Dựa trên kết quả phân tích thống kê và điểm chỉ số Z’’ ở trên, có thể thấy rằng
mô hình Z điều chỉnh của E. I. Altman đã đem đến nhiều kết quả trong việc đánh giá
rủi ro phá sản của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Ket quả nghiên cứu thực nghiệm này cũng giải thích được những câu hỏi của bài nghiên cứu và đạt được mục tiêu đã đưa ra ban đầu. Cụ thể, kết quả cho thấy những DN ngành xây dựng, bất động sản và khai khoáng trên TTCK là ba ngành có khả năng phá sản cao bởi ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như pháp lý, mặt bằng...
và gần đây nhất là dịch Covid-19. Bên cạnh đó, kết quả cũng phản ánh đúng với thực
trạng thị trường hiện nay khi ngành bán lẻ và bất động sản là những ảnh bị ảnh hưởng
nặng nề bởi dịch trong năm 2020. Điều này dẫn đến tình hình kinh doanh cũng như doanh thu và lợi nhuận của những doanh nghiệp này bị tác động không hề nhỏ. Do đó, mô hình đánh giá rủi ro phá sản Z-Score của Giáo sư Altman cho thấy có sự tương
quan với TTCK Việt Nam khi kết quả thống kê chỉ số Z’’ qua các năm có dấu hiệu phản ánh với những sự kiện diễn ra trên thị trường, trong đó điển hình nhất là dịch Covid-19 đã kéo các chỉ số suy giảm mạnh trong năm 2020.
Bên cạnh những kết quả tích cực từ mô hình Z’’ thì kết quả nghiên cứu thực nghiệm vẫn còn có những tồn đọng và hạn chế. Trước hết, mô hình Z-Score được dựa
trên phương pháp phân tích biệt số (multiple discriminant analysis) nên kết quả có thể bị sai lệch khi số mẫu chưa đủ đại diện cho toàn bộ thị trường. Do đó, khi mở rộng mẫu nghiên cứu có khả năng kết quả sẽ khác với kết quả nghiên cứu ở trên. Tiếp
đến, theo lý thuyết của Altman thì những DN nghiệp thuộc vùng an toàn đều là những
DN có khả năng phá sản là rất thấp. Tuy nhiên, kết quả thống kê đều cho thấy một vài DN thuộc vùng an toàn có giá trị âm các biến X2, X3 lũy kế qua nhiều năm hay vốn lưu động có tỷ lệ giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy mặc dù mô hình cho ra điểm chỉ số Z’’ thuộc vùng an toàn nhưng DN vẫn có thể gặp rủi ro tiềm tàng dẫn đến khó khăn trong kinh doanh và không phải lúc nào DN thuộc vùng này cũng có chỉ số tài chính tốt.
Mặc dù tính ứng dụng của mô hình Z-Score được nhiều tác giả trên thế giới tin tưởng với tỷ lệ dự báo rủi ro phá sản mô hình trên 90% nhưng thực tế số lượng tác giả nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam về mô hình này lại tương đối ít. Điển hình như các ngân hàng khi cho vay vẫn áp dụng các quy trình thông thường của một
bộ hồ gồm: BCTC của DN, tài sản đảm bảo. mà chưa áp dụng mô hình Z’’ để đo lường rủi ro về DN đó trước. Ngoài ra, vì tác giả sử dụng mô hình Z’’ nên kết quả
nghiên cứu thực nghiệm chỉ có ý nghĩa đối với những DN không thuộc các ngành đặc
thù như tài chính, ngân hàng, sản xuất... Nguyên nhân bởi theo Giáo sư Altman, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của những DN này có sự khác biệt so với các ngành được xét trong mô hình Z’’ nên việc áp dụng mô hình Z’’ đối với những DN này sẽ không phù hợp.
Khi một DN phá sản thì cần phải có rất nhiều yếu tố khác nhau và không đơn thuần dựa vào các số liệu trên BCTC. Do đó, mô hình Z-Score có thể coi như một công cụ để đánh giá về khả năng phá sản của DN đó nhưng không hoàn toàn xác định
được DN đó có chắc chắn phá sản hay không. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy một vài DN nhiều năm liền đều thuộc vùng có nguy cơ phá sản rất cao nhưng vẫn hoạt động bình thường là một minh chứng điển hình cho điều này. Hiện nay các thông
tin trên BCTC của các DN niêm yết đã có sự cải thiện và bắt buộc phải có ý kiến kiểm toán đầy đủ để đảm bảo chất lượng DN. Tuy nhiên, việc dựa hoàn toàn thông tin các con số trên BCTC lại là một trong những hạn chế lớn của mô hình Z-Score bởi mô hình sẽ không thể xác định được con số này có phản ánh đúng thực tình trạng
của DN đó hay không. Đây có thể coi là một trong những nhược điểm của mô hình Z-Score bởi nếu chỉ dựa vào chỉ số tài chính để đánh giá DN có rủi ro phá sản hay không thì cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH