Khái niệm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 851 pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội hiện nay (Trang 28 - 30)

Ở Việt Nam thì pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp do hai bộ phận hợp thành: Một là những quy định pháp luật xác định về chủ thể nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, các khoản chi được trừ và không được trừ thuộc pháp luật về chính sách thuế TNDN.

Hai là những quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa DNNVV với Nhà nước khi nhóm chủ thể này thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế, kê khai thuế, thực hiện hành vi nộp thuế, nhận khoản hoàn thuế, nhận khoản giảm thuế, khiếu nại về thuế thuộc pháp luật về quản lý thuế.

Theo công ty Luật Dương Gia (2021) thì: iiPhap luật về thuế TNDN là tập hợp các quy phạm pháp luật thuế do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thuế TNDN' [32].

Tóm lại, khái niệm của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, được hiểu một cách đơn giản nhất chính là:

“Pháp luật thuế TNDN là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp

thuế nhằm hình thành nguồn thu NSNN để thực hiện các mục tiêu xác định trước ”.

Như vậy, ở Việt Nam các quy định thuế TNDN được cơ quan có thẩm quyền ban hành như Luật và các ban bản dưới luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong giữa Nhà nước và chủ thể nộp thuế. Xuất phát từ bản chất của nó, thuế TNDN được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh quyền quy và buộc các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh có nghĩa vụ thực hiện.

Tóm lại, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời vừa mang tính tích cực nhưng cũng mang tính tiêu cực không hề nhỏ. Sự tác động qua lại, một mặt vừa định hướng, tạo điều kiện để các ngành nghề phát triển thông qua các chính sách thuế của mình, thông qua pháp luật thuế TNDN giúp cơ quan Nhà nước quản lý tốt hơn trong công tác quản lý và thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Và trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội hiện nay.

Theo Bùi Thị Mến (2017): xét trên góc độ của Nhà nước với tư cách là cơ quan ban hành: chính sách thuế là hệ thống những quan điểm, đường lối, phương châm điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua thuế [5, tr. 30]

Xét trên góc độ lợi ích của doanh nghiệp, chính sách thuế thực chất là gánh nặng thuế, nó được thể hiện qua số thuế phải nộp và chi phí tuân thủ thuế [1, tr. 28]

Từ phân tích những quan điểm về thuế thu nhập doanh nghiệp của các tác giả nêu trên, tác giả có thể đưa ra khái niệm pháp luật thuế TNDN là tổng hợp các quy

phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để xác định về chủ thể nộp thuế, thu nhập chịu thuế,

phương pháp tính thuế, các trường hợp được miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế và các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Một phần của tài liệu 851 pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội hiện nay (Trang 28 - 30)