MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP ĐỐ

Một phần của tài liệu 851 pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội hiện nay (Trang 27)

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.1. Nội dung pháp luật thuế thu nhập đối với DNNVV

Thứ nhất, quy định về đối tượng nộp thuế

Ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, khi nói về chủ thể nộp thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm 2 nhóm chủ thể sau: Là các chủ thể trong nước và các doanh nghiệp được thành lập theo vốn của Nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, phương pháp tính thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = [Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)] X Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Phần trích nghiên cứu khoa học sẽ không được tính khi xác định thuế TNDN của doanh nghiệp, do doanh nghiệp xây dựng để thực hiện cho việc đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam (ví dụ: xây dựng phòng thí nghiệm, máy móc trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và phát triển, mua bản quyền công nghệ, kiểu dáng công nghiệp ...).

Thứ ba, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Ở các nước trên thế giới thường áp dụng 3 mức thuế suất như thuế suất cao, thuế suất phổ thông và thuế suất ưu đãi.

Ví dụ như ở trung quốc mức thuế suất phổ thông là 25% và thuế suất ưu đãi

là10% -

20%, còn ở Thái Lan mức thuế suất phổng là 20% và mức thuế suất ưu đãi là 15% [23]

Thứ tư, thu nhập tính thuế và thu nhập chịu thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định) [2].

Thu nhập chịu thuế = (doanh thu -chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác) Thu nhập chịu thuế là các khoản thu nhập phát sinh trong kỳ tính thuế sau khi đã trừ các khoản chi được trừ và các khoản thu nhập khác nếu có.

Thứ năm, các khoản chi phí được trừ và không được trừ:

Ở Mỹ ngoài các khoản khấu trừ tiêu chuẩn, các công ty còn được khấu trừ nhất định với tình trạng công ty và chi phí tổ chức [33].

Thứ sáu, ưu đãi thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Hiện nay, ở các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng điều chỉnh giảm lãi suất, lãi suất ưu đãi cho khu vực DNNVV điển hình như:

Trung quốc mức thuế suất phổ thông là 25% còn thuế suất ưu đãi được áp dụng theo mức thu nhập chịu thuế, mức thuế suất 10% nếu thu nhập chịu thuế nhỏ hơn 200.000 NDT, mức thuế suất 20% nếu thu nhập chịu thuế từ 200.000 - 300.000 [25].

Nhiều quốc gia áp dụng mức thuế suất ưu đãi thấp và giảm thuế đối với bộ phận DNNVV để khuyến khích phát triển và thu hút được nguồn vốn đầu tư từ trong nước và nước ngoài.

1.2.2. Khái niệm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Ở Việt Nam thì pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp do hai bộ phận hợp thành: Một là những quy định pháp luật xác định về chủ thể nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, các khoản chi được trừ và không được trừ thuộc pháp luật về chính sách thuế TNDN.

Hai là những quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa DNNVV với Nhà nước khi nhóm chủ thể này thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế, kê khai thuế, thực hiện hành vi nộp thuế, nhận khoản hoàn thuế, nhận khoản giảm thuế, khiếu nại về thuế thuộc pháp luật về quản lý thuế.

Theo công ty Luật Dương Gia (2021) thì: iiPhap luật về thuế TNDN là tập hợp các quy phạm pháp luật thuế do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thuế TNDN' [32].

Tóm lại, khái niệm của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, được hiểu một cách đơn giản nhất chính là:

“Pháp luật thuế TNDN là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp

thuế nhằm hình thành nguồn thu NSNN để thực hiện các mục tiêu xác định trước ”.

Như vậy, ở Việt Nam các quy định thuế TNDN được cơ quan có thẩm quyền ban hành như Luật và các ban bản dưới luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong giữa Nhà nước và chủ thể nộp thuế. Xuất phát từ bản chất của nó, thuế TNDN được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh quyền quy và buộc các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh có nghĩa vụ thực hiện.

Tóm lại, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời vừa mang tính tích cực nhưng cũng mang tính tiêu cực không hề nhỏ. Sự tác động qua lại, một mặt vừa định hướng, tạo điều kiện để các ngành nghề phát triển thông qua các chính sách thuế của mình, thông qua pháp luật thuế TNDN giúp cơ quan Nhà nước quản lý tốt hơn trong công tác quản lý và thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Và trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội hiện nay.

Theo Bùi Thị Mến (2017): xét trên góc độ của Nhà nước với tư cách là cơ quan ban hành: chính sách thuế là hệ thống những quan điểm, đường lối, phương châm điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua thuế [5, tr. 30]

Xét trên góc độ lợi ích của doanh nghiệp, chính sách thuế thực chất là gánh nặng thuế, nó được thể hiện qua số thuế phải nộp và chi phí tuân thủ thuế [1, tr. 28]

Từ phân tích những quan điểm về thuế thu nhập doanh nghiệp của các tác giả nêu trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm pháp luật thuế TNDN là tổng hợp các quy

phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để xác định về chủ thể nộp thuế, thu nhập chịu thuế,

phương pháp tính thuế, các trường hợp được miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế và các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

1.2.3.Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với thuế thu nhập doanhnghiệp nhỏ và vừa nghiệp nhỏ và vừa

Xuất phát từ vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa với nền kinh tế, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời gắn liền với sự ra đời, phát triển của Nhà nước và bản chất của thuế là mang tính quyền lực Nhà nước và tính pháp lý cao.... Như vậy, sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với thuế TNDN nhằm khắc phục được những hạn chế, những bất cập trong công tác quản lý thuế, chính sách thuế cho phù hợp với thực tiễn, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội một cách hợp lý nhất tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận quan trọng trong thành phần kinh tế tư nhân và chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, cả nước có khoảng 541.753 DNNVV chiếm 96,7% tổng số doanh nghiệp cả nước đang hoạt động trong nền kinh tế, với tổng số vốn đăng ký khoảng 130 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp. Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động [31].

Việc điều chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là những cơ hội thuận lợi cho các DNNVV, pháp luật điều chỉnh thuế TNDN bao gồm các chính sách thuế và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhà nước tạo nhiều điều kiện thuận lợi về chính sách ưu đãi thuế, miễn thuế, giảm thuế nhằm khuyến khích và định hướng doanh nghiệp phát triển. Nâng cao công tác quản lý thuế để DN thuận lợi trong việc thực thi các thủ tục hành chính về thuế TNDN.

Mặt khác, điều chỉnh pháp luật đối với thuế thuế thu nhập doanh nghiệp còn giúp hạn chế được các tình trạng như trốn thuế, các hành vi gian lận thuế. Do thuế TNDN là thuế trực thu nên không có sự chuyển giao giữa người nộp thuế và người chịu thuế, nên trên thực tế mà nói, người nộp thuế phải chịu gánh nặng về thuế TNDN vì vậy sự điều chỉnh pháp luật về thuế vừa có tính giúp hạn chế các hành vi gian lận về thuế TNDN vừa mang tính đổi mới, thay đổi các quy định pháp luật về

thuế như thuế suất, mở rộng phạm vi tính thuế hay các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế để các DN ngày càng hoạt động hiệu quả hơn và thu hút được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Việc điều chỉnh pháp luật thuế một cách phù hợp vừa giúp nhà nước hạn chế được thất thoát nguồn thu Ngân sách Nhà nước vừa tạo công ăn, việc làm và hạn chế được tình trạng thất nghiệp.

1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁP LUẬT THUẾ THU

NHẬP DOANH NGHIỆP

Như vậy, khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về thuế TNDN ta cần xem xét các yếu tố đó tác động như thế nào đến các vấn đề của pháp luật của thuế TNDN như: thuế suất, phạm vi thu thuế, đối tượng nộp thuế và chính sách miễn giảm, ưu đãi thuế TNDN của Nhà nước. Các yếu tố tác động đến pháp luật thuế TNDN mang tính vĩ mô, mang tính bao trùm trên phạm vi cả nước hay ngành nghề, lĩnh vực nào đó và dưới đây là một số nhân tố cụ thể như:

1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn

Tại sao lại nói đến lý do trên, bởi lẽ tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn sẽ tác động rất lớn đến các chính sách thuế TNDN và đặc biệt là các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN. Chúng ta có thể thấy rằng, năm 2019 và năm 2020 là một năm dịch và tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, sự tác động của covid-19 đã làm cho nền kinh tế trong nước có sự thay đổi rất lớn và lớn nhất là sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp. Theo tổng cục thống kê cho thấy trong năm 2020 do tác động của dịch covid 19:

Hình 1.3.1. Tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động bởi covid 19 năm 2020

Nguồn: Báo đầu tư online Như vậy, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, năm 2020 có tổng cộng 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 13,9% so với năm 2019 [22]. Qua đó, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi thuế, miễn thuế để tạo điều kiện và kích thích các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và góp phát ổn định nền kinh tế và xã hội.

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể

Như vậy, các mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn của Nhà nước sẽ tác động đến pháp luật thuế TNDN về thuế suất, ưu đãi thuế, miễn thuế, giảm thuế, các khoản chi được trừ và không được trừ. Tùy vào từng giai đoạn cụ thể, Nhà nước sẽ có các mục tiêu, chiến lược khác nhau. Và thuế TNDN là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ thể, thành phần kinh tế trong xã hội. Nguồn thu từ thuế TNDN chính là kết quả của hoạt động kinh tế. Hàng năm, thuế thu từ thuế TNDN chiếm 20 - 25% nguồn thu của NSNN, là một nguồn thu đóng vai trò quan trọng của NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của mình. Như vậy, tại mỗi thời kỳ, giai đoạn cụ thể, khi nhu cầu chi

tiêu của Nhà nước tăng lên, Nhà nước có thể mở rộng phạm vi, đối tượng nộp thuế và mức thuế suất phù hợp để tăng nguồn thu, đồng thời vừa đảm bảo được phát triển kinh tế đồng bộ giữa các ngành nghề kinh tế trong nước hay khi Nhà nước đảm bảo được nguồn thu đủ, thu lớn hơn chi thì có thể giảm mức thuế suất để kích thích phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Ví dụ như Mỹ chi gói cứu trợ Covid 19 là 1.900 tỷ usd [34]. Việt Nam chi cả đầu tư công để thúc đẩy kinh tế phát triển vì vậy cần thu thuế nhưng cũng cần giảm thuế TNDN.

1.3.3. Các cam kết và hiệp định quốc tế

Hợp tác kinh tế quốc tế là mục tiêu đối ngoại hàng đầu mà các nước trên thế giới đang hướng đến và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hợp tác quốc tế, mở cửa thị trường sẽ khiến các quốc gia sẽ có những hợp tác nhất định trên lĩnh vực thuế, phải có những thay đổi để phù hợp với cam kết chung đã ký kết, phải tuân thủ những nguyên tắc chung về thuế TNDN. Hội nhập kinh tế thế giới, sẽ làm cho cơ sở tính thuế TNDN, cơ sở nộp thuế và phạm vi tính thuế sẽ thay đổi phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn. Để hòa nhập được vào nền kinh tế thế giới, thì thể chế, chính sách và tập quán của các quốc gia phải có sự tương đồng nhất định, phù hợp với các quy định chung trên thế giới, ví dụ như khi tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì các nước phải có sự tương đồng hay có các chính sách thuế phù hợp giữa các nước thành viên. Đồng thời, trong quá trình phát triển có thể xuất hiện những xu hướng và biến đổi chung, khi đó nền kinh tế cũng cần có sự chuyển biến thích hợp. Như vậy chính sách thuế TNDN ở mỗi nước phải đảm bảo được các cam kết quốc tế vừa đảm bảo được các chính sách thuế trong nước và vừa đảm bảo được các thông lệ quốc tế.

thông

1.4. KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT THUẾ THUNHẬP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NHẬP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

1.4.1. Kinh nghiệm điều chỉnh bằng pháp luật của một số nước trên thế giớiđối với thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khi nói về kinh nghiệm của các nước trên thế giới về thuế TNDN ta phải nhắc đến về chính sách thuế và công tác quản lý thuế TNDN. Một quốc gia để đảm bảo được sự hài hòa giữa thuế và sự phát triển kinh tế - xã hội cần phải có chính sách thuế phù hợp và công tác quản lý thuế một cách hợp lý, hiệu quả, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và Nhà nước đóng vai trò thu thuế TNDN.

Thứ nhất, đơn giản hóa cấu trúc biểu thuế suất và giảm mức thuế suất phổ thông

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc điều chỉnh mức thuế suất phổ thông ngày càng có chiều hướng giảm dần, việc giảm thuế suất phổ thông có thể sẽ làm giảm một lượng lớn nguồn thu NSNN của thuế TNDN nhưng thay vào đó, các quốc gia có thể mở rộng phạm vi, đối tượng và thu nhập chịu thuế. Giảm thuế suất phổ thông vừa nhằm kích thích các doanh nghiệp trong nước phát triển, vừa nhằm khuyến khích nguồn vốn đầu tư từ trong nước và nước ngoài. Theo thống kê, “thuế suất thuế TNDN phổ thông tại các nước OECD trung bình giảm từ 32% năm 2000 xuống 26% năm 2008 và 25% năm 2015. Cụ thể, từ ngày 1/4/2013 đến nay, Anh đã 4 lần giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông từ 24% xuống còn 19% và kế hoạch giảm tiếp còn 17% từ 1/4/2020. Tại Phần Lan, quốc gia này đã giảm thuế suất thuế TNDN từ 24,5% xuống 20% từ 1/1/2014. Nhật Bản cũng giảm mức thuế suất từ 25,5% xuống 23,9% từ 1/4/2015. Tây Ban Nha giảm thuế suất từ 28% năm 2015 xuống 25% từ 2016, từ năm 2013 tới nay, Anh đã 4 lần giảm thuế suất TNDN phổ thông, từ 24% xuống 19% và từ năm 2020 là 17%. Tại các khu vực châu Á, nhiều

Một phần của tài liệu 851 pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội hiện nay (Trang 27)