Quy trình kiểmtoán BCTC do Công ty VACO thực hiện

Một phần của tài liệu 641 hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 46)

Với gần 30 hình thành và phát triển, miệt mài nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi các phương pháp kiểm toán theo chế độ kế toán, kiểm toán Việt Nam và quốc tế, đến nay, VACO đã tự xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán riêng biệt, hiệu quả. Chương trình kiểm toán của VACO được xây dựng dựa trên nền tảng hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2. Công cụ kiểm toán này được cho là công cụ tối ưu nhất hiện nay. Chương trình kiểm toán của VACO giúp KTV giảm bớt khối lượng công việc, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kiểm toán. Đồng thời, với chương trình kiểm toán AS/2, KTV có thể am hiểu hơn về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và chủ động hơn trong quá trình kiểm toán.

Về cơ bản, quy trình mà VACO xây dựng có 3 giai đoạn chính: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và Kết thúc kiểm toán thể hiện bằng sơ đồ sau:

Hồ Thị Thanh Minh

Hình 2.2. Quy trình kiểm toán BCTCtại VACO

Quản lý cuộc kiêm toán

Lập kế hoạch kiHnltoán Kiêm soát chất lượng kiêm toán Thực hiện kiển toán Kết thúc kiển toán

- Soát xét tổng hợp khác

- Lập tổng hợp kết quả kiêm toán (các phát hiện của KTV và đề xuất các giải pháp)

- Kiêm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán - Thu thập thư giải trình của BGĐ - Phân tích tổng thê BCTC

rủi ro kiêm toán

Soát xét và kiêm soát giấy tờ làm việc

Dựa trên kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, đội ngũ các chuyên gia của VACO đã xây dựng nên quy trình kiểm toán hiệu quả, khoa học này, tuân thủ chặt chẽ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và thế giới. Cụ thể như sau:

* Lập kế hoạch kiểm toán:

Trước khi chính thức bước vào cuộc kiểm toán, KTV đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với hợp đồng kiểm toán để xem xét việc có chấp nhận hợp đồng hay không,

cũng như đánh giá rủi ro nếu chấp nhận hợp đồng. Nếu là khách hàng mới, VACO sẽ thận trọng xem xét tất cả các mặt về tình hình hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, môi trường

hoạt động.. .Còn nếu là khách hàng cũ, VACO sẽ chú ý những sự kiện xảy ra kể từ sau cuộc kiểm toán năm trước. KTV có thể tham khảo ý kiến cố vấn từ Ban Giám đốc và các

chuyên gia.

Nếu đã chấp nhận thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng, KTV sẽ thiết lập các điều khoản và đi đến ký kết hợp đồng. KTV cũng sẽ bàn bạc với khách hàng và trao đổi với Ban Giám đốc Công ty cụ thể về thời gian và phương thức thực hiện. Cuộc kiểm

toán sẽ được thực hiện bởi một nhóm kiểm toán, trong đó, trưởng nhóm do Ban Giám đốc chọn ra dựa trên lĩnh vực hoạt động của đơn vị khách hàng và kinh nghiệm làm việc

của các KTV, các Trợ lý kiểm toán sẽ do trưởng nhóm lựa chọn. Các KTV phải cam kết về tính độc lập của mình đối với cuộc kiểm toán, soát xét lại những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và đưa ra biện pháp bảo vệ nếu có.

Sau khi hoàn tất các thủ tục trước kiểm toán, KTV tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Để lập được kế hoạch cho cuộc kiểm toán, KTV sẽ tìm hiểu các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài được cho là có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Yếu tố bên trong bao gồm: lĩnh vực hoạt động, chủ sở hữu, bộ máy quản trị, các hoạt động đầu tư, chính sách kế toán, chiến lược phát triển cũng như rủi ro kinh

sai sót trọng yếu liên quan đến sự yếu kém của hệ thống KSNB.

Ở giai đoạn này, việc quan trọng nhất KTV cần làm là phân tích sơ bộ BCTC trước kiểm toán để thấy được những biến động trong kỳ của doanh nghiệp, từ đó, khoanh

vùng rủi ro để xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp trong quá trình thực hiện. Nguồn dữ liệu KTV sử dụng để phân tích là BCTC trước kiểm toán do khách hàng cung cấp. KTV sử dụng kỹ thuật phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất, so sánh với số liệu năm trước... để phát hiện những biến động bất thường ở các khoản mục, những khoản mục cần lưu ý trong khi kiểm toán. Từ những phát hiện này, KTV sẽ khoanh vùng được các tài khoản mà KTV nhận định là có sai sót trọng yếu, nhằm mục đích thiết lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và phù hợp đối với các khoản mục này.

Sau khi xác định được vùng rủi ro, KTV tiến hành xác định mức trọng yếu, tìm ra ngưỡng sai sót có thể bỏ qua. Mỗi loại hình doanh nghiệp, KTV sẽ xác định một mức trọng yếu cụ thể. Mức trọng yếu chi tiết (MP) được tính dựa trên mức độ trọng yếu đã xác định. Từ mức trọng yếu (MP), các KTV của VACO áp dụng ngưỡng sai sót có thể bỏ qua bằng 5% mức trọng yếu (5%MP) đối với các chênh lệch ước tính khi kiểm tra phân tích số dư các tài khoản. Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua này đảm bảo rằng, mức chênh lệch mà KTV phát hiện được không cần chỉnh sửa và cũng không có ảnh hưởng trọng yếu đến các khoản mục trên BCTC. Cũng dựa trên mức trọng yếu này, KTV đưa ra phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu cần kiểm tra trong quá trình kiểm tra chi tiết.

Từ những hiểu biết và kết quả phân tích ban đầu, KTV sẽ tổng hợp và lập kế hoạch chi tiết cho từng khoản mục của cuộc kiểm toán với sự xét duyệt của Partner phụ trách hợp đồng.

* Thực hiện kiểm toán:

Trước hết, nhóm kiểm toán sẽ được phân công nhiệm vụ rõ ràng để tiến hành thực

hiện kiểm toán. KTV sẽ sử dụng các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản để kiểm tra số dư các khoản mục và sự hợp lý của những biến động trong kỳ. Trong quá trình thực hiện, KTV phải đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để chứng minh tính hợp lý của các thông tin mà KTV kiểm tra đến.

khoản mục trên BCĐKT và BCKQKD để đảm bảo rằng không có bất cứ sai sót trọng yếu nào làm ảnh hưởng đến BCTC của đơn vị. Neu KTV phát hiện khoản mục nào có sai sót trọng yếu (vượt quá ngưỡng sai sót có thể bỏ qua) thì KTV sẽ trao đổi với kế toán

để tìm hiểu bản chất của nghiệp vụ và nguyên nhân dẫn đến chênh lệch. Nếu lời giải thích của kế toán chưa thỏa đáng, KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán nâng cao để tìm ra nguyên nhân. Sau khi đã thực hiện các thủ tục kiểm toán nâng cao mà KTV vẫn chưa tìm được nguyên nhân, KTV sẽ trao đổi lại một lần nữa với đơn vị để thực hiện các

bút toán điều chỉnh lại các nghiệp vụ, khoản mục có sai sót sao cho phù hợp với bản chất

của nghiệp vụ và tuân thủ theo đúng các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán và đưa vào tổng hợp kiểm toán phục vụ mục đích soát xét tổng hợp ở giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Từ những bằng chứng thu thập được và các phát hiện của KTV, nhóm kiểm toán sẽ đánh giá những sai sót có phải là sai sót trọng yếu và xem xét lại phạm vi kiểm toán (nên mở rộng cuộc kiểm toán hay những bằng chứng kiểm toán đã thu thập đủ để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán). Đồng thời, KTV cũng thực hiện việc soát xét những tổng

hợp khác ngoài BCĐKT và BCKQKD để xác nhận thêm về tính trung thực và hợp lý của những thông tin trên BCTC.

* Kết thúc kiểm toán:

Ở giai đoạn này, KTV sẽ tổng hợp, đánh giá toàn bộ kết quả đã thu được trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán để đưa ra tổng hợp ý kiến kiểm toán, trong đó nêu rõ các phát hiện của KTV và đưa ra hướng khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh đó, KTV cũng sẽ kiểm tra đến các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ và thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc đơn vị khách hàng để soát xét một lần nữa tính hợp lý của các thông tin trên BCTC. KTV cũng thực hiện phân tích lại tổng thể BCTC sau khi đã điều chỉnh để soát xét lại tính hợp lý của các biến động trong kỳ. Khi đã có đầy đủ bằng chứng, giải thích được những chênh lệch đã phát hiện, KTV sẽ lập BCKT, đưa ra ý kiến cuối cùng về BCTC của đơn vị.

giá kết quả và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Những công việc thực hiện sau khi kết thúc cuộc kiểm toán có thể có sự tham gia, cố vấn của các chuyên gia trong việc soát

xét và đánh giá chất lượng kiểm toán, đặc biệt là đối với những khách hàng lớn, hoạt động phức tạp.

2.1.5.2. Phương pháp kiểm toán

Phương pháp kiểm toán mà VACO đang áp dụng là phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro. Phương pháp này yêu cầu KTV hiểu rõ về môi trường kinh doanh, hệ thống KSNB và hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, KTV sẽ đánh giá những rủi ro trọng yếu làm ảnh hưởng đến việc lập BCTC, độ tin cậy với các giải trình của Ban Giám

đốc hay kế toán. Trên cơ sở đó, KTV xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với từng

đơn vị khách hàng bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng.

2.1.5.3. Hệ thống hồ sơ kiểm toán a. Hồ sơ kiểm toán

Hệ thống hồ sơ kiểm toán là bằng chứng cho việc KTV đã thực hiện kiểm toán đầy đủ theo các chuẩn mực, phù hợp với thực tiễn và theo đúng kế hoạch. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các cuộc kiểm toán khác. Bên cạnh đó, hồ sơ kiểm toán là nguồn tư liệu để KTV đưa ra ý kiến kiểm toán và là căn cứ giúp Ban Giám đốc có thể dễ dàng kiểm tra, soát xét lại hồ sơ kiểm toán.

Hệ thống hồ sơ kiểm toán tại VACO có các chỉ mục như: ❖A: Kế hoạch kiểm toán (1000)

❖B: Tổng hợp kết luận và lập báo cáo (2000) ❖C: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ (4000) ❖D: Kiểm tra chi tiết - Tài sản (5000)

❖E: Kiểm tra chi tiết - Nợ phải trả (6000) ❖F: Kiểm tra chi tiết - Nguồn vốn (7000)

❖G: Kiểm tra chi tiết - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (8000) ❖H: Soát xét tổng hợp khác (2360; 2370; 2400)

- Hồ sơ kiểm toán chung: nơi lưu trữ các thông tin chung về khách hàng, các quy định, quy chế về nhân sự, văn bản pháp lý, các hợp đồng.

- Hồ sơ kiểm toán năm: được lưu theo năm kiểm toán dưới dạng bản cứng và bản

mềm. Bản cứng sẽ lưu lại các bằng chứng kiểm toán, còn bản mềm lưu trữ giấy

tờ làm

việc của KTV. Một hồ sơ kiểm toán năm đầy đủ phải bao gồm cả hai dạng lưu trữ.

Hồ sơ kiểm toán lưu trữ toàn bộ thông tin của khách hàng nên tuyệt đối phải giữ bí mật, vì vậy, VACO đã xây dựng các biện pháp để bảo đảm an toàn thông tin. Theo quy định của VACO, hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán hai năm gần nhất được để tại văn phòng, còn hồ sơ kiểm toán những năm trước đó sẽ được lưu tại kho ở Bắc Ninh. Nhân viên của VACO có thể lấy hồ sơ để xem với mục đích công việc. Hồ sơ kiểm

toán dạng bản cứng sẽ được lưu trữ khoảng 10 năm theo Luật kiểm toán độc lập, còn bản

mềm sẽ được lưu bởi phần mềm AS/2 (VACO Audit) và thường xuyên được sao lưu để đảm bảo tài liệu luôn được lưu trữ và kiểm soát đầy đủ. Các file kiểm toán được lưu trữ bởi phần mềm AS/2 cũng sẽ được mã hóa và cài đặt mật khẩu đối với các thông tin mật.

2.1.5.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Mỗi cuộc kiểm toán đều tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến thông tin và uy tín của công ty kiểm toán nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, kiểm soát chất lượng là bước rất quan trọng. VACO luôn thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát chất lượng ngay trong mỗi cuộc kiểm toán với ba cấp kiểm soát là (1) Senior, (2) Manager và (3) Partner (thành viên trong Ban Giám đốc phụ trách hợp đồng). Quy trình cụ thể như sau:

* Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Tại VACO, KTV đánh giá khả năng thực hiện và chấp nhận ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng, nhưng phải dựa trên sự phê duyệt của Partner. Việc phê duyệt chấp

viên Ban Giám đốc chấp thuận, chủ nhiệm kiểm toán mới phổ biến kế hoạch đến các thành viên của nhóm kiểm toán và phân công thực hiện.

* Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm sẽ soát xét giấy tờ làm việc của các Trợ lý Kiểm toán, đưa ra nhận xét để Trợ lý kiểm toán hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình. Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ soát xét lại giấy tờ làm việc của cả nhóm

để đánh giá tiến độ thực hiện công việc và thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra nếu cần.

* Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Toàn bộ giấy tờ làm việc sẽ được kiểm tra tổng hợp lần cuối để đảm bảo rằng không còn sai sót nào chưa được phát hiện trước khi phát hành BCKT. Senior và Manager sẽ soát xét trước rồi trình lên Partner soát xét lại. Đây là chốt kiểm soát quan trọng nhất, quyết định chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Không chỉ kiểm soát ngay trong quy trình thực hiện, VACO còn thực hiện kiểm soát chéo và kiểm tra định kỳ. Việc kiểm soát chất lượng chéo nghĩa là ngoài Manager và Partner phụ trách hợp đồng, các Manager và Partner khác cũng sẽ tham gia soát xét chất lượng hợp đồng đó. Kiểm soát chéo được áp dụng đối với các khách hàng là các công ty niêm yết và công ty đại chúng lớn. Định kỳ hằng năm, VACO cũng thực hiện chọn mẫu hồ sơ kiểm toán để kiểm tra cho cả Trụ sở chính và các chi nhánh. Việc kiểm soát chặt chẽ như vậy đã giúp VACO thường xuyên đánh giá chất lượng kiểm toán, kịp thời phát hiện những hạn chế để tìm hướng khắc phục phù hợp.

Một phần của tài liệu 641 hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán vaco thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w