếu tố từ chủ quan tới khách quan gây ra. Đe giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng nghiêm trọng mà những thiết hại này đem lại, công ty cần xem xét tìm hiểu sâu những nhân tố cụ thể gây ra những thiệt hại này để kịp thời có những giải pháp pháp xử lý thích hợp hạn chế được
tối đa ảnh hưởng của thiệt hại tới hoạt động của công ty. Đồng thời, công ty phải giám
sát và quản lý quá trình xây lắp một cách triệt để và sát sao để đạt được mục đích đó là tính được giá thành sao cho chính xác nhất. Những sản phẩm không thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật gọi là sản phẩm hỏng. Thiệt hại về sản phẩm hỏng bao gồm hai loại và cách kế toán hạch toán đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
• Trường hợp thiệt hại phá đi làm lại:
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Giá trị của phần khối lượng thiệt hại phá đi làm lại bao gồm các chi phí hao tổn về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung đã bỏ ra cho phần khối lượng thiệt hại đó và một số chi phí khác hỗ trợ cho việc phá dỡ làm lại. Phan chi phí này thường nên được tính theo định mức vì rất khó để có thể xác định chính xác giá trị thực tế của phần khối lượng phải phá đi làm lại.
Tại thời điểm công trình đã hoàn thành, nghiệm thu khối lượng, xác định giá thành và bàn giao, dựa trên giá trị của khoản thiệt hại phá đi làm lại được xác định theo chi phí định mức, kế toán xử lý hạch toán như sau:
> Kế toán ghi tăng một khoản thu bằng giá trị phế liệu thu hồi và ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
• Nợ TK 111, 152 (Giá trị phế liệu thu hồi)
o Có TK 154
> Đối với trường hợp thiệt hại do bên giao thầu gây ra thì bên thi công không chịu trách nhiệm và coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình, xác định
giá vốn của công trình đã hoàn thành bàn giao và đưa vào tiêu thụ:
• Nợ TK 632
o Có TK 154
> Đối với khoản thiệt hại được xác định do bên thi công gây ra được xử lý theo các bước như sau:
• Nợ TK 1388, 334 (thiệt hại do cá nhân bồi thường)
• Nợ TK 811 (thiệt hại tính vào chi phí bất thường)
• Nợ TK 1381 (thiệt hại chưa xác định nguyên nhân đang chờ xử lý)
o Có TK 154
> Đối với giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra được ghi nhận vào chi phí bất thường:
• Nợ TK 811
o Có TK 154
• Trường hợp thiệt hại do ngừng sản xuất
Đây là những khoản thiệt hại phát sinh do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vì nhiều nguyên nhân khách quan có, chủ quan có, ví dụ như do
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng thời tiết, do tình hình cung cấp NVL, máy móc thi công, do thời vụ hoặc ngừng theo kế hoạch. Nếu trường hợp ngừng sản xuất theo thời vụ hoặc kế hoạch công ty nên lập
dự toán trong thời gian ngừng sản xuất và thực hiện trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động kinh doanh. Khi kết thúc công trình, kế toán xác định số chênh lệch. Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế thì phải hoàn nhập, cụ thể như sau:
> Nếu công ty không trích trước chi phí thiệt hại, khi thiệt hại phát sinh, kế toán hạch toán như sau:
• Nợ TK 622, 623,627
• Nợ TK 133
o Có TK liên quan
> Công ty có trích trước chi phí thiệt hại, khi trích trước hạch toán như sau:
• Nợ TK 622, 623, 627, 642...
o Có TK 335
> Khi thiệt hại đó phát sinh thực tế, kế toán ghi nhận:
• Nợ TK 335
• Nợ TK 133
o Có TK liên quan
> Khi kết thúc công trình:
- Chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh > chi phí đã trích trước: Kế toán thực hiện bút toán trích bổ sung chi phí:
• Nợ TK 622, 623, 627, 642 ... (trích bổ sung theo số chênh lệch)
o Có TK 335
- Nếu chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh < chi phí đã trích trước: Kế toán thực hiện bút toán hoàn nhập chi phí:
• Nợ TK 335
o Có TK 622, 623, 627, 642. (hoàn nhập theo số chênh lệch)
3.3.5. Hoàn thiện công tác hạch toán dự phòng chi phí bảo hành công trình
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng Khi công trình hoàn thành bàn giao, công ty phải chịu trách nhiệm bảo hành công trình. Khoản tiền bảo hành sẽ được bên A giữ lại. Do đó để hạch toán đúng chi phí bảo hành công trình theo quy định kế toán hiện hành, công ty nên hạch toán như sau:
> Khi xác định số dư dự phòng phải trả cần lập về chi phí bảo hành công trình:
• Nợ TK 627
o Có TK 352
> Khi phát sinh chi phí liên quan đến việc bảo hành công trình:
• Nợ TK 621,622,623,627
• Nợ TK 1331: nếu có
o Có TK 111,112,152,153,331,334...
> Cuối kỳ kết chuyển chi phí:
• Nợ TK 154
o Có TK 621,622,623,627
> Khi sữa chữa, bảo hành sản phẩm công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng:
• Nợ TK 352
o Có TK 154
> Hết thời hạn bảo hành công trình, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số
dự phòng phải trả lớn hơn số chi phí thực tế thì số chênh lệch phải hoàn nhập
• Nợ TK 352
o Có TK 711
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH MTV 492