Một số tồn tại và nguyên nhân về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

Một phần của tài liệu 851 pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội hiện nay (Trang 55 - 82)

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, các quy định về ưu đãi thuế đối với DNNVV chưa phát huy được nhiều tác dụng

Sự hỗ trợ từ thuế TNDN nhằm giúp DNNVV vượt qua được suy thoái kinh tế là chưa nhiều so với nguồn lực tài chính mà các DNNVV cần đáp ứng để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh trên khu vực để vượt qua khó khăn do dịch bệnh covid 19 gây nên. DNNVV gặp khó khăn lớn nhất như: thiếu vốn, quy mô nhỏ, thị trường kinh doanh vẫn còn hạn hẹp, hàng tồn kho nhiều, lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ...cho nên qua đó chúng ta thấy được rằng chính sách ưu đãi thuế TNDN vẫn chưa phát huy được nhiều tác dụng. Thuế suất ưu đãi vẫn còn cao đối với DNNVV. Nguyên nhân do nhiều quy định về ưu đãi thuế còn kém hiệu quả, các quy định ưu đãi thuế TNDN chỉ tác động 1 số doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận. Nhà nước còn tham vọng nhiều mục tiêu trong các chính sách ưu đãi gây xung đột và khó thực hiện.

Thứ hai, quy định miễn, giảm thuế đối với DNNVV chưa hợp lý, chưa bao quát hết các đối tượng, lĩnh vực

Như DNNVV khởi nghiệp, nhà đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao như khoa học - công nghệ, cơ sở kỹ thuật và

Công ty A các khu vực hỗ trợ DNNVV. Đây là các lĩnh vực mới cần được ưu tiên, ưu đãi thuế10 tỷ 9 tỷ 1 tỷ

suất để các DNNVV phát triển và thu hút được nguồn vốn.

Nguyên nhân do, do năng lực quản lý và điều hành của các cơ quan Nhà nước, thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá, góp ý và tham gia hoạch định chính sách thuế về mặt vĩ mô của nền kinh tế. Cần hoạch định và có mục tiêu cụ thể đối với các ngành, nghề, lĩnh vực để ưu tiên phát triển.

Thứ ba, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

“Chi cho các hoạt động nâng cao năng lực, tư vấn hỗ trợ thủ tục cho DN”. Chính sách thuế TNDN hiện hành chưa có quy định về khoản chi cho các hoạt động nâng cao năng lực, tư vấn hỗ trợ thủ tục cho DN, cũng là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và được coi là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp khó khăn chủ yếu về quy mô nhỏ, năng lực vẫn còn hạn chế vì vậy các chi phí cho hoạt động nâng cao năng lực là cần thiết và tất yếu đối với các DNNVV nói chung. Sự cần

thiết của quy định pháp để quy định “Chi cho các hoạt động nâng cao năng lực, tư vấn hỗ trợ thủ tục cho DN” là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là cần thiết.

Nguyên nhân do công tác thể chế hóa còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật và cơ chế chưa đồng bộ, ở Việt Nam, hệ thống về văn bản, Luật thuế quá nhiều, thủ tục hành chính phức tạp, các văn bản mang tính ngắn hạn và việc ban hành ngày càng nhiều nên việc thực thi khó thực hiện. Về tiến trình hoàn thành các văn bản về thuế TNDN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với cơ chế thị trường. Kinh nghiệm của một số nước lớn trên thế giới như Mỹ, Singapo.. .cho thấy quá trình hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và cơ chế phải được đi trước tiến trình mở cửa và hội nhập

Thứ tư, các quy định về doanh thu để được hưởng mức ưu đãi thuế suất

Doanh thu không quá 20 tỷ áp dụng mức thuế suất 20%. Như vậy, trên thực tiễn nhiều DNNVV tuy có mức doanh thu cao, nhưng lợi nhuận chưa chắc cao và nhiều DN thì doanh thu thấp nhưng có lợi nhuận cao.

luật về thuế TNDN cần có quy định cụ thể hơn và rõ ràng hơn để xác định DNNVV được hưởng thuế suất ưu đãi, miễn, giảm thuế TNDN.

Nguyên nhân do cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan thuế nói riêng vẫn còn chưa lắng nghe, tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, chủ yếu dựa trên suy xét, phân tích của cơ quan Nhà nước trong quá trình đưa ra pháp luật nên thiếu tính khách quan.

Thứ năm, các chính sách ưu đãi thuế TNDN trên thành phố Hà Nội chủ yếu thu hút nguồn vốn đầu tư ngắn hạn.

Xuất phát từ đặc thù của chính sách thuế của Việt Nam, các chính sách thuế được sửa đổi, ban hành trong một thời gian ngắn, chưa mang tính chất lâu dài, các chính sách thuế về ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN đối với DNNVV vẫn chưa được chú trọng và được coi là mục tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội.

Nguyên nhân do chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với DNNVV trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa được chú trọng và mang tính chất lâu dài. Cơ quan thuế vẫn còn coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng quản lý, tuy duy chậm đổi mới và chưa coi khu vực DNNVV là đối tượng khuyến khích phát triển, hỗ trợ phát triển. Trên địa bàn Hà Nội, chủ yếu là DNNVV tồn tại dưới hình thức công ty TNHH 1TV, 2TV, Hộ kinh doanh, công ty hợp danh và công ty cổ phần chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Việc xem xét và coi tầm quan trọng của DNNVV trên địa bàn Hà Nội là hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2030.

Ket luận chương 2

Nghiên cứu và phân tích nội dung ở chương 2 đã đánh giá khái quát và cụ thể về thực trạng về chính sách thuế TNDN đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. phân tích được các quy định pháp luật về chính sách thuế TNDN đối DNNVV trong giai đoạn trước 2020 và giai đoạn 2021-2025. Nội dung phân tích cho thấy bức tranh về tổng thể thực hiện chính sách thuế TNDN trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, để phản ánh đúng về bức tranh toàn cảnh về chính sách thuế TNDN và tính đa chiều của nó được thể hiện như sau:

Thứ nhất, quy định pháp luật về đối tượng nộp thuế chưa bao quát hết các đối tượng nộp thuế và các khoản thu nhập phát sinh mới, bên cạnh đó cần tính toán xác định lại các đối tượng thuộc diện hưởng ưu đãi thuế TNDN để đảm bảo công bằng xã hội về thực hiện các chính sách thuế TNDN.

Thứ hai, khi nói về phương pháp tính thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay, vẫn có sự chưa công bằng trong việc tính thuế. Ở bài viết, đã đưa ra phương pháp tính thuế theo phương pháp lũy tiến để từ đó đơn giản hóa các chính sách thuế và mức thuế, phù hợp với cơ chế thị trường, tránh tình trạng các DNNVV có doanh thu và quy mô khác nhau nhưng lại hưởng mức thuế suất ưu đãi như nhau.

Thứ ba, các chính sách về miễn, giảm thuế TNDN vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại, việc thực thi trên thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, khó tiếp cận và áp dụng đối với các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. các mục tiêu mang tính chất ngắn hạn và gây nhiều khó khăn, trở ngại đối với DNNVV muốn đầu tư do lượng vốn vẫn còn hạn chế.

Thứ tư, các quy định về chi phí được trừ và chưa được trừ vẫn còn nhiều khoản phát sinh cần được đưa vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như: các khoản phí đào tạo nâng cao, chi cho tư vấn thành lập DN, các khoản chi cho hỗ trợ, từ thiện nhằm khắc phục hậu quả của dịch covid 19.

Thứ năm, các chính sách miễn giảm vẫn còn gặp nhiều vấn đề phát sinh như các thủ tục hành chính, các văn bản pháp luật liên quan. Các chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều mục tiêu, gây xung đột trong quá trình thực hiện.

Thứ sáu, nghiên cứu thực trạng, đồng thời phân tích thực tiễn thi hành các quy định pháp luật thuế tại Hà Nội, đồng thời đánh giá những ưu điểm, hạn chế của các quy định pháp luật đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó có cái nhìn khách quan về việc thi hành các quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các DNNVV trên địa bàn để có phương hướng hoàn thiết cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định về chính sách thuế một cách hiệu quả nhất để phù hợp với chủ trương của Đảng đề ra.

Năm Số lượng doanh nghiệp tăng hàng năm

2016 22.617

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của cả nước, cho nên trên hết Hà Nội luôn luôn cụ thể hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào chương trình hành động của địa phương mình sao cho thúc đẩy kinh tế - xã hội của Hà Nội phát triển và đóng góp thật nhiều cho sự phát triển của đất nước. Và những định hướng hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được cụ thể dưới đây.

3.1.1. Định hướng trong chương trình hoàn thiện pháp luật thuế của Nhà nước nói chung và thuế thu nhập nói riêng

3.1.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với

doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII được Ban chấp hành Trung ương Đảng thông qua ngày 26 tháng 01 năm 2021, đánh dấu một bước tiến, một chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021 - 2025. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt ”tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5-7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-5.000USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP” [13]

Như vậy, để đạt được những kết quả trên thì các chính sách, phương hướng phát triển và hoàn thiện về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là cần thiết, là đại bộ phận chiếm số lượng lớn doanh nghiệp trên cả nước (97%), chiếm tỷ nguồn thu NSNN lớn và DNNVV góp phần thúc đẩy và ổn định nền kinh tế, đảm bảo công bằng và ổn định thu nhập.

3.1.1.2. Nâng cao hiệu quả thi hành thuế thu nhập góp phần khuyến khích thu hút

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội phải phù hợp đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, số lượng doanh nghiệp được thành lập tăng liên tục qua các năm, trong đó chủ yếu là DNNVV và chiếm khoảng 97% trên tổng số DN trên thành phố Hà Nội.

Căn cứ quyết định số 5742/QĐ-UBND thành phố Hà Nội ngày 29 tháng 12 năm 2020 thì tính đến tháng 12/2020, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn Hà Nội trên 300 nghìn doanh nghiệp (trong đó khoảng 97% là DNNVV), các doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng trong các năm, trong đó:

2018 25.187

2019 27.711

Qua 5 năm phát triển và thực hiện chính sách thuế TNDN, trung bình cứ 35 người dân thủ đô thì sẽ có 1 người đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng phát triển cả chất lượng, số lượng, năng lực cạnh tranh ngày càng cao và nhiều DN có hàng hóa xuất khẩu ra thế giới. Bộ phận DNNVV đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực và đất nước, là bộ phận chiếm nguồn thu lớn trong thu ngân sách nhà nước (tăng 26,7% so với năm 2016), mỗi năm tạo ra khoảng 250 nghìn việc làm, tạo ra lực lượng đông đảo, các DN góp phần tăng trưởng kinh tế. Bộ phận DNNVV ngày

càng chứng minh được vai trò của mình trong quá trình phát triển, khẳng định vai trò nòng cốt trong công cuộc phát triển kinh tế của thủ đô.

Và bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2015- 2020 của thành phố Hà Nội đạt được nhiều thành tựu sâu sắc “đạt mức tăng trưởng khá trong giai đoạn 2015-2020; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra (từ 7,3% đến 7,8%), cao hơn giai đoạn 2010-2015 (6,93%) [21].

Năm 2020, quy mô GRDP của Hà Nội ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tương đương 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước” [18]. Qua đó có thể thấy được rằng, tổng sản phẩm trên địa bàn ngày càng phát triển, các DN hoạt động ngày càng có hiệu quả và hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả tốt hơn. Đáng chú ý hơn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 liên tục tăng và vượt dự toán, ước đạt gần 1.200.000 tỷ đồng, tăng 11,1%/ năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011- 2015 [21].

Như vậy, có thể thấy được rằng thành phố Hà Nội đã quyết liệt trong thực hiện các chính sách thuế TNDN và thực hiện các chủ trương thúc đẩy DNNVV phát triển.

Căn cứ quyết định số 5742/QĐ-UBND, ngày 29/12/2020 UBND thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, thành phố đã chi ngân sách là 832 tỷ đồng để thực hiện các chính sách và hỗ trợ thành lập mới 150.000 doanh nghiệp. Đây là mốc sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt đối với các DNNVV để khắc phục hậu quả của Covid 19 và tạo tiền đề phát triển kinh tế các DNNVV giai đoạn 2021 - 2025. Tại đề án nêu rõ phương hướng, mục tiêu đối với các DNNVV trên địa bàn thủ đô Hà Nội như sau:

“Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của DNNVV;

Phấn đấu tốc độ phát triển doanh nghiệp mới bình quân khoảng 10%/năm (bình quân khoảng 30.000 doanh nghiệp mới/năm);

Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 Thành phố có thêm 150.000 doanh nghiệp thành lập mới;

Tạo thêm khoảng 1,5 triệu việc làm mới cho người lao động;

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô;

Đóng góp trên 40% GRDP và trên 30% ngân sách Thành phố” [19].

Như vậy, thành phố Hà Nội không ngừng quyết liệt trong việc thúc đẩy hỗ trợ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội

Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-UBND thành phố Hà Nội ngày 04 tháng 06 năm 2020 đăt mục tiêu “tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố bình quân 5 năm 2021-2025 phấn đấu khoảng 7,5-8%; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia là 80-85%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố cuối nhiệm kỳ là dưới 0,5%; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch là 100%; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng là 30-35%” [20].

Như vậy, định hướng hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội phải phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của thủ đô. DNNVV là bộ phận chiếm số lượng lớn, có tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, các định hướng, chính sách có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các doanh nghiệp qua đó Nhà nước thể

Một phần của tài liệu 851 pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội hiện nay (Trang 55 - 82)