Cầu 12
4.3.2.1. Các giải pháp nhằm tăng doanh thu
a, Tăng cường đấu thầu, kí kết hợp đồng thi công các công trình có quy mô, giá trị lớn
Doanh thu của Công ty chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh chính là tham gia thi công các công trình cầu, đường, các dự án hạ tầng gia thông đường bộ, đường thuỷ. Ngoài ra Công ty cũng có cũng cấp dịch vụ tư vấn, thi công xây dựng cho các đơn vị khác.
Đối với hoạt động thi công, xây lắp công trình, việc nhận đấu thầu các hạng mục có giá trị lớn sẽ mang lại doanh thu cao hơn. Để tăng cường nhận các công trình lớn, Công ty cần phải luôn chủ động cập nhật các thông tin về những dự án mới, nâng cao khả năng tài chính để sẵn sàng đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu tham gia dự thầu khi cần thiết. Tuy nhiên vấn đề này một phần cũng phụ thuộc vào quy hoạch cơ sở hạ tầng của các Bộ, ban ngành. Do đó, thay vì thụ động chờ quyết dịnh từ các cấp trên, Công ty có thể linh hoạt, chủ động tìm kiếm thị trường mới bằng cách mở rộng quy mô sang các thị trường các nước khu vực lân cận như Lào, Campuchia,...
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan, trong ba năm gần đây Công ty đã không còn
b, Giảm thiểu bớt các khoản giảm trừ doanh thu
Khoản giảm trừ doanh thu của Công ty đến từ chênh lệch do mua thừa nguyên vật liệu hoặc mua với giá đắt hơn giá thầu. Do đó để giảm thiểu được khoản mục này Công ty cần có các bộ phận chuyên môn phụ trách việc lên kế hoạch cụ thể cho các dự án sắp tới của Công ty. Trong đó quan trọng nhất là dự trù về khối lượng nguyên vật liệu đầu vào. Để nâng cao độ chính xác cho công tác này, các bộ phận chuyên trách cần nắm rõ về kết cấu, quy mô của từng hạng mục và đặc điểm của những loại nguyên vật liệu cần sử dụng cũng như phương pháp thi công. Có thể với mỗi phương pháp thi công khác nhau, tỷ trọng mỗi loại nguyên vật liệu sẽ khác nhau hay trong cùng một hạng mục, với từng loại vật liệu khác nhau thì khối luợng cần thiết cũng khác nhau,. Ngoài ra cũng cần tham khảo thêm các dự báo về xu hướng kinh tế trong tương lai để có thể chủ động hơn trước những thay đổi của thị trường, giảm thiểu rủi ro về giá. Đồng thời tích cực tìm kiếm những nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, xây dựng và duy trì mối quan hệ bạn hàng lâu dài với các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu uy tín. Đối với các đối tác lâu năm có thể chủ động đàm phán, đề nghị ký kết các giao ước, thoả thuận về chế độ ưu đãi, chiết khấu hoặc cam kết không tăng giá,.
c, Tăng cường hợp tác với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước
Bằng việc kí kết các thoả thuận hay cam kết hợp tác lâu dài với các nhà đầu tư, Công ty sẽ dễ dàng tiếp cận với các cơ hội việc làm hơn. Khi nhà đầu tư triển khai dự án mới, Công ty sẽ nhận được thông tin sớm hơn và đầy đủ, chi tiết hơn. Đồng thời cũng sẽ có vị thế ưu tiên hơn khi tham gia dự thầu. Thậm chí còn có thể kí kết thoả thuận hợp tác độc quyền, có nghĩa là Công ty sẽ chịu trách nhiệm thi công đối với tất cả các dự án trong lĩnh vực có liên quan của nhà đầu tư. Bên cạnh đó Công ty cũng cần phát triển quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xây dựng như bất động sản, nghỉ dưỡng. Việc làm này sẽ giúp Công ty chủ động và có ưu thế hơn khi các doanh nghiệp này có nhu cầu hợp tác xây dựng để triển khai dự án mới.
Như đã trình bày ở trên, Công ty có thể mở rộng phạm vi hoạt động sang các thị trường nước ngoài. Để làm được việc này, một trong những hướng đi đơn giản nhất cho Công ty là tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, phối hợp thi công các công trình, hạng mục ở quốc gia khác. Đây sẽ là tiền đề để Công ty tạo lập thương hiệu, ghi dấu ấn trên thị trường khu vực cũng như toàn thế giới , từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế.
d, Tăng cường các hoạt động đầu tư tài chính
Như đã tìm hiểu ở phần 4.2, nguồn thu từ hoạt động tài chính duy nhất của Công ty là đến từ lãi tiền gửi và lãi cho vay. Đây là những hoạt động đầu tư khá an toàn tuy nhiên mức lãi suất lại thấp nên doanh thu từ những hoạt động này sẽ không được cao. Do đó Công ty có thể mở rộng thêm phạm vi hoạt động đầu tư tài chính của mình sang một số hình thức khác như đầu tư chứng khoán, đầu tư ngắn hạn, dài hạn vào các lĩnh vực khác hoặc góp cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp,... Lĩnh vực hoạt động của Công ty là ngành xây dựng, mang tính đặc thù và không có những hoạt động kinh doanh thương mại thông thường. Vì thế Công ty có thể xem xét sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư thêm vào những lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề chính của mình như bất động sản, nghỉ dưỡng,. Càng đa dạng hoá các hình thức đầu tư, cơ hội gia tăng lợi nhuận của Công ty càng lớn. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo các hoạt động đầu tư vào một lĩnh
vực phải được chuẩn bị, tìm hiểu và tính toán kĩ lưỡng tránh để rơi vào tình trạng thua lỗ.
e, Tận dụng các nguồn doanh thu khác
Doanh thu khác đến từ các hoạt động không thường xuyên của doanh nghiệp và không nhất thiết đòi hỏi Công ty phải có chuyên môn để tạo ra bộ phận doanh thu. Đối với Công ty CP Cầu 12, doanh thu đến từ những hoạt động hết sức đơn giản như thanh lý phế liệu, bán bê tông tươi,... Có thể trong quá trình hoạt động của mình có rất nhiều những hoạt động như vậy phát sinh, giúp đem lại thu nhập cho Công ty. Công ty nên linh hoạt và chủ động nắm bắt những hoạt động có thể đem lại thu nhập để tận dụng chúng một cách tối đa.
f, Nâng cao uy tín, vị thế của Công ty
Uy tín cũng như vị thế của Công ty trong ngành xây dựng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung là vô cùng quan trọng. Các Công ty có uy tín, vị thế vững chắc trên thị trường sẽ luôn được nhà đầu tư ưu tiên, tin tưởng hợp tác. Thêm nữa một khi đã hợp tác thành công, Công ty thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao và uy tín trong làm ăn của mình sẽ là cơ sở cho những lần hợp tác tiếp theo cũng như phát triển quan hệ đối tác lâu dài. Điều này sẽ giúp Công ty giảm thiểu được rất nhiều công sức trong công tác đấu thầu. Đặt trong bối cảnh trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp khác cùng cạnh tranh, việc xây dựng được tên tuổi, hình ảnh của mình còn giúp Công ty nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, tạo ưu thế khi tham gia dự thầu cùng các doanh nghiệp khác.
Để làm được điều này Công ty cần tập trung hoàn thành, đảm bảo chất lượng các dự án đang tham gia thi công, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các rủi ro như tai nạn lao động, tranh chấp,...Cụ thể trong quá trình thi công cần đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, an toàn lao động, tuân thủ các quy định của chính quyền địa phương và sẵn sàng hợp tác khi có yêu cầu và tránh gây phiền phức đến cộng đồng dân cư ở các khu vực lân cận. Công ty cần hoạch định kế hoạch, phương hướng triển khai cụ thể đối với từng công trình để đảm bảo việc tiến độ công trình. Đồng thời cũng cần nỗ lực tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, giảm thiểu tối đa các thủ tục cho bên đối tác và tăng cường quảng bá hình ảnh Công ty.
g, Chủ động nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đấu thầu hay kí kết các hợp đồng xây dựng của Công ty. Việc nắm bắt tình hình các đối thủ cạnh tranh giúp ích rất nhiều cho Công ty. Ban lãnh đạo Công ty cần tìm hiểu về định hướng hoạt động cũng như những điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh để có thể chủ động điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp, khắc phục những điểm còn yếu thế. Đồng thời cũng cần nắm bắt những hạn chế, điểm yếu của các công ty đối thủ, từ đó tập trung phát triển các thế mạnh của mình, tạo nên lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu với các doanh nghiệp khác.
4.3.2.2. Các giải pháp nhằm giảm chi phí a, Giảm giá vốn hàng bán
Để giảm thiểu giá vốn hàng bán, Công ty cần tìm cách làm giảm các chi phí đầu vào như CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung,...
Trước tiên, để giảm thiểu CP NVL trực tiếp cán bộ nhân viên phụ trách mảng này cần cập nhật và nhạy bén với thị trường để nắm bắt được nhanh và chính xác nhất những sự thay đổi trong giá cả thị trường. Chẳng hạn khi giá NVL đang ở mức thấp và dự báo có thể tăng trong thời gian tới, Công ty có thể thực hiện dự trữ NVL trước để phòng tránh rủi ro về giá. Đồng thời Công ty cũng cần tham khảo, tìm hiểu kĩ lưỡng để lựa chọn được các nhà cung cấp uy tín với mức giá hợp lý, tăng cường thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác cung cấp các yếu tố đầu vào để có thể được hưởng những ưu đãi nhất định. Công ty cũng cần nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên trách trong công tác đánh giá định mức NVL để nâng cao độ chính xác khi mua sắm và sử dụng.
Đối với tình hình cụ thể của Công ty hiện nay, tại công trình “Nút giao tuyến tránh TP Thanh Hoá và đại lộ Lê Lợi”, “Dự án M2, Cần Thơ” và một số công trình khác mới được triển khai trong năm 2018, ban quản lý cần xây dựng lại định mức tiêu hao NVL cho phù hợp, tránh dư thừa, lãng phí. Đồng thời tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên vật liệu với mức giá hợp lý hơn.
Về CP nhân công trực tiếp, năm 2018 vừa qua đã thể hiện sự sa sút trong công tác quản lý nhân sự của Công ty. Ở các đội, công trình “Nút giao tuyến tránh TP Thanh Hoá và đại lộ Lê Lợi”, “Dự án M2, Cần Thơ” và một số công trình khác
mới được triển khai trong năm 2018, ban chỉ đạo công trình cần xem xét điều chỉnh nhân sự sao cho hợp lý. Những công việc đòi hỏi kĩ thuật chuyên môn cao cần phân công cho các công nhân có trình độ và kinh nghiệm để đảm bảo năng suất, tiến độ công việc cũng như tránh tình trạng phải sử dụng quá nhiều lao động chỉ cho một công việc gây lãng phí nguồn lực, gia tăng chi phí nhân công trực tiếp.
Về CP sản xuất chung, Công ty cần thực hiện tuyên truyền, nâng cao ý thức của người lao động trong việc sử dụng tiết kiệm, không lãng phí các yếu tố sản xuất khác như điện, nước, văn phòng phẩm. Bên cạnh đó, đối với các khoản như chi thuê máy móc, vật tư, thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển,... Công ty cũng cần nỗ lực tìm kiếm, tham khảo các nguồn cung cấp để lựa chọn được nguồn cung ứng với giá cả hợp lý nhất.
Ngoài ra, để quản lý tốt hơn chi phí ở các công trình, ban lãnh đạo cần tổ chức công tác thực tế, kiểm tra, giám sát thường xuyên, nắm bắt và cập nhật tình hình tại mỗi công trình, phòng ngừa tình trạng NVL bị thất thoát hay sử dụng với mục đích cá nhân.
b, Giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp
Tác động đến nhận thức của cán bộ công nhân viên là một trong những cách hiệu quả giúp Công ty giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp. Ban lãnh đạo Công ty có thể phát động các phong trào tiết kiệm như tiết kiệm điện, nước để bảo vệ môi trường, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,.. hoặc đưa ra những quy định xử phạt đối với những hành vi lãng phí. Với những khoản chi phí phát sinh ngoài doanh nghiệp và khó kiểm soát như công tác phí, Công ty cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ thông qua các hoá đơn, chứng từ có liên quan.
Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể cân nhắc điều chỉnh lại bộ máy hoạt động, thực hiện sát nhập, giảm trừ các phòng ban, các bộ phận không cần thiết, bố trí nhân sự tinh gọn, hợp lý với năng lực và thế mạnh của từng người để nâng cao hiệu quả làm việc đồng thời tránh tình trạng bộ máy công kềnh gây lãng phí chi phí quản lý.
c, Chủ động kiểm soát các khoản chi phí khác
Chi phí khác là những khoản chi bất thường và có thể không dự đoán được nên việc kiểm soát các khoản chi phí này là không hề dễ dàng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy muốn quản lý tốt khoản mục chi phí khác, Công ty cần chủ động
hơn trong việc theo dõi và dự báo các khoản chi có thể phát sinh và can thiệp kịp thời nếu có thể để giảm thiểu các khoản chi phí này. Cụ thể, một số khoản mục như chi tiền phạt thuế, tiền lãi nộp chậm bảo hiểm phát sinh hoàn toàn là do nguyên nhân đến từ phía Công ty. Ban lãnh đạo Công ty cần có kế hoạch phân bổ tài chính hợp lý để cân bằng giữa việc duy trì, phát triển hoạt động với việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội khác.
4.3.2.3. Các giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận
a, Nâng cao tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận doanh thu, mục tiêu mà Công ty cần phải hướng đến không chỉ đơn thuần là gia tăng doanh thu, lợi nhuận mà phải làm thế nào để tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều đó có nghĩa là các khoản mục chi phí phải được kiểm soát và cắt giảm nhiều nhất có thể, trong điều kiện vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Cụ thể, các khoản chi phí có ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ HĐKD như giá vốn hàng bán, chi phí QLDN, chi phí từ HĐTC cần được quản lý chặt chẽ và có hướng sử dụng hợp lý hơn. Theo đó, Công ty có thể tham khảo một số giải pháp nhằm làm giảm chi phí mà khoá luận đã đề xuất ở trên.
b, Nâng cao tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản
Như đã phân tích, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản của Công ty liên tục sụt giảm là do công tác quản lý tài sản chưa tốt, cụ thể là công tác quản lý, sử dụng TSCĐ và các khoản phải thu.
Đối với TSCĐ:
Với đặc thù của một Công ty trong ngành xây dựng, TSCĐ dùng trong hoạt động thi công của phần lớn là tài sản dài hạn với giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Do đó bộ phận kĩ thuật cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, nâng cấp máy móc, thiết bị. Đồng thời cũng cần nắm rõ và phổ biến đầy đủ đến người lao động các đặc điểm về nguyên lý hoạt động, công suất, định mức,... của máy móc để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt do giá trị các TSCĐ này rất lớn nên khi mua sắm cần được xem xét, tính toán kĩ lưỡng, đảm bảo tài sản phải phù hợp với nhu cầu, chất lượng và các chức năng đáp ứng được những yêu cầu kĩ thuật đặt ra đối với các công trình mà Công ty đang thực hiện thi công.
Đối với khoản phải thu:
Việc áp dụng các chính sách linh hoạt và thoải mái với các bên đối tác là cần thiết để duy trì quan hệ hợp tác, tuy nhiên công tác quản lý các khoản phải thu vẫn