Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Nhà nước điều hành nền kinh tế thiếu tính ổn định và dự báo, khiến
việc hoạch định và thực hiện chiến lược của DN gặp khó khăn. Mặc dù nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự giám sát của Nhà nước nhưng thị trường chứng
khoán vẫn phát triển tự do với những thăng trầm và biến động khôn lường khiến việc
HĐV của các DN gặp nhiều khó khăn. Chính sách tiền tệ bị động, thiếu tính dự báo, định hướng... thường là phản ứng lại trước những thay đổi của lạm phát, lãi suất và tỷ giá... chứ chưa chủ động đưa ra những quy định phù hợp tạo điều kiện cho DN hoạt động ổn định, do đó ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới CCNV của DN.
Thứ hai, hệ thống văn bản pháp lý về Bảo hiểm và các lĩnh vực ngành nghề
liên quan đến Tập đoàn Bảo Việt chưa đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ. Bảo hiểm là ngành quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người nên Nhà nước
kiểm soát và chi phối rất chặt chẽ thông qua nhiều luật định như luật DN, luật đầu tư, luật cạnh tranh, luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ... chính vì vậy văn bản pháp lý bị chồng chéo, gây khó khăn cho các DN trong quá trình áp dụng.
50
Thứ ba, tính minh bạch thông tin trên thị trường vẫn ở mức thấp. Thông tin
trên thị trường hiện nay chủ yếu là do các DN hoặc các nhân đưa ra mà chưa có các đơn vị có chức năng đánh giá, xếp hạng. Hiện nay, hạng tín nhiệm của các DN chủ yếu là do các ngân hàng đánh giá căn cứ vào thời hạn trả nợ của các DN. Khi thông tin trên thị trường công khai, minh bạch và đáng tin cậy DN sẽ có những quyết định đúng đắn trong quá trình sản xuất kinh doanh và tìm kiếm lựa chọn các nguồn vốn huy động
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, BLĐ Tập đoàn Bảo Việt còn thụ động trong việc tìm kiếm và tiếp
cận các nguồn vốn mới. Xét thấy thực tế, doanh nghiệp vẫn hoạt động dựa trên lợi thế doanh nghiệp nhà nước, được ưu tiên vay vốn dễ dàng hơn. Vì thế, đã không tạo được động lực đầu tư vốn hiệu quả và tiết kiệm chi phí vốn sử dụng. Bằng chứng là doanh nghiệp chỉ chú trọng vào các khoản vay thấu chi ngân hàng, vay dài hạn và ngắn hạn với ngân hàng, phát hành cổ phiếu mà chưa có các khoản huy động vốn khác. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và trải qua nhiều biến cố do dịch bệnh
Covid 19 gây ra, Bảo Việt chưa nắm bắt được cơ hội để mở rộng và đa dạng hoá đầu
tư, chưa sử dụng công cụ mới để HĐV đáp ứng cho nhu cầu của DN
Thứ hai, việc đầu tư vào nhiều lĩnh vực gồm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
khiến Tập đoàn chưa kiểm soát tốt những linh vực hoạt động kém hiệu quả. Điển hình cho sự kém hiệu quả này là hoạt động của Ngân hàng Bảo Việt. Cho đến 2019, nợ xấu của ngân hàng này đã lên đến 98,242 tỷ đồng. Trong tổng 26 ngân hàng thương mại cổ phần, chỉ có 4 ngân hàng với mức tỉ lệ nợ xấu đến 3%. Tuy nhiên, Bảo Việt Bank lại đứng đầu hệ thống các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu này.
Thứ ba, Tập đoàn cũng chưa có chiến lược đúng đắn cho nguồn vốn vay. Điều
này khiến cho chi phí sử dụng vốn trong giai đoạn 2017-2019 tăng cao. Nguồn vốn vay của doanh nghiệp là vay thấu chi ngân hàng, và vay dài hạn/ ngắn hạn với ngân hàng. Trong khi đó, nguồn vay thấu chi có rủi ro rất cao. Chỉ nên vay thấu chi khi cần có một khoản vốn gấp, và để đảm bảo rủi ro cần xác định được doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ. Tuy nhiên, trong năm 2017 và 2018, khoản vay thấu chi chiếm tỷ trọng rất lớn. Đây là một chiến lược chưa hợp lý về việc quyết định các nguồn vay.
51
Thứ tư, Tập đoàn chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về tài chính đầy đủ, kịp
thời. Tập đoàn Bảo Việt chưa đề cao công tác kiểm tra, giám sát số liệu thống kê, thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích tài chính (các báo cáo tài chính, chính sách kế toán, các số liệu liên quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh...). Những thông tin về tài chính thường cập nhật công khai rất chậm lên website của Tập
đoàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, khoá luận đã làm rõ thực trạng cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn Bảo Việt, gồm khái quát tài sản nguồn vốn, cân bằng trong hoạt động tài trợ, các chỉ số phản ánh cơ cấu vốn, tác động của cơ cấu vốn đến rủi ro tài chính, chi phí sử dụng vốn bình quân và giá trị của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá được cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp cho Tập đoàn ở chương 3.
52
CHƯƠNG 3. GIÁI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU VỐN TẠI TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT