Đặc điểm của logistics

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS đáp ỨNG yêu cầu CỦATHƯƠNG mại điện tử tại VIỆT NAM (Trang 26 - 28)

Logistics là một dịch vụ

Logistics là một hoạt động dịch vụ được cung cấp cho các doanh nghiệp hay cho khách hàng của doanh nghiệp bằng cách tập trung vào các yếu tố khác nhau và những yếu tố này chính là các bộ phận cấu thành nên chuỗi logistics.

Dịch vụ logistics trong các doanh nghiệp hầu hết luôn chú trọng đến các yếu tố quản trị nguyên vật liệu, lưu kho và phân phối vật chất. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể sẽ yêu cầu thêm các dịch vụ khác của logistics ngoài các yếu tố cơ bản như trên.

Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên ba khía cạnh chính là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống

Logistics sinh tồn là nền tảng để cho logistics hoạt động. Nó liên quan tới các nhu cầu cơ bản của con người xuất phát từ bản năng sinh tồn trong cuộc sống đồng thời đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người.

Logistics hoạt động phát triển các nhu cầu cơ bản của con người trong logistics sinh tồn thông qua việc liên kết với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất. Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi được chuyển đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Logistics hệ thống liên quan đến các nhân tố cần có cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguồn nhân lực, công nghệ, tài liệu kỹ thuật, cơ sở hạ tầng nhà xương,...

Như vậy, logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống có mối liên hệ

chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, khía cạnh này là nền tảng cho khía cạnh kia để từ đó tạo thành hệ thống logistics hoàn chỉnh.

Logistics hỗ trợ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp

Logistics có chức năng hỗ trợ toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản

phẩm đã ra khỏi doanh nghiệp và được phân phối đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc quản lý việc di chuyển, lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.

Logistics là sự phát triển cao hơn, hoàn chỉnh hơn của dịch vụ vận tải giao nhận

Với sự phát triển không ngừng, logistics đã khiến cho khái niệm giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng hóa. Nếu như trước kia, logistics chỉ đóng vai trò là đại lý, người được ủy thác thay mặt cho khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu,

lưu cước, chuẩn bị và đóng gói hàng,... thì bây giờ nó đã trở thành một chủ thể chính trong hoạt động giao nhận, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh và cung cấp

dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics, tức là họ phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận cho tới vận tải, cung ứng nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh, lưu kho và bảo quản hàng hóa, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, theo dõi, kiểm tra thông qua hệ thống thông tin điện tử,.

Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức

Trước đây, việc giao nhận hàng hóa phải chịu rủi ro mất hàng rất cao do chủ yếu hàng hóa là hàng lẻ được vận chuyển từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và phải chuyển tải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau như vậy thì người gửi hàng sẽ phải

ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau. Sang những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng container diễn ra đã tạo ra sự đảm bảo về an toàn cũng như độ tin cậy trong việc vận chuyển hàng hóa của ngành vận tải, đây chính là tiền đề cho vận tải đa phương thức ra đời và phát triển. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với MTO. Sau đó MTO sẽ có trách nhiệm thực hiện toàn

bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng từ chủ hàng cho tới khi giao hàng đến người nhận với một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên

chở trên thực tế. Như vậy, có thể nói MTO chính là người cung cấp dịch vụ logistics.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS đáp ỨNG yêu cầu CỦATHƯƠNG mại điện tử tại VIỆT NAM (Trang 26 - 28)