Giai đoạn kết thúc kiểmtoán

Một phần của tài liệu 641 hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

1.2.3.1. Mục tiêu

Thứ nhất, áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này là giúp các KTV soát xét

lại tổng thể cuộc kiểm toán, đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC. Các kết luận rút ra từ kết quả áp dụng thủ tục phân tích sẽ củng cố cho các kết luận đã có được trong suốt quá trình thực hiện và giúp KTV đi tới một kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của BCTC. Qua đó, KTV sẽ xem xét các bằng chứng thu thập được liệu có đủ cơ sở để kết luận hay cần phải bổ sung, thu thập và xét xem rủi ro kiểm toán có ở mức chấp nhận được hay không.

Thứ hai, thủ tục phân tích giúp KTV đánh giá khả năng hoạt động liên tục của công ty khách hàng dựa trên những kết quả đã thu thập được về tỷ suất sinh lời hay trả nợ khi đến hạn của đơn vị.

1.2.3.2. Áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của KTV là đánh giá tính hợp lý chung của các thủ tục đã thực hiện, các bằng chứng thu thập được, đồng thời, xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ để đưa ra kết luận cuối cùng và lập báo cáo kiểm toán

trong giai đoạn này giúp KTV xác định những bộ phận cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để làm vững chắc thêm ý kiến nhận xét của KTV, đồng thời hạn chế những thiếu sót, tính phiến diện của các thông tin áp dụng riêng rẽ từng khoản mục.

* Bước 1: So sánh thông tin

Có thể nói thủ tục phân tích sơ bộ ở giai đoạn lập kế hoạch và thủ tục phân tích soát xét ở giai đoạn kết thúc kiểm toán giống nhau về bản chất nhưng mục tiêu của chúng

lại hoàn toàn khác nhau. Ở đây, thủ tục phân tích soát xét khẳng định những thay đổi trên BCTC hoàn toàn phù hợp với hiểu biết của KTV về khách hàng và bằng chứng mà KTV thu thập được, đảm bảo tất cả các thay đổi đều được giải thích thoả đáng. Nếu chưa

thì cần tiến hành thêm các thủ tục bổ sung để làm rõ. Cũng giống như thông tin phân tích

sơ bộ, thủ tục phân tích soát xét sử dụng phân tích ngang và phân tích dọc. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp, KTV sẽ lựa chọn phương pháp so sánh, các tỷ suất tài chính phù hợp.

* Bước 2: Phân tích kết quả

Về hình thức tiến hành, phân tích kết quả trong thủ tục phân tích soát xét cũng tương tự như thủ tục phân tích sơ bộ, nhưng căn cứ để tiến hành phân tích là dựa vào những hiểu biết của KTV về khách hàng và những bằng chứng KTV thu thập được trong

quá trình kiểm toán. KTV xem xét tất cả những thay đổi đã được giải thích thoả đáng hay chưa. Nếu những thay đổi đã được giải thích thoả đáng, KTV tin tưởng rằng không còn sai sót trọng yếu thì có thể không kiểm tra nữa. Ngược lại, KTV có thể thực hiện các

thủ tục bổ sung để thu thập bằng chứng làm sáng tỏ vấn đề trên trước khi đưa ra BCKT. Thủ tục phân tích thường tỏ ra rất hữu ích trong việc xác định xem khách thể kiểm toán có đang gặp những khó khăn trầm trọng về tài chính hay không. Nguy cơ rắc rối về tài chính phải được KTV quan tâm trong việc ước lượng rủi ro kiểm toán cũng như trong mối quan hệ với giả thiết về hoạt động liên tục trong quá trình lập BCTC. Ví dụ như

Trong thực tế kiểm toán, thủ tục phân tích trong giai đoạn này thường được bỏ qua nếu KTV vẫn đảm bảo được rằng đã thu thập bằng chứng đầy đủ, thích hơp (thường

được thay bằng “Bảng ghi nhớ kiểm toán”).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 này, tác giả đã hoàn thành các nội dung sau: - Tổng hợp cơ sở lý luận về thủ tục phân tích.

- Trình bày các phương pháp của thủ tục phân tích.

- Áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC.

Từ đó khẳng định thủ tục phân tích là công cụ đắc lực của KTV trong quy trình kiểm toán BCTC, giúp KTV giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các tài khoản không có sai sót trọng yếu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán. Đây là cơ sở để tác giả đánh giá khách quan thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC trong chương 2 và đưa ra những giải pháp, kiến nghị ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán VACO 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Ngày 13/05/1991, Bộ Tài chính đã thành lập 2 công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của ngành kiểm toán độc lập. Một trong

hai công ty đó là Công ty Kiểm toán Việt Nam (gọi tắt là VACO). VACO đã cùng ngành

kiểm toán Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu mở cửa thị trường.

- Năm 1993, VACO đã hợp tác với hãng Kiểm toán Deloitte Touche Tomatsu (DTT), một trong những hãng kiểm toán hàng đầu thế giới. Sau đó, VACO đã

cùng hãng

Kiểm toán này thành lập liên doanh VACO - DTT vào tháng 4/1994.

- Ngày 1/10/1997, VACO trở thành công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam đạt trình độ quốc tế khi một bộ phận của VACO được công nhận là thành viên của

Công ty

TNHH Deloitte Việt Nam, chính thức mở ra thời kỳ phát triển vượt bậc của VACO.

- Tháng 6/2003, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) được đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán Việt Nam (VACO) do có sự chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp

Nhà nước sang mô hình công ty TNHH một thành viên do Bộ Tài chính làm chủ

sở hữu

theo Quyết định số 1297/QĐ/TC/BTC.

- Tháng 10/2007 Công ty Kiểm toán VACO chính thức được đổi tên thành Công ty TNHH Deloitte Vietnam theo Quyết định số 236/DTT-BOFHN-DE ngày

cầu, VACO vẫn luôn khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp để xứng đáng là cánh chim đầu đàn của nền kiểm toán Việt Nam.

2.1.2. Thông tin chung về Công ty

- Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Kiểm toán VACO

vac□

- Logo:

- Tên tiếng Anh: VACO Auditing Company Limited - Tên viết tắt: VACO LLC CO., LTD

- Trụ sở chính: Tầng 12A, tòa nhà Tổng Công ty 319, số 63 đường Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Điện thoại: 024.3577.0781 - Số fax: 024.3577.0787 - Email: vacohn@vaco.com.vn - Website: http://www.vaco.com.vn/vi - Các chi nhánh trực thuộc: + Văn phòng Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 6, số 159 Điện Biên Phủ, P15, Quận Bình Thạnh, TP. HCM Tel: 028.3840.6618

Fax: 028.3840.6616

Email: vacohcm@vaco.com.vn

+ Văn phòng Đồng Nai

Địa chỉ: Số 79 Hà Huy Giáp, P. Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Tel: 0251.3828.560

Fax: 0251.3828.560

Email: vacodongnai@vaco.com.vn

+ Văn Phòng Hải Phòng

Tel: 0225.353.4655 Fax: 0225.353.4316

Email: vacohp@vaco.com.vn

- Người đại diện pháp luật: Tổng Giám Đốc - Bùi Văn Ngọc

Với mạng lưới công ty rộng lớn và đội ngũ nhân viên trình độ chuyên môn cao, VACO luôn chứng tỏ mình có đủ nguồn lực để cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao và hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

2.1.3. Nguyên tắc hoạt động và ngành nghề kinh doanh2.1.3.1. Nguyên tắc và phương châm hoạt động của Công ty 2.1.3.1. Nguyên tắc và phương châm hoạt động của Công ty

Từ khi mới được thành lập, VACO luôn hoạt động dựa trên nguyên tắc độc lập, khách quan, giữ bí mật cho khách hàng, đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu và luôn giữ

uy tín nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, phương châm của VACO là trở thành một trong các Công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam với chất lượng cao vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên trong Công ty.

Hoạt động trên nguyên tắc và phương châm như vậy, VACO luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường kiểm toán Việt Nam, nằm trong số ít các công ty cung cấp nguồn

lực và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu cụ thể của khách hàng. VACO luôn đảm bảo rằng các khách hàng của mình được quan tâm, hỗ trợ tận tình nhất và Công

ty luôn đáp ứng tốt nhất những mong muốn cũng nhưlợi ích của khách hàng. VACO tin rằng trên mỗi bước đường phát triển của khách hàng sẽ luôn có VACO bởi những giá trị nền tảng mà VACO đã tạo dựng trong suốt thời gian qua. VACO cũng tin tưởng rằng khách hàng thực sự hài lòng về chất lượng dịch vụ mà VACO cung cấp.

2.1.3.2. Ngành nghề kinh doanh

Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh, các dịch vụ VACO cung cấp bao gồm:

* Dịch vụ kiểm toán:

- Kiểm toán hoạt động - Kiểm toán tuân thủ - Kiểm toán nội bộ

- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành - Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính

- Kiểm tra thông tin trên cơ sở các tuân thủ thỏa ước trước

* Dịch vụ tư vấn thuế:

- Dịch vụ tư vấn thuế thường xuyên - Dịch vụ lập tờ khai/báo cáo các sắc thuế - Dịch vụ tư vấn về hoàn thuế, ưu đãi thuế

- Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp.

- Tư vấn cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế - Dịch vụ lập báo cáo giao dịch liên kết (thuế chống chuyển giá)...

* Dịch vụ kế toán:

- Xây dựng/tư vấn thiết lập hệ thống kế toán quản trị và tài chính - Ghi sổ kế toán

- Lập báo cáo tài chính

- Soát xét công tác kế toán, hệ thống kế toán

* Dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý:

- Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp

- Tư vấn mua bán, chia tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp - Tư vấn và định giá giá trị doanh nghiệp

- Tư vấn mô hình doanh nghiệp - Tư vấn xây dựng chiến lược - Tư vấn xây dựng hệ thống quản trị - Tư vấn huy động vốn, đầu tư

- Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp

* Dịch vụ thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp:

Khóa luận tốt nghiệp 24 Học viện Ngân hàng

- Thẩm định dự án đầu tư - Tư vấn đầu tư dự án

- Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hóa

* Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp (ERS):

- Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

- Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin - Các dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro khác

* Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực:

- Tổ chức hội thảo, tập huấn, cập nhật kiến thức tài chính - kế toán - kiểm toán - thuế

- Quản lý nguồn nhân lực

- Đào tạo về kế toán, tài chính, thuế

VACO đã và đang cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn khách hàng với các loại hình

doanh nghiệp đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực; từ những Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước cho đến các các công ty cổ phần, công ty TNHH, các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài (FDI) hay các dự án do các tổ chức quốc tế tài trọ'... với chất lượng và sự tín nhiệm cao từ khách hàng.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO được phân

theo mô hình chức năng với các phòng ban khác nhau. Mặc dù mỗi phòng ban đảm nhiệm một chức năng riêng của phòng mình nhưng không hoạt động riêng lẻ mà luôn liên kết, hỗ trợ các các phòng ban khác để hoàn thành tốt công việc của mình và mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng của Công ty. Bộ máy quản lý của VACO bao gồm:

Tổng Giám đốc Bùi Văn Ngọc

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban: * Ban Giám đốc:

- Ông Bùi Văn Ngọc - Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc Bùi Văn Ngọc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của VACO, trực tiếp chỉ đạo toàn bộ cuộc kiểm toán, soát xét chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp cho khách hàng.

- Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc

Bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng phòng Kiểm toán 1, giám sát các cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư và xây dựng cơ bản, Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành do VACO thực hiện.

- Ông Nguyễn Đức Tiến - Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Đức Tiến chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán, quản lý và giám

sát tổng thể các cuộc kiểm toán BCTC, tư vấn tài chính doanh nghiệp, thuế... Ngoài ra, Ông Tiến còn điều hành hai chi nhánh VACO tại Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

- Ông Bùi Ngọc Bình - Phó Tổng Giám đốc

Ông Bùi Ngọc Bình trực tiếp quản lý kỹ thuật, kiểm soát chất lượng kiểm toán/tư

vấn, thẩm định giá. Đồng thời, Ông Bình cũng tham gia đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cấp bậc nhân viên và trực tiếp quản lý phòng Thuế và Thẩm định giá.

- Ông Chử Mạnh Hoan - Phó Tổng Giám đốc

Ông Chử Mạnh Hoan chịu trách nhiệm triển khai, chỉ đạo thực hiện, quản lý kỹ thuật và kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC và tư vấn. Đồng thời, Ông Hoan cũng trực tiếp đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cấp bậc nhân viên trong Công ty.

- Ông Lê Xuân Thắng - Phó Tổng Giám đốc

Ông Thắng chịu trách nhiệm: Quản lý Hợp đồng, quản lý kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tư vấn, phát triển mở rộng mạng lưới khách hàng. Bên cạnh đó, Ông còn trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của VACO Chi nhánh Hải Phòng.

- Bà Trịnh Thị Hồng - Phó Tổng Giám đốc

chế lương, tham gia nhiều hợp đồng kiểm toán BCTC, soát xét hệ thống nội bộ.

* Hội đồng thành viên:

Hội đồng thành viên của VACO bao gồm Ban Giám Đốc, Giám đốc phòng Kiểm toán 1, Giám đốc phòng Kiểm toán 2 và 3 Giám đốc của 3 Chi nhánh trực thuộc. Tổng Giám đốc - Bùi Văn Ngọc giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên.

* Các phòng nghiệp vụ:

- Phòng Kiểm toán 1 - Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản

Tại VACO, chỉ duy nhất phòng Kiểm toán 1 chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Đội ngũ nhân sự ở phòng Kiểm toán 1 bao gồm các kiểm toán viên và các kỹ sư xây dựng có trình độ cao và giàu kinh nghiệm.

- Phòng Kiểm toán 2 - Kiểm toán Báo cáo tài chính

Phòng Nghiệp vụ 2 chịu trách nhiệm thực hiện kiểm toán BCTC và cung cấp dịch

vụ tư vấn các vấn đề có liên quan cho khách hàng. Ngoài ra, Phòng Nghiệp vụ 2 cũng hỗ trợ các phòng ban khác trong việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toán BCTC, liên kết với các phòng ban có liên quan để hoàn thành tốt công việc của mình và mang lại lợi ích

vượt trội cho khách hàng..

Trong mỗi phòng kiểm toán có sự phân cấp quản lý như sau:

- Đứng đầu là trưởng phòng (Senior Manager), chịu trách nhiệm chính về mọi

hoạt động của phòng, xây dựng kế hoạch hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.

- Dưới trưởng phòng là các quản lý cấp cao (bao gồm Manager và Assistant

Một phần của tài liệu 641 hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w