Thực tiễn thi hành các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu 851 pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội hiện nay (Trang 48 - 49)

khăn và chưa đạt hiệu quả cao trong thực hiện. Ví dụ về ưu đãi thuế, miễn thuế đối với khu vực có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn vẫn chưa thu hút được vốn đầu tư của các nhà đầu tư hay các khu vực có vị trí giao thông không thuận lợi, địa bàn có khăn. Như vậy, ngoài việc thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, giảm thuế thì nhà nước vẫn cần tạo nhiều điều kiện, chính sách khác để thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư.

2.3. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP ĐỐIVỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Có thể nói rằng, sự ra đời và các quy định pháp luật về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên lý thuyết và trên thực tế vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả và đồng bộ trong công tác thực hiện các quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các chủ trương của Nhà nước. Trong phần thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về chính sách thuế TNDN, nội dung nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu và đánh giá về thực tiễn các áp dụng các vấn đề về chính sách thuế.

2.3.1. Thực tiễn thi hành các quy định về đối tượng nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp doanh nghiệp

Thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt các quy định pháp luật về đăng ký, kê khai và nộp thuế như kê khai, nộp thuế online.. .để nắm bắt được các thông tin, số liệu về các đối tượng nộp thuế trên địa bàn.

Trên thực tế, so với quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại điều 2 VBHN số 14/VBHN/VPQH/2020 quy định cụ thể về các đối tượng nộp thuế TNDN, tuy nhiên trên thực tế tại điều bàn Hà Nội thì phạm vi thu thuế và các đối tượng nộp thuế vẫn còn hạn hẹp. Theo Ông Lê Văn Quân - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV thành phố Hà Nội (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) cho biết: “Riêng DNNVV trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua đã có sự phát triển đáng kể, thể hiện qua các con số thống kê về tình hình, tăng trưởng, phát triển của DN. Cụ thể, DNNVV chiếm 97% trên tổng số DN trên địa bàn, tạo ra khoảng 60% việc làm cho người lao động, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của thành

phố” [24]. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực, ngành nghề đã đề cập ở mục 2.2.5.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được rằng, đối tượng nộp thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội đối với DNNVV chủ yếu là kinh doanh, buôn bán và sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ, chiếm tỷ trọng lớn, đa số là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn vốn không lớn và vẫn còn nhiều hạn chế về công nghệ, trình độ quản lý và chất lượng lao động vẫn còn thấp.

Tóm lại, nhà nước cần nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các lĩnh vực, ngành nghề khác để các DN phát triển tốt hơn, thu hút các cá nhân bỏ vốn đầu tư, mở rộng phạm vi đối tượng nộp thuế trên địa bàn Hà Nội đối với DNVVN để tăng nguồn thu NSNN, phát triển đồng bộ là ngành kinh tế khác. Thành phố Hà Nội được coi là đầu tàu của quốc gia trong các mặt về kinh tế nói riêng và văn hóa, chính trị - xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu 851 pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội hiện nay (Trang 48 - 49)