kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện
Thủ tục phân tích được các KTV tại VACO áp dụng trong suốt cuộc kiểm toán với các giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc cuộc kiểm toán để đảm
2.2.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Thủ tục phân tích được áp dụng với mục tiêu:
- Xác định vùng chứa sai sót trọng yếu.
- Xác định trình tự, phạm vi, nội dung của cuộc kiểm toán.
Cụ thể việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này như sau:
* Bước 1: Thu thập thông tin
Các thông tin về khách thể kiểm toán mà KTV cần thu thập bao gồm:
- Thông tin tài chính: Giấy phép hoạt động, điều lệ, các cổ đông, công ty con, tình hình hoạt động, các yếu tố tác động đến doanh nghiệp, hệ thống kế toán...
- Thông tin phi tài chính: chính sách quản lý, chính sách bán hàng, quy trình nhập xuất hàng hóa, phương pháp tính giá hàng xuất kho...
Toàn bộ thông tin đó, KTV sẽ lưu ở Hồ sơ kiểm toán chung. Đối với khách hàng cũ thì đã có sẵn Hồ sơ, KTV lưu thêm các thông tin khác của năm hiện tại. Còn nếu là khách hàng mới của năm nay, KTV thực hiện thu thập thông tin để lập Hồ sơ mới. KTV phải trực tiếp tìm hiểu và trình bày trên giấy tờ làm việc của mình.
* Bước 2: Phân tích sơ bộ BCTC
KTV phân tích sơ bộ BCTC để củng cố kiến thức của mình về khách thể, để dễ dàng thiết lập kế hoạch phù hợp. KTV so sánh tài khoản trên Cân đối phát sinh và BCKQKD của khách hàng được lập cho tới thời điểm kiểm toán với số dư năm ngoái, đánh giá các chênh lệch bất thường và những tài khoản không thường xuyên. Tùy vào từng lĩnh vực và quy mô của từng khách thể mà KTV sẽ áp dụng các kỹ thuật so sánh khác nhau: so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối, so sánh số liệu năm nay và số liệu trung
bình ngành.. .Từ những so sánh và phân tích này sẽ giúp KTV chỉ ra những điểm bất thường hoặc không hợp lý.
* Bước 3: Xác định mức trọng yếu và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua
Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là phần chênh lệch giữa số liệu mà KTV tính toán được và giá trị kế toán ghi ở sổ sách có thể chấp nhận được và không cần kiểm tra thêm hay phải điều chỉnh vì không tác động trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC. Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua được xác định nhờ vào mức trọng yếu (MP) đã tính toán được ở giai
đoạn trước. KTV sẽ tính toán ngưỡng sai sót có thể bỏ qua bằng cách lấy 5% độ lớn của MP để chắc chắn rằng từng khoản mục không còn sai phạm trọng yếu và tổng thể sai sót
ở toàn bộ các tài khoản cũng không ảnh hưởng trọng yếu đối với BCTC.
* Bước 4: Đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán
KTV sẽ xem xét biến động của khoản mục vừa phân tích sơ bộ. Nếu biến động được coi là trọng yếu, KTV cần phỏng vấn kế toán hoặc Giám đốc của khách hàng để xem xét nguồn gốc chênh lệch. Nếu KTV chưa thỏa mãn với lời giải thích đó, KTV có thể áp dụng thủ tục phân tích phức tạp hơn để tìm hiểu. Việc phân tích phức tạp hơn có thể là áp dụng các thông tin từ nguồn độc lập và đáng tin cậy hơn. Nếu KTV không làm sáng tỏ những chênh lệch thì sẽ đánh dấu lại vấn đề này khi lập kế hoạch và xác định các
rủi ro liên quan. Ngoài ra, KTV còn lưu ý đến năng lực tài chính của khách hàng.
Khi đã đưa ra những đánh giá, những phân tích sơ bộ về khách thể, khoanh vùng được những sai sót trọng yếu tiềm ẩn, KTV sẽ lập kế hoạch, thiết lập những thủ tục kiểm
tra thích hợp với từng khoản mục, nghiệp vụ. Quan điểm của KTV thường là:
+ Khoản mục nào có biến động lớn, bất thường hoặc thường xuyên xảy ra sai phạm, thì sẽ sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết nhiều hơn khi thực hiện.
+ Khoản mục nào biến động nhỏ, hợp lý, KTV chỉ kiểm tra bình thường theo chương trình mẫu.
Tuy nhiên, KTV cũng cần lưu ý không phải tất cả các biến động lớn đều chứa sai phạm và cũng không phải tất cả các khoản mục có biến động nhỏ thì không xảy ra sai phạm trọng yếu. Vì vậy, để lập kế hoạch chính xác từ kết quả phân tích, KTV nên xem xét tổng thể vấn đề, kết hợp với các thông tin khác, tránh nhìn nhận vấn đề một chiều.
2.2.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích được sử dụng như một thử nghiệm cơ bản song song với các thủ tục kiểm tra chi tiết, nhằm các mục tiêu sau:
- Cung cấp các bằng chứng đáng tin cậy về một số cơ sở dẫn liệu của khoản mục.
Trong giai đoạn này, các KTV của VACO triển khai thủ tục phân tích như sau:
* Bước 1: Xây dựng các ước tính
Đầu tiên, KTV sẽ tạo dựng các ước tính theo đúng thực tiễn của đơn vị, có sự kết
hợp giữa các biến tài chính và hoạt động. Chẳng hạn, doanh thu bán hàng sẽ được đo lường bởi: chi phí quảng cáo hoặc số lượng hàng hóa bán được và giá thành của mỗi sản
phẩm... “Việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng ước tính cần căn cứ vào mục đích
cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về các dữ liệu.” (Trịnh Thu Huyền, 2007).
* Bước 2: Đánh giá tính độc lập và tin cậy của dữ liệu
Các KTV tại VACO thường đánh giá độ tin cậy của dữ liệu dựa trên nguồn gốc của chúng. Dữ liệu do bên thứ ba cung cấp như thư xác nhận, biên bản đối chiếu công nợ, sao kê, sổ phụ ngân hang... thì đáng tin cậy hơn nguồn từ bên trong (do đơn vị hoặc các bên liên quan cung cấp). KTV tin tưởng vào những dữ liệu đã được kiểm toán hơn là dữ liệu chưa được kiểm toán. KTV cũng kiểm tra tính hiệu quả của việc tạo lập thông tin từ hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu việc kiểm soát này là hữu hiệu, KTV sẽ tin tưởng thông tin hơn cũng như kết quả phân tích được.
* Bước 3: Ước tính giá trị và đối chiếu với sổ sách
Dựa trên ước tính vừa xây dựng và cơ sở dữ liệu độc lập, đáng tin cậy, KTV sẽ tính toán để so sánh giá trị ước tính được với sổ sách. Khi so sánh cần lưu ý đến độ chính
xác của các ước tính, đánh giá những chênh lệch là bất thường hay tất yếu. Chẳng hạn như, khi so sánh số liệu giữa các tháng trong năm có thể phát sinh chênh do có yếu tố mùa vụ, vì vậy, không có tháng nào có giá trị giống nhau.
* Bước 4: Phân tích những phát hiện qua thủ tục phân tích
Những biến động bất thường mà KTV phát hiện được có thể phát sinh do khoản mục đó đã xảy ra sai phạm hoặc do sai sót từ chính ước tính của KTV. Vì vậy, KTV cần
toán và những khía cạnh khác. KTV nên xem xét tính chất và nguồn gốc của mọi biến động phát hiện được cả về cơ sở dẫn liệu và hoạt động kinh doanh của khách thể.
Khi thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích thường được KTV dùng để kiểm tra các khoản mục như: các khoản phải thu, các khoản phải trả, hàng tồn kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu tài chính, chi phí tài chính, giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
2.2.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích được KTV thực hiện để: